Luxury brands đã tạo content quyền lực trên mạng xã hội như thế nào?

18 Thg 11

Rất nhiều các thương hiệu lớn ngày nay đều dành nhiều thời gian, tiền bạc và công sức tạo các chiến dịch social media thú vị nhằm thu hút lượng doanh nghiệp, khách hàng mới. Trong cuộc chiến ấy, content sẽ là thứ vũ khí hiệu quả giúp nâng tầm chiến dịch. Nhưng liệu có bao nhiêu người trong chúng ta biết cách tạo ra các content "chất lượng nhất, quyền lực nhất" khiến bất kỳ ai cũng phải nhớ mãi, ấn tượng mãi trong suốt nhiều tháng, nhiều năm mãi về sau hay chưa? Và có quy tắc nào khi tạo các chiến lược social media cho luxury brand không? 

Điều gì tạo nên các content quyền lực trên mạng xã hội?

Một content chất lượng trên mạng xã hội về cơ bản sẽ phụ thuộc vào các yếu tố chính như hình ảnh, video, text... Chúng sẽ tạo ra các tác động to lớn dựa theo mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra, có thể là tăng độ nhận diện thương hiệu (brand awareness) hoặc phát triển cộng đồng người dùng. Một nội dung hay sẽ giúp doanh nghiệp kết nối với thị trường mục tiêu (target market), tăng tỉ lệ tương tác và chuyển đổi.

Làm thế nào để tạo nên các content chất lượng:

  • Tạo các story hấp dẫn với phần mở đầu, cao trào và kết thúc
  • Tính chân thực, nói về những con người thật, câu chuyện thật
  • Tạo orginal content, tập trung vào USP (điểm bán hàng độc nhất)
  • Sáng tạo trong nội dung cũng như cách tiếp cận với khán giả
  • Tạo các yếu tố hài hước, bất ngờ và các cảm xúc khác trong nội dung, tăng sự kết nối giữa khách hàng với thương hiệu
  • Dễ dàng chia sẻ và lan tỏa
  • Hữu ích, nhiều thông tin, duy trì tính kịp thời
  • Tạo nội dung chất lượng và giữ chúng ngắn gọn nhất có thể
  • Tạo sự tương tác bằng cách sử dụng các cuộc thăm dò ý kiến, đặt câu hỏi hỏi
  • Nội dung cần dễ hiểu, dễ đọc (nếu là video có thể làm subtitle)
  • Đăng bài thường xuyên, tần suất có thể một tuần/lần hoặc một lần/ngày, miễn sao tần suất và thời gian phù hợp với thương hiệu.
  • Post-live: tweet trực tiếp content, stories

Hãy nhớ rằng video và hình ảnh phải luôn ở định dạng chất lượng cao, bắt mắt và độc đáo để tạo ấn tượng cho khán giả. Ngoài ra, ngôn ngữ được sử dụng cần phù hợp và có tính kết nối với đối tượng khán giả hướng đến. Ví dụ, một thương hiệu chủ yếu nhắm vào thế hệ gen Z thì content cần giữ được tính chân thực, thu hút nhân khẩu học của các Zer.

>>>Có thể bạn quan tâm:

Chiến lược social media cho luxury brands có điểm gì khác biệt? 

Các khác hàng thuộc tầng lớp HNWIs và UHNWIs (là một khái niệm trong tầng lớp thượng lưu, dịch sát nghĩa là Các cá nhân có giá trị tài sản cao nhất) luôn bị thu hút bởi các dịch vụ, trải nghiệm được thiết kế riêng cho họ. Điều này có nghĩa là, bất kỳ content nào các luxury brand tạo ra để thu hút sự chú ý của họ cũng phải độc đáo (unique content). Đây là một trong điểm khác biệt cốt lõi giữa luxury social media content và social content được thiết kế cho thị trường đại chúng, hướng tới tất cả mọi người (mass-market).

Cá nhân hóa storytelling (marketing bằng cách kể chuyện) là cách một trong những cách tốt nhất để tạo trải nghiệm thú vị cho người dùng. Các luxury brand thường sử dụng storytelling archetypes (Câu chuyện nguyên mẫu, một dạng story điển hình về một người hoặc một sự vật nào đó, trở thành biểu tượng hoặc mô típ lặp lại trong văn học, nghệ thuật hoặc thần thoại. Để xác định thị trường mục tiêu phù hợp, từ đó tìm ra yếu tố tạo nên social media content chất lượng cho đối tượng khán giả cụ thể mà họ nhắm đến. Tạo nội dung độc đáo như thế này đòi hỏi rất nhiều thời gian và ngân sách. Và thường các thương hiệu mass-market thường không đủ khả năng hoặc không muốn hao tổn quá nhiều tiền bạc vào chiến lược như vậy.

