Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều sự gián đoạn lớn về nhu cầu tiêu dùng cũng như hoạt động cung ứng trên toàn thế giới. Trong tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực để thích ứng và tìm kiếm các cách thức tăng trưởng mới. Thực hiện tự động hóa tiếp thị giúp các quyết định về truyền thông và marketing trở nên dễ dàng hơn, cho phép doanh nghiệp tận dụng dữ liệu có sẵn và tìm kiếm cơ hội phát triển mới.
Ranh giới giữa kênh bán hàng online và offline đang dần bị xóa bỏ trong những năm gần đây. Quá trình mua sắm phức tạp và quanh co của người tiêu dùng ngày nay chỉ làm phức tạp thêm những định nghĩa này.
Liệu một ly cà phê được thanh toán qua ứng dụng nhưng được lấy từ quầy có được tính là một “chuyển đổi trên thiết bị di động” không? Làm thế nào để chúng ta phân biệt rõ được các sản phẩm được mua trực tuyến nhưng được nhận trực tiếp ở cửa hàng? Các định nghĩa cứng nhắc, cấu trúc tổ chức và tư duy lỗi thời khiến chúng ta khó thể hiểu được những trải nghiệm mới của người tiêu dùng về những gì họ đang thực hiện.
Bằng các chiến lược nhanh nhạy, từ quảng cáo đến cung cấp sản phẩm, từ dịch vụ khách hàng đến trải nghiệm tại điểm bán, Marketing có thể thúc đẩy sự chuyển đổi kinh doanh cần thiết để đáp ứng nhu cầu năng động của người tiêu dùng. Và thông qua sự chuyển đổi đó, các doanh nghiệp có thể thúc đẩy kết quả, đồng thời tăng khả năng phục hồi của tổ chức để sẵn sàng cho những tình huống bất ngờ.
Sự “nhiễu sóng” trong hoạt động mua hàng của người tiêu dùng online và offline đã được bắt đầu trong nhiều năm qua, và được thể hiện rõ ràng nhất trong thời kỳ diễn ra dịch bệnh. Yêu cầu bắt buộc đối với các thương hiệu bán lẻ là phải có sự hiện diện thương mại điện tử mạnh mẽ, ngay cả những thương hiệu được hình thành trong một thế giới nơi công nghệ kỹ thuật số đã trở nên phổ biến thì họ vẫn sẵn sàng mở thêm một số cửa hàng truyền thống để thu hút thêm khách hàng mới.
Những quy trình mua sắm vốn đã “chóng mặt” này lần nữa được quay vòng trở lại bởi cơn sốt mua sắm trực tuyến. Nghiên cứu gần đây của ShawSpring Research đã chỉ ra rằng mức độ thâm nhập thương mại điện tử sẽ tăng vọt 87% trong năm 2020, tăng gấp nhiều lần so với các thập kỷ trước chỉ trong vài tháng ngắn ngủi.
Cho dù chúng ta không có đủ nguồn lực và thời gian để thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu này. Nhưng hoàn toàn có thể tận dụng sức mạnh của các công cụ tự động để phân tích dữ liệu một cách hiệu quả, dự đoán các xu hướng mới nổi và hiệu chỉnh các mục tiêu của doanh nghiệp một cách thường xuyên và phù hợp.
Sử dụng dữ liệu để tự động hóa các quyết định trong chiến lược marketing
Việc coi dữ liệu online và offline như một phần của trải nghiệm khách hàng có thể giúp bạn tiếp cận người tiêu dùng của mình tốt hơn, cho dù họ ở đâu.
Tình hình dịch bệnh tại Mỹ khiến số lượng người điều khiển oto giảm gần 40% trong tháng 4. Một công ty bảo hiểm đã kết hợp dữ liệu truy cập tổng hợp và ẩn danh từ các nguồn công khai, chẳng hạn như chính quyền các bang, để xác định xu hướng di chuyển của những người này.
Họ đã sử dụng thông tin chi tiết được cung cấp bằng cách kết hợp các nguồn dữ liệu này để đưa ra nhiều quyết định về kế hoạch truyền thông của mình, bật lại quảng cáo trong một khu vực nhất định chỉ khi số lượng người lái xe tăng lên ngưỡng tối thiểu.
Tự động hóa tiếp thị cũng có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi tâm lý người tiêu dùng. Một số cửa hàng đồ ăn nhanh nhận thấy rằng khách hàng vẫn cảnh giác khi sử dụng lại các dịch vụ ăn uống mặc dù giãn cách xã hội đã được nới lỏng. Nắm bắt điều này họ để tiến hành điều chỉnh nhiều cách thức phục vụ phù hợp để phù hợp với tâm lý của người tiêu dùng trong gia đoạn này.
Việc sử dụng tự động hóa tiếp thị giúp cho các quyết định về truyền thông và marketing trở nên hiệu quả hơn, cho phép doanh nghiệp tận dụng dữ liệu và tìm cơ hội phát triển ở bất cứ đâu.
Để sẵn sàng thích ứng với những biến động không thể lường trước, nhiều doanh nghiệp cũng đang tập trung vào vai trò của ứng dụng trên thiết bị di động, vì ranh giới giữa trải nghiệm khách hàng online và offline tiếp tục mờ nhạt. Các ứng dụng này giúp hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng, một phương thức tốt để nhận phản hồi, giao tiếp trong thời gian thực với khách hàng và tiến hành mua sắm trực tiếp.
Ngay cả khi các thương hiệu suy xét lại về các chiến lược từ online đến offline, thì việc tối ưu hóa dựa trên hiệu suất vẫn có thể tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng có lãi. Không như một số cửa hàng bị buộc phải đóng của do ảnh hưởng của dịch bệnh, một cửa hàng đồ dùng cho thú cưng đã nhanh chóng chuyển đổi hướng kinh doanh cho phép người dùng đặt hàng trực tuyến sau đó đến cửa hàng để nhận sản phẩm hoặc thông qua các đơn vị vận chuyển khác.
Không có sự cân bằng chính xác và lâu dài nào giữa hoạt động online và offline. Hàng ngày, vị trí, nhu cầu sẽ biến động khi thái độ và tình hình thay đổi. Thái độ và những diễn biến bất ngờ có thể ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng theo những cách không thể đoán trước.
Thay vì dành nhiều thời gian vào dự đoán tương lai, Marketer nên tập trung vào đo lường dữ liệu, thông thạo quản lý để cung cấp sự hiểu biết toàn diện hơn về người tiêu dùng, dù họ đang tiến hành hoạt động mua sắm nào. Và bằng cách sử dụng các công cụ tự động hóa tiếp thị phục vụ các mục tiêu kinh doanh mấu chốt, bạn có thể thích ứng với bất kỳ sự thay đổi nào có thể xảy ra.
Lương Hạnh - MarketingAI
Theo Thinkwithgoogle
>> Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm bán hàng Online bạn cần nắm được để thành công
Bình luận của bạn