cover

Làm mới trải nghiệm đọc với 3 loại hình nội dung sáng tạo

25 Thg 01

Đã qua thời nội dung chỉ dừng lại ở các bài viết, bản báo cáo đầy chữ tẻ nhạt và vô vị. Giờ đây, với sự kết hợp của các xu hướng công nghệ và thiết kế mới mẻ, nội...

Đã qua thời nội dung chỉ dừng lại ở các bài viết, bản báo cáo đầy chữ tẻ nhạt và vô vị. Giờ đây, với sự kết hợp của các xu hướng công nghệ và thiết kế mới mẻ, nội dung được thể hiện dưới vô vàn dạng thức sinh động, thu hút. Các nhà xuất bản nội dung lớn trên thế giới đã và đang áp dụng sự sáng tạo trong nội dung ra sao? Hãy cùng điểm qua 3 loại hình nội dung sáng tạo trong bài viết dưới đây nhé.

Thiết kế bài đăng hoạt họa, tương tác

Khi thiết kế nội dung dạng parallax đã không còn trở nên quá xa lạ, các nhà xuất bản nội dung và thương hiệu đang tìm kiếm những cách tương tác mới để tận dụng loại hình thiết kế này như một công cụ làm storytelling. Trong kỹ thuật thiết kế web này, ảnh nền di chuyển chậm hơn so với hình ảnh chính, khiến độc giả có cảm giác đang đọc một nội dung luôn chuyển động.

Bài viết dạng long-form "Highline" của báo Huffington Post sử dụng thiết kế parallax để làm nổi bật  câu chuyện về viễn cảnh kinh tế ảm đạm dành cho thế hệ millennials. Khi cuộn trang, các hình ảnh minh họa đi kèm có vẻ như đang chuyển động, khiến bạn dễ dàng hòa mình vào câu chuyện hơn. Với việc tận dụng thiết kế parallax, độc giả có thể dễ dàng chú ý và tiếp nhận thông tin bài viết với 8,000 chữ một cách cô đọng theo cốt truyện có sẵn.

https://marketingai.admicro.vn/wp-content/uploads/2018/01/Millennials-Are-Screwed-The-Huffington-Post.mp4

Nếu phần lớn các bài viết trên Huffington Post tuân theo cách bố trí nội dung tiêu chuẩn (gồm có tiêu đề, ảnh, text), nội dung dành cho thế hệ millennial lại là một câu chuyện khác. Với các thành phần thiết kế mở rộng, cộng với sự ứng biến thông minh về trải nghiệm người dùng trên môi trường đọc digital, nội dung với format lạ mắt trên là một ví dụ minh chứng cho sự đổi mới về tiếp cận và đưa ra trải nghiệm đọc sáng tạo, mới lạ. Thoát khỏi khuôn mẫu của một bài viết truyền thống, bài viết này mang lại trải nghiệm thị giác hoàn toàn khác biệt, nhằm đưa ra một câu chuyện cụ thể, với sự kết hợp nhuần nhuyễn của các thành phần thiết kế. Kết quả là, độc giả thấy hứng thú và đọc hết nội dung trong bài mà không bị xao nhãng hay nhàm chán.

Tương tự như vậy, trong một bài viết tương tác gần đây, New York Times đã sử dụng hình ảnh động, hiệu ứng scroll vô hạn, và nội dung do người dùng tạo ra để đưa ra nội dung về hiện tượng nhật thực. Thay vì tải lên một bộ sưu tập ảnh đơn giản hoặc slideshow về nhật thực, New York Times đã tạo ra một tính năng độc lập, trong đó bạn cuộn chuột để xem các bức ảnh từ Bờ biển phía Tây đến Bờ Biển Đông, mô tả cuộc hành trình nhật thực trên khắp Hoa Kỳ. Loại nội dung này đặt hình ảnh vào bối cảnh và nhờ đó thu hút sự quan tâm hơn rất nhiều so với bài viết truyền thống.

Làm mới trải nghiệm đọc với 3 loại hình nội dung sáng tạo- Ảnh 1.

>>> Đọc thêm: Cách viết content marketing

Infographic động và dữ liệu trực quan

Infographic vốn không còn là khái niệm mới mẻ. Nhưng có điều gì đó khiến các marketer và nhà báo chưa thỏa mãn về dạng thiết kế tĩnh điển hình này. Nội dung dạng infographic giúp đơn giản hoá thông tin phức tạp thông qua thiết kế trực quan. Giờ đây, thương hiệu và nhà xuất bản đang tìm cách mở rộng tiềm năng của nội dung sáng tạo dạng infographic thông qua các công cụ mới như hoạt họa, nội dung lấy từ đám đông, hoặc nội dung do người dùng tạo, và thậm chí là dữ liệu cập nhật trực tiếp.

