L'oréal đã dành những gì cho chiến lược Marketing của Lancôme?

24 Thg 11

Nhắc tới L'oréal không thế không nhắc tới dòng sản phẩm cao cấp mà hãng đã tạo nên. Có thể nói Lancôme là dòng sản phẩm cao cấp của hãng để nhắm vào thị trường phân khúc tầm cao, nhằm...

Nhắc tới L'oréal không thế không nhắc tới dòng sản phẩm cao cấp mà hãng đã tạo nên. Có thể nói Lancôme là dòng sản phẩm cao cấp của hãng để nhắm vào thị trường phân khúc tầm cao, nhằm đối đầu với những sản phẩm thương hiệu khác. Có thể nói thương hiệu Lancôme là một thương hiệu khá "máu mặt" trên thị trường mỹ phẩm thế giới. Hãy cùng xem chiến lược Marketing của Lancôme là gì để đánh chiếm thị phần so với những thương hiệu khác trên thị trường.

Lancôme - dòng sản phẩm cao cấp của L'oréal

Lancôme là một công ty nước hoa sang trọng của Pháp chuyên về chăm sóc da, nước hoa và trang điểm. Công ty này hướng tới khách hàng cao cấp hơn và có thị phần thích hợp là một đứa con cưng của L'oréal. Lancôme là một phần của L'Oreal và các sản phẩm xuất khẩu quốc tế. Công ty này có các sản phẩm có giá cao và họ hướng tới các thành viên có thu nhập cao.

Công ty Lancôme được thành lập vào năm 1935 tại Pháp, ban đầu là một nhà nước hoa. Nước hoa Lancôme được sản xuất với sự kết hợp giữa Alain Astori, Annick Menardo, Daniela Roche-Andrier, Christian Biecher, Jacques Cavallier, Calice Becker, Pauline Zanoni, Maurice Roucel, Thierry Wasser. Lancôme đưa ra năm loại nước hoa đầu tiên vào năm 1935 tại triển lãm Quốc tế Brussels: Tendre Nuit, Bocages, Conquete, KypreTropiques. Petitjean thâm nhập vào thị trường dưỡng da cao cấp, ra mắt Nutrix, "kem phục hồi đa năng" đầu tiên của ông vào năm 1936, tiếp theo là đồ trang điểm, mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da. Lancôme đã được L'oreal mua lại vào năm 1964 và nhanh chóng trở thành một phần của phân nhóm sản phẩm cao cấp.

Chiến lược Marketing của Lancôme

Lancôme là gì? Chiến lược Marketing của mỹ phẩm Lancôme (Nguồn: nationaldiversityawards.co.uk)

Sau khi đạt được một lượng lớn thị phần trên thị trường Châu Âu và trở thành một công ty dẫn đầu trên thị trường, Lancôme biến mục tiêu thành Châu Á và Việt Nam trở thành một thị trường chiến lược. Chiến lược Marketing của Lancôme có những điểm rất đáng để học tập, chắc chắn để có được một thị phần lớn như hiện nay thì những chiến lược của hãng làm như thế nào?

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của MOI

Chiến lược Marketing của Lancôme xâm chiếm thị trường

Giá cả định vị cao

Các sản phẩm của Lancôme rất thích hợp và chúng được nhắm tới những người dùng ở cấp cao hơn của xã hội. Họ có giá rất cao để sản phẩm của họ chỉ có sẵn cho các khách hàng mục tiêu mà thôi. Mặc dù chúng có giá rất cao, nhưng chúng cũng được linh hoạt thay đổi để khách hàng có thể chọn các sản phẩm theo thu nhập của khách hàng. Chiến lược Marketing của Lancôme đánh về giá trị cao với từng sản phẩm, vì việc khách hàng là những người ở tầng lớp thượng lưu, và hãng đã tự định vị mình là một "luxury brand" cho nên việc định giá vậy là một chiến lược khôn ngoan của thương hiệu đến từ Pháp.

Chiến lược Marketing của Lancôme Giá cả định vị cao

Chiến lược giá của Lancôme nằm trong chiến lược marketing của L’ORÉAL (Nguồn: iPrice)

Sản phẩm của Lancôme nằm trong khu vực Premium, cho nên hãng tập trung đánh vào yếu tố sản phẩm chất lượng để đưa ra giá cả hợp lý nhất cho khách hàng. Hơn thế nữa, khách hàng mục tiêu của hãng chủ yếu là phụ nữ, theo tâm lý phụ nữ có xu hướng quan tâm đến giá trị sản phẩm hơn những yếu tố mà sản phẩm mang tới đối với họ. Vì Lancôme là một hãng tập trung vào phân khúc tầm cao, cho nên việc định giá sản phẩm cao hơn ngay từ khi ra mắt đã là điểm để hãng ghi dấu ấn vào tâm trí khách hàng. Đây là một chiến lược táo bạo của hãng, ngay từ khi ra mắt, nhưng nó lại là một chiến lược Marketing của Lancôme đạt được rất nhiều thành công.

