Nhằm giúp các nhà tuyển dụng kết nối với ứng viên tốt hơn qua video đặc biệt trong bối cảnh giãn cách xã hội do tình hình nguy hiểm của dịch bệnh Covid-19, LinkedIn đã ra mắt nhiều tính năng mới và công cụ đánh giá hỗ trợ AI nhằm giúp ứng viên chuẩn bị tốt hơn cho quá trình phỏng vấn, dễ dàng ''hạ gục'' nhà tuyển dụng.
Trước hết, với những cuộc phỏng vấn việc làm được tiến hành một cách độc lập, LinkedIn đang theo dõi nhanh việc ra mắt quy trình giới thiệu bản thân qua video của mình, cho phép nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên gửi phản hồi video cho câu hỏi, cũng là để giúp đánh giá kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết trình.
Theo lý giải của LinkedIn cho biết:Nói về tính năng giới thiệu bản thân qua video, khi bạn nhận được hồ sơ xin việc, bạn có thể mời những ứng viên có đủ điều kiện trả lời tối đa hai câu hỏi từ danh sách các tùy chọn các câu hỏi, chẳng hạn như "Hãy giới thiệu về bản thân bạn", "Đâu là thế mạnh và sở trường của bạn?" và "Mô tả dự án khó khăn nhất mà bạn đã gặp phải". Ứng viên có thể gửi câu trả lời của mình thông qua video ghi hình hoặc trả lời bằng văn bản.
Ý cuối cùng đó là một lưu ý quan trọng. Trong khi một số nhà tuyển dụng tiềm năng có thể yêu cầu bạn gửi phản hồi bằng video (và không phải ứng viên nào cũng gửi phản hồi) bởi chỉ đơn giản là họ không cảm thấy tự tin và thoải mái khi quay video clip vậy nên nó mới là tuỳ chọn không bắt buộc. Đây cũng được xem là một tiêu chí giúp các nhà tuyển dụng chọn lọc và đánh giá ứng viên phù hợp với tính chất công việc của mình.
Bên cạnh đó, LinkedIn cũng đang bổ sung một công cụ phản hồi phỏng vấn tự động cho phép người dùng tự ghi lại câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn, sau đó công cụ sẽ cung cấp phản hồi dựa trên công nghệ AI về câu trả lời của bạn, ví dụ như về tốc độ nói, việc bạn sử dụng các từ thừa, các cụm từ cần tránh....
Như trong ví dụ trên, tính năng mới này còn đánh giá tự động tốc độ giọng nói, những từ bạn đang sử dụng (và đang lạm dụng) cũng như cung cấp các mẹo để cải thiện. Đây là được xem là bước cải tiến tuyệt vời. Mặc dù không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với webcam nhưng những gì mà tính năng này mang lại có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc, cải thiện tâm lý của ứng viên khi nói chuyện thực tế với người khác. Dẫu cho ban đầu người dùng sẽ cảm thấy e ngại và có chút lạ lẫm nhưng càng sử dụng bạn sẽ thấy càng quen thuộc và thoải mái, giúp bạn cải thiện kỹ năng tốt hơn trong những phỏng vấn thực.
Đặt trong bối cảnh hiện tại, khi việc giãn cách xã hội đang được thực hiện ở nhiều nơi, nhiều công ty vẫn khuyến khích nhân viên làm việc ở nhà thì tính năng này cực kỳ hữu ích bởi gần như tất cả các cuộc phỏng vấn đang được thực hiện trực tuyến.
Cũng có khả năng nhiều cuộc phỏng vấn trực tuyến sẽ được tiến hành rộng rãi trong tương lai khi áp lực ngày một tăng từ các thành phố lớn về giao thông, tắc nghẽn, giá nhà cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ... khiến nhiều doanh nghiệp chuyển sang hình thức làm việc từ xa nhằm cải thiện lợi ích và chất lượng cuộc sống cho mọi người.
Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp đã liên tục thay đổi như vậy, họ nhấn mạnh rằng sự tham gia trực diện là một yếu tố quan trọng để hoạt động hiệu quả. Sau những tác động của dịch bệnh Covid-19 đã chỉ ra rằng nhiều doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động như bình thường ngay cả khi nhân viên của họ không ở văn phòng.
>> Xem thêm: Những nội dung nên đăng tải lên LinkedIn trong thời điểm Covid-19
Về lâu dài, điều này sẽ có ý nghĩa đáng kể tác động tới doanh nghiệp. Chính phủ sẽ đưa ra những điều chỉnh để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào cộng đồng, giảm sự phát triển đô thị, từ đó các doanh nghiệp sẽ có những thay đổi hình thức kinh doanh phù hợp cho yêu cầu thực tiễn. Bởi vậy, các công cụ và phương pháp tiếp cận mới như thế này từ LinkedIn đóng vai trò quan trọng trong quá trình thay đổi cách thức và hoạt động làm việc, phù hợp với yêu cầu thời đại mới.
Phương Thảo - MarketingAI
Theo socialmediatoday
Bình luận của bạn