Chẳng hạn, The New York Times đã thiết kế ra một bảng biểu trực quan về các nhân vật trong bộ tiểu thuyết nổi tiếng Game of Thrones dựa trên vai trò của họ trong truyện. Bạn có thể đánh giá các nhân vật GoT yêu thích của mình trên một biểu đồ theo các thang điểm từ tốt đến xấu, xấu xí đến đẹp, và so sánh ý kiến của bạn với hàng ngàn độc giả khác.

Làm mới trải nghiệm đọc với 3 loại hình nội dung sáng tạo- Ảnh 2.

Nhân vật hoạt hình cũng là một điểm nhấn về nội dung mới mẻ trong infographic. LinkedIn đã hợp tác với Intuit để tạo ra một loạt Infographic dựa trên dữ liệu về freelancer ngày nay.

Dữ liệu cập nhật trực tiếp là một đổi mới làm sống động hơn các số liệu trong biểu đồ thông thường. Trang thông tin FiveThirtyEight là một ví dụ điển hình cho kiểu hiển thị dữ liệu này, từ đồ thị bầu cử chính trị cho tới biểu đồ dự đoán trong thể thao. Mặc dù chiếm không ít thời gian, nhưng loại đồ hoạ dữ liệu động này giúp người dùng không ngừng theo dõi để cập nhật thông tin về một sự kiện nào đó.

>>> Đọc thêm: 5 công cụ đánh giá đo lường content marketing

Báo cáo thường niên

Báo cáo chỉ toàn số liệu chán ngắt ư? Điều đó sẽ không còn tiếp diễn, nếu bạn biết cách làm cho số liệu trở nên thú vị và thu hút. Giống như tất cả các loại hình nội dung sáng tạo nào khác, báo cáo thường niên cũng có câu chuyện riêng của nó. Suy nghĩ về trải nghiệm người dùng và thiết kế có thể mở ra cách mới để kể câu chuyện báo cáo hàng năm.

Flywheel, một công ty quản lý và lưu trữ dữ liệu cho người dùng WordPress, đã đưa ra báo cáo thường niên với thiết kế parallax, màu sắc rực rỡ, và hình ảnh động. Nội dung dạng động khiến thông tin trở nên dễ tiêu hóa, và lược đồ thiết kế phản ánh mục tiêu của công ty thể hiện rõ nhất sự sáng tạo đến điên rồ của Flywheel.

Một ví dụ điển hình nữa cho việc làm mới báo cáo thường niên đến từ công cụ email marketing MailChimp. Với dạng đồ hoạ toàn màn hình và thiết kế theo hơi hướng storytelling, chẳng ai nghĩ rằng đây là báo cáo thường niên cũ rích và tẻ nhạt cả. Đây giống như sự kết hợp giữa tiểu thuyết minh họa gồm nhiều hình ảnh và yếu tố đồ họa thì đúng hơn.

Làm mới trải nghiệm đọc với 3 loại hình nội dung sáng tạo- Ảnh 3.

Cũng theo xu hướng này, thế nhưng báo cáo thường niên của Vodafone thì nghiêm túc hơn. Người đọc có thể tương tác với nội dung trong báo cáo bằng cách xem video hoặc nhấp chuột để tìm hiểu thêm về các khu vực cụ thể của công ty.

Làm mới trải nghiệm đọc với 3 loại hình nội dung sáng tạo- Ảnh 4.

Làm mới nội dung của bạn thông qua xu hướng content marketing mới và đang nổi có thể giúp bạn kể một câu chuyện hình ảnh tốt hơn, giúp content của bạn trở nên ý nghĩa hơn và tăng lưu lượng truy cập.

Kết luận

Suy cho cùng, sự đổi mới về cách thể hiện nội dung cũng nhằm đến một mục đích cuối cùng: khiến người đọc thu hút, tiếp nhận, và ghi nhớ nội dung lâu hơn, sâu sắc hơn. Chính bởi lẽ đó, các nhà làm nội dung cần lựa chọn loại hình nội dung phù hợp và tối đa mức độ truyền tải thông điệp cho thương hiệu của mình.

Linh Vũ - MarketingAI

Theo SkyWord.com

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.