cover

Grab và Gojek: Cuộc chiến không khoan nhượng giành thị trường giao đồ ăn tại Đông Nam Á

10 Thg 09

Phát triển dựa trên sức mạnh nền tảng từ " xe ôm công nghệ", Grab và Gojek " thừa thắng xông lên" mở rộng quy mô hoạt động sang nhiều lĩnh vực như: ví điện tử, giao hàng.... và nổi...

Phát triển dựa trên sức mạnh nền tảng từ " xe ôm công nghệ", Grab và Gojek " thừa thắng xông lên" mở rộng quy mô hoạt động sang nhiều lĩnh vực như: ví điện tử, giao hàng.... và nổi bật lên tất cả, không thể không nhắc tới thị trường giao đồ ăn trực tuyến đầy tiềm năng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để thấy rằng Grab và Gojek "so đo nhau" từng tý một như nào nhé!

Grab & Gojek: 2 Startup " nóng nhất" Đông Nam Á

Trước giờ, mọi người vẫn nghe đến Grab nhiều hơn vì độ phủ sóng quá mạnh của họ. Grab gần như là cái tên " không đối thủ" trong thị trường xe ôm công nghệ cho đến ngày startup gọi xe hàng đầu Indonesia tuyên bố rót khoảng 500 triệu USD vào 4 thị trường tiềm năng: Thái Lan, Singapore, Phillipines và Việt Nam. Cuộc chơi chính thức bắt đầu từ đây, mở đầu là " cuộc chiến xe ôm 4.0" sau đó lan dần sang các thị trường khác và giao đồ ăn chính là " mồi ngon béo bở" mà cả 2 đều nhắm vào.

Grab và Gojek: Cuộc chiến không khoan nhượng giành thị trường giao đồ ăn tại Đông Nam Á- Ảnh 1.

Đánh vào thị trường Đông Nam Á đầy tiềm năng, cả Grab và Gojek đều đổ bộ vào đây, bắt đầu từ lĩnh vực giao thông đầy mới mẻ này và tạo được sức hút cực lớn với người tiêu dùng. Nếu như Gojek là " con chung" của Google, JD, Tencent rót vốn đầu tư và hiện startup này được định giá là 5 tỷ USD thì Grab lại đón nhận được sự đầu tư từ những " người anh lớn" phải kể đến như: Softbank, Huyndai, Toyota, Didi... với mức định giá hiện tại lên đến 6 tỷ USD. Dù được định giá thấp hơn nhưng những tiện ích mà Gojek mang lại thì không thể xem thường được. Gojek được xem là niềm tự hào của cộng đồng startup Indonesia với hàng loạt các tiện ích phát triển mạnh như: gọi xe, sửa xe, giao hàng... Nhờ việc phát triển mạnh mẽ và tạo được uy tín với khách hàng mà vị thế Gojek ngày càng khẳng định, vươn lên trở thành đối thủ xứng tầm với Grab.

Grab và Gojek: Cuộc chiến không khoan nhượng giành thị trường giao đồ ăn tại Đông Nam Á- Ảnh 2.

Không dừng lại ở lĩnh vực " gọi xe công nghệ", cả Grab và Gojek đều nhắm tới thị trường giao đồ ăn đầy màu mỡ. Nếu như tại Việt Nam, khi nhắc đến " giao đồ ăn", mọi người ai nấy đều nghĩ ngay tới Now thì giờ đây, đã có rất nhiều đối thủ khác nhảy vào, mang lại sự đa dạng và cạnh tranh khốc liệt trong thị trường này.

Grab và Gojek cạnh tranh với nhau trên mọi lĩnh vực và ở thị phần giao đồ ăn này, chỉ trong vòng 4 năm, Gojek đã có 400.000 chủ quán đăng ký thành đối tác và giao được 50 triệu đơn hàng/tháng, thống kê còn cho biết, số lượng đơn hàng của Gojek đạt tối thiểu 1,7 triệu đơn hàng/ngày tại thị trường Indonesia, Việt Nam và Thái Lan.

