Lập biểu đồ cho con đường phục hồi du lịch ở Châu Á: Insights chi tiết và công cụ mới nhất cần quan tâm

31 Thg 12

Mặc dù trong 2 tháng qua, ngành Du lịch đã chứng kiến một vài tia hy vọng nhỏ nhoi về một sự trở lại của đường bay quốc tế giữa các quốc gia, nhưng cuối cùng thì chúng ta vẫn chưa thể nhìn thấy “bong bóng du lịch” được mở ra cho các quốc gia trong khu vực Châu Á vào cuối năm này. Hiện tại, các Chính phủ vẫn đang rất thận trọng trong việc mở cửa biên giới và hành vi của các khách du lịch vẫn sẽ tiếp tục phát triển dựa trên những gì có thể làm được và những gì đảm bảo an toàn cho họ. 

Để tồn tại được trong ngành công nghiệp Du lịch đầy biến động ngày nay, các công ty phải nắm bắt được xu hướng nhu cầu trong tầm tay, cũng như các thông tin cập nhật liên tục về sở thích tìm kiếm ở thời điểm hiện tại cho các điểm đến và khách sạn trên khắp thế giới.

Trong phần thứ hai của loạt bài chia sẻ về con đường phục hồi du lịch tại APAC, chúng tôi đã khám phá ra những phát hiện mới nhất của mình, cách các thương hiệu có thể tận dụng nhu cầu phục hồi bằng cách sử dụng Travel Insights và chọn ra ba bài học để giúp bạn tương tác với khách du lịch theo cách có ý nghĩa và hiệu quả nhất.

*Đôi nét về khái niệm bong bóng du lịch (travel bubble): còn được gọi là hành lang du lịch (travel corridor) hoặc hành lang corona - là một thỏa thuận độc quyền giữa các quốc gia hoặc địa phương khá thành công trong việc ngăn chặn đại dịch COVID-19 trong nước. Với thỏa thuận này, người dân 2 nước có thể đi lại tự do qua nhau mà không cần phải cách ly nhập cảnh. 

Khi các hạn chế được nới lỏng, mong muốn đi du lịch của mọi người ngày càng tăng

Trong các cuộc khảo sát người tiêu dùng mới nhất, Google nhận thấy rằng ý định đi du lịch của người dùng gia tăng trong 6 tháng tới.  Cụ thể, so với mức thống kê vào tháng 6, thị trường Úc ghi nhận mức tăng lớn nhất về ý định đi du lịch (+13%), tiếp theo là Việt Nam (+9%) và New Zealand (+5%).

Ý định đi du lịch của khách du lịch APAC tăng trong nửa cuối năm 2020

Ý định đi du lịch của khách du lịch APAC tăng trong nửa cuối năm 2020

Nhu cầu du lịch bị dồn nén bấy lâu nay đã bùng phát trở lại khi bong bóng du lịch hai chiều - tuyến du lịch không có kiểm dịch - giữa Singapore và Hồng Kông được công bố vào tháng 10. Nghiên cứu từ Travel Insights cho biết nhu cầu tìm kiếm của các thương hiệu tăng 200% sau khi tin tức về bong bóng du lịch được tung ra và vé đã bán hết trong vòng 24 giờ.

“Nạn đói du lịch” quốc tế vẫn còn đang diễn ra rất mạnh mẽ và du khách nói rằng họ sẵn sàng rút hầu bao ra để đi chơi dù giá vé máy bay đã tăng lên 40%. Các tổ chức du lịch sẽ phụ thuộc vào thị trường khai thác đầy tiềm năng này bằng những insights và chiến lược dựa trên dữ liệu nhằm xây dựng lại niềm tin của người tiêu dùng đối với du lịch.

1. Hành động nhanh chóng để biến những thay đổi quy định thành cơ hội

Các thỏa thuận xoay quanh việc mở lại đường bay quốc tế vẫn chưa có quyết định cuối cùng, do sự chậm trễ gần đây trong việc áp dụng thỏa thuận bong bóng du lịch ở tuyến hàng không Singapore-Hồng Kông và sự cố trong hành lang du lịch Úc-New Zealand.

