Thị trường mạng xã hội đang ngày càng trở nên “tấp nập” với sự ra đời và phát triển bùng nổ của TikTok trong thời gian vừa qua. Và đó là lý do tại sao việc phân tích TikTok, theo dõi các số liệu sẽ giúp các doanh nghiệp nhìn được bức tranh toàn diện hơn từ thực tế. Với tài khoản TikTok chuyên nghiệp (pro), các insight chi tiết sẽ cung cấp những thông tin có ích cho bạn như: khi nào bạn nên đăng bài và nên đăng nội dung gì.
Tài khoản TikTok chuyên nghiệp là gì?
Sự khác biệt chính giữa tài khoản TikTok chuyên nghiệp và tài khoản thông thường đó là các số liệu khi phân tích TikTok. Tài khoản chuyên nghiệp sẽ cung cấp cho bạn các tính năng phân tích hiệu quả cho chiến dịch Marketing trên nền tảng, trong khi tài khoản thông thường thì không.
>>> Xem thêm: Tik Tok là gì
Giống như các hồ sơ của Instagram, tài khoản TikTok chuyên nghiệp cho phép người tạo đo lường thông tin chi tiết về đối tượng mục tiêu nhắm đến và hiệu suất chiến dịch. Từ bảng điều khiển phân tích, chủ tài khoản TikTok chuyên nghiệp có thể tìm hiểu về những người đang theo dõi họ, đo lường lượt xem cũng như mức độ tương tác, v.v...
Bạn có thể chuyển sang tài khoản TikTok Pro qua 5 bước đơn giản sau:
- Trong mục tài khoản của bạn, nhấp vào ba dấu chấm ở góc trên bên phải.
- Chọn Quản lý tài khoản của tôi (Manage My Account):
- Nhấn Chuyển sang Tài khoản Pro:
- Chọn một danh mục và giới tính phù hợp.
- Nếu bạn không đăng ký bằng số điện thoại của mình, bạn sẽ được yêu cầu thêm số điện thoại và theo sau là mã xác nhận bạn nhận được.
Cách sử dụng TikTok Analytics
Đăng nhập vào tài khoản của bạn trên điện thoại di động, nhấp vào dấu chấm lửng ở trên cùng bên phải. Trong mục Tài khoản, bạn sẽ thấy tab Analytics.
Còn để đăng nhập TikTok Analytics trên máy tính, Đăng nhập vào TikTok tại đây, sau đó nhấp vào ảnh đại diện của bạn, sau đó chọn Xem phân tích (View Analytics). Nếu bạn có muốn tải xuống dữ liệu phân tích, thì bạn chỉ có thể làm điều này từ bảng điều khiển trên máy tính.
Phân tích followers trên TikTok
Mục phân tích followers trên TikTok xuất hiện ngay đầu tiên ở định dạng biểu đồ trong tab Tổng quan (Overview). Bạn có thể chuyển đổi giữa chế độ xem 7 ngày hoặc 28 ngày để lập biểu đồ mô hình tăng trưởng trong giai đoạn ngắn hạn và dài hạn cho tài khoản của bạn.
Để hiểu sâu hơn về đối tượng, nhấp vào tab Followers ở góc trên bên phải. Phần này bao gồm nhân khẩu học về giới tính và vị trí cũng như hoạt động của người theo dõi, video họ đã xem và bài hát mà họ đã nghe.
Phân tích profile TikTok
Nhận ảnh chụp phân tích profile TikTok từ tab Tổng quan. Kéo qua biểu đồ phân tích Followers để xem phần Profile Views. Bạn có thể chuyển đổi giữa chế độ xem dài hơn là 28 ngày hoặc ngắn hơn là 7 ngày để xác định xem lưu lượng truy cập có tăng hay giảm đột biến hay không.
Phân tích video TikTok
Những insights có giá trị nhất mà TikTok cung cấp là dành cho định dạng video. Từ tab Tổng quan, bạn sẽ tìm thấy một biểu đồ thanh hiển thị lượt xem video trong tuần hoặc tháng vừa qua trên tài khoản của bạn. Để xem chi tiết các phân tích video TikTok cụ thể, hãy chuyển đến tab Nội dung (Content).
Trong tab này, bạn sẽ có thể xem các bài đăng gần đây và theo xu hướng trong 7 ngày qua. Bạn có thể nhấp vào bất kỳ video nào để xem tổng số lượt thích, bình luận, chia sẻ, thời gian phát, nguồn lưu lượng truy cập, nhân khẩu học của khán giả, v.v.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra các phân tích video TikTok từ trang profile của mình. Mở video, nhấn vào More (...) và sau đó chọn Analytics.
