Làm sao để tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google [Phần 1]

15 Thg 11

Theo thống kê năm 2006, có hơn 200 yếu tố hình thành nên tiêu chuẩn xếp hạng của Google. Không những vậy, và thứ tự các yếu tố trong nên danh sách này cũng không kém phần quan trọng.

Năm ngoái, Christopher Ratcliff, biên tập viên của SearchEngineWatch, đã viết một loạt bài gồm mười phần, kiểm tra chi tiết một số yếu tố xếp hạng quan trọng của Google. Hướng dẫn này sẽ tóm tắt các thông tin chi tiết quan trọng từ loạt bài viết này để tiện cho bạn tham khảo, với các liên kết đến các giải thích đầy đủ về từng yếu tố xếp hạng.

(Nguồn ảnh: Pixabay)

Từ chất lượng đến nội dung mới mẻ, từ liên kết nội bộ đến các liên kết ngược, chúng tôi sẽ đề cập đến 10 mục chính mà bạn cần phải đạt được để đứng top 1 Google. Dưới đây là 5 mục đầu tiên trong chuỗi bài viết:

Phần 1: Các yếu tố trên trang

Hãy xem xét 3 yếu tố kỹ thuật cơ bản đơn giản mà Google sử dụng để xếp hạng trang của bạn: thẻ tiêu đề, thẻ mục H1 và thẻ mô tả meta.

Ba yếu tố trên có tác động đáng kể cho thứ hạng trang web của bạn và cách trang web của bạn xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm của Google (SERP). Do đó, bạn cần tìm cách tối ưu chúng đúng cách.

Một số điểm chính về cách tối ưu hoá ba yếu tố trên bao gồm:

  • Đặt từ khoá bạn muốn xếp hạng trong tiêu đề. Nếu từ khóa của bạn xuất hiện trên tiêu đề, nội dung của bạn sẽ có khả năng được xếp hạng cao hơn.
  • Hãy đảm bảo thẻ tiêu đề của bạn được viết phải có ý nghĩa và tuyệt đối tránh nhồi nhét từ khóa.
  • Các thẻ tiêu đề không được trùng lặp, vì điều này có thể tác động xấu đến thứ hạng website.
  • Từ khoá mục tiêu của bạn cũng nên nằm trong thẻ H1, nhưng H1 của bạn có thể khác với thẻ tiêu đề của bạn.
  • Bạn có thể sử dụng một thẻ H1 mỗi trang. Nhưng hãy sử dụng thẻ H2 và H3 khi muốn chia nhỏ các phần nội dung trên cùng một trang.
  • Mặc dù thẻ mô tả meta không còn quá quan trọng, chúng vẫn góp phần cải thiện đáng kể tỷ lệ nhấp chuột. Do đó, hãy đảm bảo bạn sử dụng nó một cách khôn ngoan.

Phần 2: Từ khoá

Vai trò của các từ khóa trong SEO đã thay đổi rất nhiều so với thời kỳ đầu. Tuy vậy, với sự phát triển của từ khóa dài (thường lớn hơn hoặc bằng 3 ký tự) và tìm kiếm ngôn ngữ tự nhiên (natural language search), từ khoá ngắn vẫn góp phần không nhỏ trong việctối ưu hóa tìm kiếm và xếp hạng Google.

(Nguồn ảnh: ShoutMeLoud.com)

Như chúng ta đã nói ở phần cuối cùng, từ khóa quan trọng không đồng nghĩa với việc bạn nên sử dụng chúng càng nhiều càng tốt. Dưới đây là một số lưu ý của chúng tôi khi sử dụng từ khóa trong SEO:

  • Mức độ liên quan và vị trí của từ khóa quan trọng hơn tần số. Từ khoá hoặc cụm từ khóa của bạn phải xuất hiện trong 100 từ đầu tiên trên trang.
  • Google sẽ quét thẻ meta và tiêu đề trước, sau đó là thân bài, cuối cùng là các thanh bên và cuối trang.
  • Cố gắng đảm bảo cụm từ khóa hợp lý với những gì người tìm kiếm sẽ sử dụng. Nói cách khác, bạn nên phân cụm từ khoá của bạn theo hướng đối thoại nếu bạn muốn tối ưu hóa cho các truy vấn tìm kiếm ngôn ngữ tự nhiên
  • Lặp lại quá nhiều từ khoá và sử dụng các từ khoá không liên quan đến nội dung có thể khiến bạn bị phạt
  • Từ khoá có trong URL tên miền của bạn cũng có thể cải thiện SEO đáng kể.