Tuy nhiên, khi mà du lịch quốc tế vẫn đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn, thì vẫn có một số sự thật chắc chắn mà các thương hiệu có thể khai thác trên khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương, chẳng hạn như sự phát triển của du lịch nội địa đã tạo ra cơ hội giúp mọi người khám phá (lại) quê hương của họ.

Điều này được minh chứng trong ví dụ dưới đây. Nhằm giúp mọi người có cơ hội khám phá nhiều hơn về đất nước quê hương mình, ezTravel, một đại lý du lịch trực tuyến tại Đài Loan đã sử dụng tới tính năng đặt giá thầu tự động của Quảng cáo khách sạn (Hotel Ads) trên Google để khai thác tối đa sự gia tăng trong ý định đi du lịch nội địa của người dân nước này. Dịch vụ này sẽ nhắm mục tiêu đến những người đang tìm kiếm khách sạn ở Đài Loan: nếu khách sạn được liệt kê trên ezTravel, người dùng sẽ thấy được quảng cáo của đại lý này.

Cách ezTravel tận dụng lợi thế ngày càng tăng của Đài Loan đối với du lịch nội địa

Cách ezTravel tận dụng lợi thế ngày càng tăng của Đài Loan đối với du lịch nội địa

Mẹo nhanh: Trong một thị trường bất ổn như hiện nay, sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt các thời cơ chính là chìa khóa. Hãy chủ động với mọi tình huống thông qua việc theo dõi các thay đổi về nhu cầu thị trường trên Travel Insights. Xây dựng chiến lược marketing để đáp ứng nhu cầu và tạo ra các nguồn thông tin hữu ích dựa trên nhu cầu của khách du lịch. Sử dụng các chiến lược nhắm đối tượng mục tiêu của Google để thu hút khách hàng mới hoặc tạo traffic hiệu quả, đồng thời chạy thử nghiệm và kiểm tra kết quả với một chiến dịch nhỏ hơn trước khi chính thức mở rộng quy mô.

2. Xây dựng thương hiệu ngay hôm nay để đem lại hiệu quả lâu dài

Người tiêu dùng có thể háo hức với những cuộc phiêu lưu mới, nhưng họ vẫn đặt tiêu chí an toàn và vệ sinh lên hàng đầu.

Chính vì thế, các đại lý du lịch có thể trực tiếp giải quyết các mối lo ngại này của khách hàng và khuyến khích họ đặt chỗ thông qua các chứng nhận an toàn và vệ sinh mà thương hiệu đã đạt được. Danh hiệu Lưu trú an toàn của Traveloka dành cho các khách sạn đã đạt được chứng nhận vệ sinh dịch tễ, ví dụ như Chứng nhận SGClean, lan tỏa một thông điệp rõ ràng đến du khách, đó là những khách sạn này có tiêu chuẩn vệ sinh cao giúp du khách yên tâm khi đặt phòng.

Ngoài việc cung cấp các biện pháp bảo vệ an toàn và thông tin hữu ích, khởi chạy các chiến dịch thương hiệu an toàn là một cách khác để tăng cường khả năng cân nhắc thương hiệu (brand consideration) trong tương lai. Ví dụ: trong bối cảnh Scoot phải giảm số chuyến bay vì tình hình phức tạp của COVID-19, hãng hàng không có trụ sở tại Singapore này đã quyết định thực hiện chiến dịch Du lịch An toàn (Safe Travels) như một cách để trấn an công chúng về các biện pháp mà thương hiệu đang thực hiện để giữ an toàn cho khách du lịch.