Chiến lược phân phối độc quyền

Công ty Lancôme đang cố gắng làm cho sự hiện diện của nó ở hầu hết các khu vực mà hãng coi đó là thị trường tiềm năng để phát triển.  Là một công ty nhắm vào các đầu cao hơn của xã hội, thương hiệu Lancôme đã đặt chiến lược cho các cửa hàng của mình ở những khu vực có tỷ lệ khách hàng đang sống là tầng lớp thượng lưu. Hầu hết các sản phẩm của Lancôme đều có tại các siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng mỹ phẩm cao cấp tại những thị trường mà hãng tập trung nhắm đến.

chiến lược Marketing của Lancôme- Phân phối độc quyền

Chiến lược phân phối của Lancôme (Nguồn: Parkson)

Tại Viẹt Nam, công ty L'oréal là nhà phân phối chính của Lancôme tại Việt Nam. Chiến lược kênh của hãng là sử dụng phân phối độc quyền, giúp tăng cường hình ảnh của Lancôme và cho phép nhận diện cao hơn trên thị trường. Chiến lược Marketing của Lancôme về phân phối tại Việt Nam thông qua chuỗi cửa hàng tại trung tâm thương mại Parkson. Lancôme có 4 cửa hàng ở thành phố Hồ Chí Minh, và 2 cửa hàng ở Hà Nội là những thành phố lớn tại Việt Nam, hơn thế những nơi này có tỷ lệ thu nhập cao hơn so với những thành phố còn lại. Việc Lancôme chọn Parkson cũng là một nước đi đầy thông minh của hãng, khi Parkson là một địa điểm bán đồ sang trọng và chính hãng, dành cho những người có thu nhập cao. Chính bởi chiến lược Marketing phân phối độc quyền giúp cho hình ảnh của Lancôme được "bảo toàn" nhất trên thị trường. Chính vì thế khách hàng có thể yên tâm với những địa điểm mà hãng đặt kênh phân phối, tất nhiên đây là một chiến lược rất thành công tại thị trường Việt Nam và ở những thị trường khác mà hãng nhắm đến.

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của ColourPop

Chiến lược truyền thông tiếp thị mạnh tay

Chiến lược Marketing của Lancôme lựa chọn những tạp chí nổi tiếng làm phương tiện truyền thông chính cho mình. Về sử dụng tạp chí, thương hiệu cao cấp này là chọn những tạp chí nổi tiếng nhất, đắt tiền và có những nội dung phù hợp với những điểm mà Lancôme muốn truyền tải tới khách hàng. Thoe những nghiên cứu gần đây, hãng đã lựa chọn 3 tạp chí nổi tiếng và có những độc giả phù hợp với phân khúc mà hãng nhắm tới là những phụ nữ có độ tuổi trung bình là 27 tuổi, đó là những tạp chí:

  • Elle
  • Her World
  • Heritage Fashion
Chiến lược Marketing của Lancôme truyền thông tiếp thị mạnh tay

Chiến lược xúc tiến của Lancôme (Nguồn: Elle)

Ngoài tạp chí hãng còn sử dụng quảng cáo trên những màn hình LCD trong chiến lược Marketing của Lancôme. Video của sản phẩm sẽ được xuất hiện trên màn hình LCD của các cửa hàng, trung tâm thương mại lớn, đặt trong thang máy hay hội trường. Chính bởi sự bao phủ từ tạp chí tới những cách đặt quảng cáo ở những nơi đông người thì đây là nước đi hoàn toàn đúng đắn khi so sánh với những phương thức quảng cáo truyền thống.

Facebook là sự lựa chọn đầu tiên mà hãng muốn triển khai trên mạng xã hội, trên thực tế Facebook là mạng xã hội tương thích ở nhiều quốc gia. Hơn hết người dùng Facebook sẽ dễ tiếp nhận thông tin hơn so với các mạng xã hội khác như Twitter hay Instagram. Với fanpage của Lancôme trên facebook hãng thu về 10 triệu lượt like với lượng tương tác khá cao.

Chiến lược Marketing của Lancôme truyền thông tiếp thị fb

Ví dụ về chiến lược marketing toàn cầu của Lancôme (Nguồn: Facebook)

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của L’ORÉAL

Kết luận

Mặc dù phải đối mặt với nhiều thương hiệu cao cấp mỹ phẩm khác trên thị trường, nhưng với sự hậu thuẫn đến từ L'oréal thì ngay từ khi ra mắt thị trường hãng đã gây được tiếng vang rất lớn trên thị trường. Có thể nói tên tuổi Lancôme là một thương hiệu cao cấp, đây chính là điều mà hãng mong muốn từ khi ra mắt cho đến giờ. Chắc chắn một điều rằng, với những điều mà L'oréal ưu tiên dành cho chiến lược Marketing của Lancôme thì hãng sẽ còn phát triển nữa và vẫn trở thành đế chế mạnh mẽ trong ngành mỹ phẩm thế giới.

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.