Ý nghĩa các số liệu của TikTok
Dưới đây là danh sách các mục TikTok Analytics mà bạn nên chú ý và lý do tại sao bạn nên theo dõi chúng.
Mục tổng quan
Tab Tổng quan cung cấp một bản tóm tắt các số liệu sau.
Lượt xem video (Video views): Tổng số lần video trong tài khoản của bạn được xem trong một khoảng thời gian nhất định.
Người theo dõi (Followers): Tổng số người dùng TikTok theo dõi tài khoản của bạn.
Lượt xem profile (Profile views): Tổng số lượt xem profile của bạn trong một khoảng thời gian đã chọn. Số liệu TikTok này sẽ thể hiện một dấu hiệu tốt về mức độ được quan tâm và yêu thích tới thương hiệu bạn. Nó thể hiện số lượng người thích video của bạn có cảm thấy đủ hấp dẫn để click vào xem trang chủ của bạn hay không, hoặc những người tò mò đang muốn xem và chờ đợi điều gì từ thương hiệu của bạn trên nền tảng này.
Tab theo dõi (Follow)
Truy cập Follower Tab để tìm hiểu về đối tượng của bạn. Ngoài các số liệu thống kê nhân khẩu học quan trọng, bạn cũng có thể xem những gì người theo dõi của bạn quan tâm, tận dụng các thông số trong mục này trở thành một nguồn tham khảo tốt cho cảm hứng nội dung của bạn.
Giới tính: Hệ thống đã sắp xếp các follower theo giới tính. Nếu bạn hài lòng với thị trường ngách của mình, hãy tiếp tục duy trì và phát triển với tệp đối tượng đó.
Nếu bạn đang muốn tăng lượng khán giả của mình, hãy cân nhắc việc sáng tạo các nội dung với sự hấp dẫn toàn diện hơn. Hoặc hợp tác với một influencer có liên quan và ảnh hưởng đến các nhóm đối tượng khác nhau để biến họ trở thành cầu nối giúp bạn dễ dàng tiếp cận với mục tiêu của mình. Ví dụ, một thương hiệu mỹ phẩm sẽ muốn hợp tác với 1 influencer như Tyler Brown để tiếp cận với khán giả của mình dễ dàng hơn.
Các quốc gia có lượt người xem đứng đầu: Danh sách các followers của bạn sẽ được xếp hạng theo từng quốc gia. Hãy ghi nhớ những địa điểm này trong trường hợp cần thiết, bạn có thể bản địa hóa các nội dung và triển khai các chương trình khuyến mãi hợp lý. Tối đa năm quốc gia sẽ được liệt kê trong danh sách này.
Hoạt động của follower: Phân tích này giúp người dùng thấy được khoảng thời gian nào trong ngày và ngày nào trong tuần mà các followers hoạt động tích cực nhất trên TikTok. Hãy lưu ý vào những khoảng thời gian cao điểm để có thể lên kế hoạch đăng bài thường xuyên vào đúng lúc đó.
Video mà các followers đã xem: Mục phân tích này sẽ giúp người dùng biết được đâu là nội dung được các followers yêu thích nhất. Hãy quan sát và phân tích mục này thường xuyên để biết đâu, nó sẽ gợi ý cho bạn một ý tưởng nội dung nào hay ho.
Các bản nhạc được các followers yêu thích: Một trong những yếu tố khiến cho xu hướng TikTok lan rộng ra toàn cầu đó chính là các bản nhạc, vì vậy đừng quên kiểm tra xem những bản nhạc nào đang được followers yêu thích nhất, từ đó biết được các xu hướng nhạc đang nổi hiện nay. Bạn nên nhớ, các xu hướng đều thay đổi rất nhanh trên TikTok, vì vậy, nếu bạn muốn tận dụng những kết quả phân tích này cho ý tưởng nào đó, hãy lập kế hoạch dự phòng cho các trường hợp thay đổi nhanh chóng.
Tab nội dung (Content)
Trong tab Nội dung này, bạn có thể đo lường hiệu suất của các nội dung của mình.
Video xu hướng (Trending videos): Trong mục này, hệ thống sẽ hiển thị cho bạn 9 video hàng đầu của bạn với lượng người xem tăng nhanh nhất trong 7 ngày qua.
