- 1. Kiểm tra các trở ngại Digital
- 2. Soát lại tất cả các trang trên website
- 3. Sử dụng Google Analytics để xác định nội dung hiệu quả hay không
- 4. Thống kê và đánh giá hiệu quả trang
- 5. Hồi sinh những trang lỗi có thể tái tạo
- 6. Xóa các trang lỗi thời và chuyển hướng chúng đến những nội dung mới
- 7. Tìm và sửa các liên kết ngoài bị hỏng trên trang
- 8. Kiểm tra tốc độ tải trang và mức độ phù hợp trên giao diện di động
- 9. Đặt các CTA tốt nhất, phù hợp nhất trên những trang hàng đầu
Theo thời gian, một số liên kết trên blog của doanh nghiệp có thể bị hỏng và thậm chí phải chịu nhiều tác động tiêu cực đến thứ hạng SEO. Làm thế nào để không rớt hạng là câu hỏi mà rất nhiều SEOer vẫn luôn thắc mắc. Trong bài viết dưới đây, Marketing AI sẽ giới thiệu tới bạn 9 thủ thuật “làm mới” SEO hiệu quả.
Một trang web hay blog mới với những nội dung hữu ích, đầy đủ và được tối ưu hóa tốt sẽ nhanh chóng tăng lưu lượng truy cập và xuất hiện ở những vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm Google. Và đến một lúc nào đó, tốc độ tăng trưởng của trang dần chậm lại, thậm chí có thể nhìn thấy sự sụt giảm đáng kể. Mặc cho SEOer thêm mới các nội dung hấp dẫn có liên quan, những chỉ số này vẫn không chút tiến triển.
Nhiều SEOer đùa rằng, đây là lúc Google đã không còn “độ” trang web hay blog của họ nữa. Tuy nhiên, một blog cũ cũng như một ngôi nhà hoang với bố cục lộn xộn, nhếch nhác, hỏng hóc và lỗi thời. Đây là lúc chủ nhân cần dọn dẹp và sửa chữa. Không thể để trang của doanh nghiệp “chết dần chết mòn”, chính vì vậy, các SEOer cần “hô biến” blog, trang web của mình bằng những việc sau.
1. Kiểm tra các trở ngại Digital
SEOer cần sử dụng Google Search Console để xác minh không có bất cứ vi phạm, vấn đề bảo mật hay những vấn đề khác đang xảy ra. Từ đó kịp thời khắc phục những sự cố được phát hiện ra.
Nếu trang web của doanh nghiệp chưa được kết nối với Google Search Console, SEOer cần đăng nhập vào tài khoản Google của mình và liên kết. Ngay sau đó, cần kiểm tra các mục Thao tác thủ công (Manual Actions) và Vấn đề bảo mật (Security Issues) ở menu bên trái.
2. Soát lại tất cả các trang trên website
Để loại bỏ “rác” trên trang web/blog, nên bắt đầu từ việc tạo danh sách đầy đủ tất cả các URL. SEOer có thể sử dụng công cụ XML-Sitemaps hoặc phiên bản miễn phí của Screaming Frog SEO Spider. Tuy nhiên, với những trang web lớn, doanh nghiệp có thể sẽ cần đến một công cụ trả phí.
3. Sử dụng Google Analytics để xác định nội dung hiệu quả hay không
Bước tiếp theo, cần đăng nhập vào Google Analytics cho trang web. Chọn mục Hành vi (Behavior) => Nội dung trang (Site Content) => Tất cả các trang (All Pages).
Ở góc phải màn hình, SEOer cần chọn ngày bắt đầu và ngày kết thúc cho báo cáo. Tiếp đến dưới cùng bên phải, SEOer có thể thay đổi số lượng trang được hiển thị đến mức tối đa.
Phía trên bên phải của màn hình, nhấp vào Xuất (Export) rồi tải xuống tệp ở định dạng Excel hoặc CSV.
4. Thống kê và đánh giá hiệu quả trang
Tình trạng lưu lượng truy cập ở một vài trang thấp hơn bình thường hoặc không có lưu lượng truy cập là một dấu hiệu đáng lo ngại. Vì vậy, các SEOer cần lên danh sách và thống kê số lượt xem trang trong Google Analytics trong một khoảng thời gian nhất định để so sánh hiệu quả các trang, từ đó phát hiện ra những vấn đề nghiêm trọng và kịp thời khắc phục.