Xây dựng thương hiệu ngay hôm nay để đem lại hiệu quả lâu dài

“Trong bối cảnh mà rõ ràng việc hạn chế đi lại giữa các nước sẽ phải kéo dài, thì điều quan trọng nhất đối với chúng tôi đó là phải duy trì được sự hiện diện thương hiệu trên thị trường ngay cả khi du lịch ngày càng trở thành một khái niệm “xa xỉ” trong tâm trí khách hàng. Chúng tôi cho rằng, một chiến dịch như “Safe Travels” có thể giúp Scoot luôn là tâm điểm của các khách du lịch tiềm năng trong tương lai, và mang lại cho họ sự tự tin khi bay cùng chúng tôi trong thời điểm ngành đã phục hồi trở lại.”

Mẹo nhanh: Bên cạnh việc thay đổi các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về sự an toàn, các công ty du lịch nên suy nghĩ về việc lên ý tưởng và khởi chạy các chiến dịch thương hiệu an toàn để thu hút khách du lịch cho tương lai khi ngành phục hồi trở lại. Đo lường kết quả của chiến dịch bằng cách sử dụng Khảo sát Brand Lift của Google (Khảo sát do Google thực hiện giúp nhà quảng cáo đo lường tác động của chiến dịch quảng cáo Google đến thương hiệu của nhà quảng cáo) hoặc thậm chí là sử dụng tới Google Surveys 360 trên danh sách video tiếp thị lại để hiểu được cảm nhận của người tiêu dùng về chiến dịch thương hiệu của bạn.

3. Tiếp tục khơi dậy niềm tin của người tiêu dùng

Hơn 1/5 khách du lịch ở các nước trong khu vực Châu Á đang cân nhắc đến việc đi du lịch quốc tế trong năm tới, ngoại trừ Nhật Bản. Điều đó cho thấy một dấu hiệu khả quan về sự phục hồi của ngành này sau khi các lệnh hạn chế đi lại được dỡ bỏ.

Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn muốn các khách sạn, nơi lưu trú chuẩn bị sẵn sàng những biện pháp bảo vệ phòng ngừa nếu chẳng may tình trạng trở nên xấu đi và lệnh phong tỏa, cách ly lại được áp đặt trở lại. Nghiên cứu cho thấy, tính trên toàn khu vực Châu Á, số lượng khách du lịch cho rằng các chính sách cho phép hủy đặt phòng linh hoạt là 1 trong 3 yếu tố cân nhắc chính của họ khi đặt phòng đạt tỷ lệ đáng kinh ngạc. Đáng chú ý là có đến 48% người Hồng Kông và 44% người Úc đồng ý với quan điểm này. Điều này khiến cho tiêu chí trên trở thành một điều bắt buộc đối với các hãng hàng không, khách sạn và đại lý du lịch có hy vọng phục hồi trong tương lai gần nhất.

Khách du lịch ở các quốc gia Châu Á cho rằng chính sách hủy đặt phòng linh hoạt là 1 trong 3 yếu tố cân nhắc hàng đầu khi họ đi du lịch: 

Khách du lịch ở các quốc gia Châu Á cho rằng chính sách hủy đặt phòng linh hoạt là 1 trong 3 yếu tố cân nhắc hàng đầu khi họ đi du lịch: 

Chính sách hủy đặt phòng không nhất thiết bị coi là một tình huống được-mất. Đặt chỗ linh hoạt sẽ thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Trong khi đó, các tính năng như chiến lược đặt giá thầu phí hoa hồng (mỗi lượt lưu trú) cho Quảng cáo khách sạn của Google sẽ chỉ tính phí của nơi lưu trú nếu như du khách quyết định đặt phòng.

* Phí hoa hồng (mỗi lượt lưu trú) (trước đây là GHACP – Chương trình Phí hoa hồng Google Quảng cáo khách sạn, còn được gọi là Phí mỗi lượt lưu trú) là một chiến lược đặt giá thầu cho Chiến dịch khách sạn. Chiến lược đặt giá thầu này cho phép đối tác chỉ thanh toán khi khách thực sự lưu trú, giúp đối tác tránh được rủi ro khi khách hủy phòng.