Số liệu thống kê bài cá nhân
Tổng số lượt thích của bài đăng: Bạn đã nhận được bao nhiêu lượt thích cho bài đăng.
Tổng số bình luận: Có bao nhiêu bình luận/ 1 bài viết.
Tổng số lượt chia sẻ: Số lần bài đăng đã được chia sẻ.
Tổng thời gian phát: Tổng thời gian mà mọi người đã dành để xem video của bạn. Chỉ số này sẽ không tiết lộ nhiều điều, nhưng bạn có thể so sánh với các bài đăng khác để xác định tổng thời gian mà các follower trung bình dành ra cho tài khoản của bạn.
Tổng số lượt xem video: Số lần bài đăng đã được xem.
Thời gian xem trung bình: Lượng thời gian trung bình mọi người dành để xem video của bạn. Số liệu này sẽ đánh giá về mức độ thành công của bạn trong việc duy trì sự chú ý.
Các loại nguồn lưu lượng truy cập: Mục này sẽ trả lời cho câu hỏi: “Lưu lượng truy cập cho bài đăng của bạn đến từ đâu?”. Nguồn lưu lượng truy cập bao gồm mục For Your Feed, profile của bạn, mục Following Feed, các bản nhạc, mục tìm kiếm và hashtag. Nếu bạn đang sử dụng hashtag hoặc âm thanh để tăng cường khả năng hiển thị, thì đây là nơi bạn sẽ hiểu được chúng hoạt động tốt như thế nào.
Địa điểm của khán giả: Phần này sẽ hiển thị đối tượng tiếp cận của bạn (tổng số người dùng đã xem video của bạn) và các địa điểm hàng đầu của người xem. Nếu bạn đã tạo một bài đăng hoặc chiến dịch cho một địa điểm cụ thể, thì đây sẽ là nơi bạn thấy được chiến dịch có đạt hiệu quả như bạn mong đợi hay không.
Các chỉ số TikTok Analytics khác
Lượt xem hashtag: Số lần bài đăng đính kèm một hashtag nhất định đã được xem.
Để xem hashtag đó đã nhận được bao nhiêu lượt xem, bạn hãy tìm kiếm nó trong tab Discover. Tổng quan về kết quả tìm kiếm sẽ xuất hiện trong phần Top tab. Từ đó bạn sẽ có thể xem số lượt xem, hashtag liên quan và một số video hàng đầu đã sử dụng hashtag này.
Tổng số lượt thích: Trong tài khoản của mình, bạn có thể thấy tổng số lượt thích bạn đã nhận được trên tất cả các nội dung bạn đã tạo. Số liệu TikTok này có thể được sử dụng để ước tính sơ bộ mức độ tương tác trung bình trên kênh của bạn.
Tỷ lệ tương tác của TikTok: Có nhiều cách khác nhau để tính tỷ lệ tương tác trên các mạng xã hội và TikTok cũng không ngoại lệ. Đây là hai công thức chính mà các marketers thường hay sử dụng:
((Số lượt thích + Số bình luận) / Số người theo dõi) * 100
((Số lượt thích + Số bình luận + Số lượt chia sẻ) / Số người theo dõi) * 100
Vì số liệu liên quan đến lượt thích và lượt bình luận đều hiển thị rõ trên nền tảng, nên bạn có thể dễ dàng so sánh số liệu trên kênh TikTok của mình so với các tài khoản khác như thế nào. Hoặc bạn có thể quan sát được tỷ lệ tương tác của những influencers với nội dung trên kênh của bạn trước khi hợp tác với họ.
Ước tính mức độ tương tác trung bình: Để có ước tính trước về mức độ tương tác trung bình trên tài khoản của bạn, hãy thử các cách sau.
- Từ mục profile, bấm Thích (Likes) để xem toàn bộ.
- Đếm số lượng video được đăng.
- Chia lượt thích theo số lượng video.
- Chia số này cho tổng số tài khoản người theo dõi.
- Nhân với 100.
Hãy nhớ rằng hầu hết các công thức tỷ lệ tương tác đều bao gồm các bình luận và lượt thích, vì vậy bạn không nên so sánh các kết quả này với các tính toán đó. Nhưng vì mất nhiều thời gian để tính tổng số nhận xét tổng thể, công thức này có thể được sử dụng như một cách nhanh chóng để so sánh các tài khoản in-house.
Tô Linh - MarketingAI
Theo HubSpot
Bình luận của bạn