Tiếp theo đó, SEOer cần “dọn dẹp” những trang bị lỗi, chỉ để lại danh sách những bài đăng trên blog và số lượt xem trang của chúng
Cụ thể, hình ảnh dưới đây gồm có danh sách tất cả các trang ở bên trái và còn lại là các trang với lượt xem tương ứng. Bằng cách sắp xếp cả hai trang theo thứ tự bảng chữ cái, SEOer có thể xác định trong danh sách tất cả các trang, có những trang nào không hiển thị trên danh sách Google Analytics, đó chính là những trang không có lượt truy cập nào trong khoảng thời gian đã chọn.
5. Hồi sinh những trang lỗi có thể tái tạo
Sau khi phân loại được các trang kém hiệu quả, SEOer có thể thay đổi một chút để hồi sinh những trang này. Ví dụ như, một bài đăng với nội dung đã cũ, có thể cập nhật thêm các thông tin mới để tiếp tục cung cấp giá trị và thu hút người đọc đến với blog của bạn.
6. Xóa các trang lỗi thời và chuyển hướng chúng đến những nội dung mới
Các nội dung bài đăng cũng có thể “hết hạn”, ví dụ như các phương pháp SEO hay nhất trong năm 2011, hay các số liệu thống kê trên mạng xã hội vào năm 2013 đã bị lãng quên và không còn giá trị cho độc giả. Hoặc các bài đăng về tin tức cũng nhanh bị lắng xuống và thay thế bởi những tin tức mới.
Tuy nhiên, những bài viết này có thể thu hút nhiều backlink. Vì vậy, SEOer có thể gỡ chúng xuống nhưng hãy chuyển hướng chiến lược các URL đó đến những nội dung có liên quan hoặc được cập nhật mới hơn.
7. Tìm và sửa các liên kết ngoài bị hỏng trên trang
Để thực hiện được bước này, các SEOer cần làm tốt bước 6, vì các hành động ở bước 6 sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tránh được việc sửa cả các liên kết trong bài đăng sẽ bị gỡ xuống
SEOer nên sử dụng công cụ như Broken Link Checker (công cụ kiểm tra liên kết bị hỏng) để tìm kiếm các liên kết ngoài bị hỏng hoặc lỗi thời trên blog của mình. Sau đó, tiến hành cập nhật hoặc xóa các liên kết tìm được. Hình thức dọn dẹp này giúp cải thiện SEO và trải nghiệm người đọc trên trang của bạn.
8. Kiểm tra tốc độ tải trang và mức độ phù hợp trên giao diện di động
Tốc độ tải trang và hiệu suất trên thiết bị di động hiện là một trong những yếu tố xếp hạng hàng đầu cho SEO. Các doanh nghiệp sẽ cần đến công cụ kiểm tra tốc độ trang và kiểm tra, đánh giá tính thân thiện, phù hợp của trang trên giao diện điện thoại. Từ đó làm theo các nguyên tắc được những công cụ kiểm tra này đề xuất và từng bước khắc phục những sự cố, cải thiện điểm số SEO cho blog.
9. Đặt các CTA tốt nhất, phù hợp nhất trên những trang hàng đầu
SEOer cần xem lại danh sách được tạo trong bước số 3. Đặc biệt xem kỹ các trang hoặc bài đăng được truy cập nhiều nhất trên blog. Các SEOer có thể cải thiện hoặc cập nhật để khiến những bài đăng vừa được chọn ra có giá trị hơn, hấp dẫn hơn. Sau đó, hãy đảm bảo các trang này có chứa CTA liên quan đến bài viết và hấp dẫn.
Những bài viết này đang thu hút lượng truy cập đông đảo, chúng sẽ hiệu quả hơn khi được thêm các CTA để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, góp phần thúc đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
Kết luận
Bài viết trên đã bật mí tới các độc giả các bước để cải thiện blog, trang web cho doanh nghiệp. SEOer có thể xóa hoặc sửa lại nội dung bị lỗi, khắc phục các lỗi kỹ thuật, thường xuyên tạo ra những nội dung mới có chất lượng cao,... Thực hiện tốt 9 thủ thuật SEO trên sẽ giúp blog doanh nghiệp lấy lại mức tăng trưởng 20%, 30%, thậm chí lưu lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên sẽ tăng trưởng không ngừng.
Huyền Nguyễn - Marketing AI
Theo Search Engine Watch
>> Có thể bạn quan tâm: Phương pháp nghiên cứu từ khóa giúp thương hiệu từng bước chinh phục “mỏ vàng SEO”
Bình luận của bạn