Khách du lịch ở các quốc gia Châu Á cho rằng chính sách hủy đặt phòng linh hoạt là 1 trong 3 yếu tố cân nhắc hàng đầu khi họ đi du lịch: 

Trả tiền cho mỗi lần lưu trú giúp giảm thiểu những rủi ro mà chúng tôi có nguy cơ gặp phải trong thời điểm không chắc chắn như hiện nay. Vì Google đã giúp “gánh” hộ chúng tôi những rủi ro có thể gặp phải về việc đặt phòng và hủy phòng nên Agoda đã có thời gian để tìm ra những cơ hội mới, bổ sung cho các công cụ nội bộ hiện có của mình.”

Mẹo nhanh: Việc kết hợp chiến lược trả tiền cho mỗi lần lưu trú và dữ liệu nghiên cứu khách hàng, cũng như các xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ trên thị trường sẽ giúp các công ty du lịch có được vị trí đặt quảng cáo phù hợp, góp phần tiếp cận đến những phân khúc khách hàng chưa từng được khám phá trước đây, với tỷ lệ rủi ro thấp. Đừng quên gửi gắm tới mọi người các dịch vụ linh hoạt này trong thông điệp marketing để nhấn mạnh vào sự khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ cung cấp, góp phần thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.

Có thể thấy rằng, nhu cầu đi du lịch của người dân vẫn đang còn chứ không hề mất đi. Điều đó được thể hiện trong các hành vi thích ứng với hoàn cảnh của người tiêu dùng - từ việc tìm kiếm các chuyến đi trong nước cho đến các chuyến đi quốc tế, cho đến việc đặt sự an toàn lên hàng đầu và coi trọng tính linh hoạt trong quá trình đặt phòng,... Để đáp ứng được các nhu cầu luôn biến chuyển của người tiêu dùng, các công ty du lịch luôn cần phải trong thế chủ động và nhanh nhẹn nhất có thể.

Đó là lý do tại sao Google đã xây dựng công cụ Travel Insights tự phục vụ . Bao gồm:

  • Thông tin chi tiết về Điểm đến: Tìm hiểu nhu cầu du lịch đang thay đổi như thế nào và năm nay so với nhu cầu các năm trước như thế nào
  • Thông tin chi tiết về khách sạn: Tìm hiểu nơi mà sự quan tâm đối với khách sạn và khu vực của bạn hiện đang cao nhất, khám phá xu hướng đặt phòng và tìm hiểu về các công cụ kỹ thuật số mà bạn có thể sử dụng để thu hút khách mới và khám phá doanh nghiệp của mình.

Các dữ liệu trên đây đều được tổng hợp ẩn danh từ những nguồn nhu cầu đáng tin cậy, dựa trên cơ sở các tìm kiếm trong thời gian thực của Google, cho phép bạn tự tin hoạch định chiến lược marketing của mình. Quan trọng nhất, nó sẽ giúp bạn điều chỉnh chiến lược marketing một cách nhanh chóng khi thị trường thay đổi.

Khách du lịch ở các quốc gia Châu Á cho rằng chính sách hủy đặt phòng linh hoạt là 1 trong 3 yếu tố cân nhắc hàng đầu khi họ đi du lịch: "Travel Insights là một công cụ dễ sử dụng và hữu ích cho các bên liên quan đến du lịch để hiểu rõ và kịp thời hơn về các xu hướng du lịch và nhu cầu của người tiêu dùng. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ trao quyền nhiều hơn cho các quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu và thúc đẩy sự đổi mới, cho phép các doanh nghiệp hình dung lại các dịch vụ của họ và vươn lên mạnh mẽ hơn. "

Tô Linh - MarketingAI

Theo ThinkwithGoogle

>> Có thể bạn quan tâm: Các thương hiệu du lịch nên làm gì để xây dựng niềm tin cho khách hàng trong mùa dịch?

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.