Phần 3: Chất lượng nội dung

Làm thế nào bạn có thể biết được nội dung bạn đang sản xuất đủ tốt cho Google? Dưới đây là 14 gợi ý để đánh giá chất lượng nội dung

  • Hãy đảm bảo rằng nội dung được viết để thu hút người đọc, chứ không phải chỉ để phục vụ thuật toán Google, và tuyệt đối không nhồi nhét từ khoá.
  • Kiểm tra chỉ số đọc (Readability Score) của nội dung với bài kiểm tra Flesch. Cố gắng giữ mức điểm trên 60%
  • Giữ câu và đoạn văn ngắn gọn, tạo ngắt dòng và các đoạn nội dung nhỏ.
  • Câu chữ không phải chỉ cần súc tích, ngắn gọn. Hãy phải luôn chắc chắn là tổng thể của bạn luôn đủ cuốn hút về chất lượng

Phần 4: Tính cập nhật của nội dung

Thông tin cập nhật về những sự kiện gần dây hay những tin tức nóng hỏi luôn được thuật toán của Google ưu tiên hiển thị khi kết hợp những tìm kiếm.

Dưới đây là các điểm chính trong một bài viết vào năm 2016 của Moz về tính cập nhật của nội dung:

  • Google đánh giá tính cập nhật của nội dung dựa trên ngày đăng cũng như ngày cập nhật của nội dung. Do vậy, cập nhật nội dung thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì điểm cập nhật.
  • Sự gia tăng số lượng các backlink cho trang nội dung có thể xem như yếu tố đánh giá sự liên quan và tính mới mẻ của nội dung đó.
  • Backlink đến từ các trang web cập nhật thường xuyên có thể giúp tăng điểm cập nhật của nội dung

Phần 5: Trùng lặp nội dung, sao chép nội dung từ các nguồn

Có một thực trạng tồi tệ, đó là sao chép hay tái xuất bản nội dung của người khác mà không có sự cho phép của họ. Dấu hiệu này cũng chứng tỏ trang web đó có chất lượng kém. Tuy nhiên, không có hình phạt cho sự trùng lặp hay sao chép nội dung. Ngay cả Google cũng chưa từng lên tiếng về hình phạt cho chuyện đạo văn này, và cũng không có bất kỳ cập nhật thuật toán Google để xử lý các trang web vi phạm. Vì vậy, những mối nguy cho việc xuất bản nội dung trùng lặp là gì? Google quan tâm đến khả năng hiển thị tìm kiếm: Trong trường hợp có nhiều phiên bản của cùng một bài đăng xuất hiện trên mạng, Google sẽ cân nhắc nội dung nào nên được xếp hạng. Và chính nội dung có tính tin cậy cao nhất, chứ không phải ngày xuất bản, sẽ là yếu tố quyết định.

  • Thiết lập 301 redirect nếu bạn có nội dung trùng lặp trên trang web để đảm bảo Google quét đúng những nội dung bạn mong muốn.
  • Sử dụng web dạng “responsive” thay vì một trang web chỉ hiển thị trên di động.
  • Sử dụng thẻ “rel = canonical” hoặc thẻ “meta noindex” cho nội dung để cho Google biết nội dung nào là bản gốc.

Kết luận

Qua 5 gợi ý trên đây, MarketingAI hy vọng bạn đã có những ý tưởng và hiểu biết cơ bản về việc tối ưu hóa thứ hạng tìm kiếm trên Google, bao gồm các yếu tố trên trang, từ khóa, chất lượng nội dung, tính cập nhật của nội dung, nội dung trùng lặp và xuất bản thông tin. Trong phần 2, chúng tôi sẽ giới thiệu 5 yếu tố còn lại trong SEO cho website của bạn..

Đọc tiếp: Làm sao để tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google

Hà Bùi - MarketingAI dịch

Theo SearchEngineWatch

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.