Một điểm khác biệt nữa là mục tiêu mà các luxury brand hướng tới. Trong khi các thương hiệu thị trường đại chúng thường mong đạt doanh số bán hàng nhanh chóng từ việc chạy các chiến dịch social marketing, quảng cáo, ưu đãi... thì luxury brand lại muốn nâng cao nhận thức thương hiệu (brand awareness). Đó là lý do tại sao các luxury social media content thường tập trung nhiều hơn vào hình ảnh nghệ thuật và chất lượng sản xuất cao nhất.

Ảnh: jingdaily.com
>>>Có thể bạn quan tâm:

Các thương hiệu cao cấp đã tạo content như thế nào? 

Hãy xem ví dụ về Gucci. Thương hiệu thời trang cao cấp này đã gây ấn tượng trong tháng 8 vừa qua khi tạochiến dịch #GucciModelChallenge (tạm dịch: thử thách người mẫu Gucci). Theo đó, người dùng sẽ đăng tải video của mình trong những trang phục lớp chồng lớp có màu sắc/ họa tiết xung đột nhau được truyền cảm hứng bởi hãng.

Đoạn clip thử thách của Gucci đạt 12 triệu lượt xem và nhanh chóng trẻ nên viral. Thậm chí, Gucci đã tạo riêng một mục User-Generated Content videos (Nội dung do người dùng tạo hay nhất) trên trang của riêng họ, đánh dấu bước tiến mới trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu thông qua cộng đồng người dùng trên Tiktok.

Gucci là ví dụ tuyệt vời minh chứng cho việc, để tạo ra một content social media tốt đôi khi chỉ cần sự linh hoạt và tạo sự tương tác với cộng đồng khán giả. Đây là cách tốt nhất để kết nối với các follower, điều mà hầu hết các thương hiệu không thể mua được. Ngoài ra, thuê các influencer cũng là chiến lược không thể bỏ qua.

Hay như Prada - một fashion house đã khiến rất nhiều người hâm mộ phấn khích khi sử dụng content dạng Q&A, dùng nhiều ngôn ngữ khác nhau và post dưới dạng các bài viết tính phí để tạo đối thoại với người hâm mộ. Cuộc trò chuyện được tương tác trực tiếp với giám đốc sáng tạo của Prada là Miuccia Prada và Raf Simons. Người theo dõi có thể gửi câu hỏi của họ cho những huyền thoại trong ngành thời trang trên web Prada.

Cách làm này rất hiệu quả trong việc thu hút sự quan tâm của khán giả mới. Ngay cả những người có thể không quan tâm đến thương hiệu Prada thì vẫn muốn nghe những câu chuyện mà 2 CEO thành công của chia sẻ. Điều này cũng sẽ góp phần hấp dẫn các khách hàng tiềm năng mới trong tương lai.

Thương hiệu cần lưu ý điều gì khi tạo content?

Một chiến lược truyền thông chặt chẽ là yếu tố không thể xem nhẹ. Về cốt lõi, các marketer cần xác định nên đăng gì, đăng khi nào và đăng ở đâu cũng như xác định mục tiêu của chiến dịch.

Hãy nghĩ về mục tiêu kinh doanh mà thương hiệu muốn đạt được trong năm nay. Sau đó suy nghĩ xem liệu thương hiệu có gì thú vị và khác biệt. Kiểm tra xem đối thủ đã tạo các chiến dịch social media nào tốt nhất và học hỏi, tham khảo những ý tưởng content hay từ họ.

Sau khi quyết định đăng nội dung gì, chúng ta sẽ chuyển sang thời điểm và địa điểm. Các nhà tiếp thị có thể nghiên cứu thời gian đăng bài và lên lịch chúng bằng một số tools hữu ích như: Hootsuite, Sprout Social, Buffer, CoSchedule, Recur Post và Sendible.

Hãy đảm bảo điều chỉnh các bài đăng của mình phù hợp cho từng nền tảng - duy trì sự nhất quán giữa các nền tảng mạng xã hội để khách hàng có thể thấy thương hiệu của bạn liên tục.

Dưới đây là đặc điểm của một số nền tảng chính:

● Facebook: cộng đồng, chia sẻ nội dung, tương tác - mang tính cá nhân

● Twitter: tin tức nóng hổi, ​​hài hước, nội dung kịp thời

● LinkedIn: mạng lưới chuyên nghiệp, update tin tức doanh nghiệp...

● Instagram: hình ảnh, video sáng tạo, phong cách

● YouTube: nền tảng video, tập trung vào sở thích cụ thể của người dùng

● TikTok: video clip vui nhộn, ngắn, kết hợp âm nhạc và giải trí

Cuối cùng, hãy đảm bảo đo lường nội dung của bạn- xem nội dung nào hiệu quả, nội dung nào không và thời gian, ngày và khu vực địa điểm mà dễ tiếp cận khách hàng nhất.

Hải Yến - MarketingAI 

Theo Thedrum

>>>Có thể bạn quan tâm:
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.