Grab tuy chậm chân hơn chút nhưng lại gia tăng thị trường nhanh chóng nhờ nguồn tiền đầu tư hùng hậu từ Softbank và vụ thâu tóm Uber năm 2018. Năm 2019, Grab cho biết đã tăng doanh số gấp 3 lần và số lượng chủ quán đăng ký đã tăng gấp đôi.

Thị trường giao đồ ăn: Mảnh đất vàng thu hút cả làng đầu tư

Grab và Gojek tuy là đối thủ của nhau trên mọi mặt trận nhưng có 1 sự trùng hợp khá bất ngờ là CEO của cả 2 đối thủ đều có chung học vấn, đều đến từ trường ĐH Harvard danh giá. Đồng sáng lập kiêm CEO của Gojek là Nadiem Makarim còn bên phía Grab là Anthony Tan. Họ cùng nhìn ra tương lai và cơ hội đầy tiềm năng khi nhìn vào thị trường giao đồ ăn, mang lại lợi nhuận gấp nhiều lần mảng gọi xe khi mà ngành công nghiệp giáo đồ ăn trên thế giới ngày càng cạnh tranh gay gắt và ai cũng muốn có miếng " bánh lớn" tại trị trường 300 tỷ USD này.

Grab và Gojek: Cuộc chiến không khoan nhượng giành thị trường giao đồ ăn tại Đông Nam Á- Ảnh 3.

Một chiến lược khác mà Gojek đang áp dụng thành công là tổ chức các lễ hội ẩm thực tại trung tâm Jakarta, có tên GoFood Festival. Phổ biến tới nỗi Gojek thiết lập tới 30 địa điểm như vậy khắp Indonesia. Mọi người đến để ăn uống nhưng cũng có thể trải nghiệm ứng dụng để đặt món. Với sự thành công như vậy, Gojek sẽ nhân rộng hình thức này tới nhiều quốc gia và khu vực để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình. Một điểm cộng nữa thu hút người dùng, chủ nhà hàng tham gia vào Gojek chính là chi phí đầu vào để mở " gian hàng" tại đây thấp, chủ quán hay nhà hàng đã đỡ được 1 khoản lớn trong việc thuê địa điểm, giờ đây họ chỉ cần lo nguyên liệu, bếp núc sao cho chế biến món ăn thật ngon, phần còn lại cứ để Gojek lo, và đương nhiên Gojek sẽ thu 1 khoản sinh lời nhất định và số tiền này được các chủ nhà hàng, quán xá cho rằng " chấp nhận được".

Grab cũng tăng tốc không kém cạnh. Hiện tại, Grab đã có mặt tại gần 200 thành phố của Indonesia từ 1 thành phố vào tháng 1/2018 và con số này còn tiếp tục tăng với đà tăng trưởng của Grab như hiện tại. Tại thị trường Việt Nam, ngày càng nhiều đơn vị nhắm vào thị trường giao đồ ăn trực tuyến này, Grab cùng Gojek không những phải đối đầu cạnh tranh với nhau mà còn rất nhiều đối thủ " sừng xỏ" có tiếng khác như Now, GoViet, Lala và ngày càng nhiều nhà hàng, quán ăn mở ứng dụng riêng đặt đồ.

Theo nghiên cứu của GCOMM, tần suất sử dụng các dịch vụ đặt món trực tuyến của người thành thị hiện khá cao, mở ra tiềm năng to lớn cho thị trường này tại Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể, 99% số người tham gia khảo sát cho biết sử dụng các dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến ít nhất 2-3 lần/tháng. Đáng chú ý, có đến 39% số người tham gia khảo sát đặt món thông qua ứng dụng 2-3 lần/tuần. Và dù còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ 1%, nhưng thị trường đã bắt đầu hình thành một nhóm khách hàng trẻ có thói quen bật ứng dụng trên điện thoại di động để đặt thức ăn mỗi ngày.

Xem thêm: Thiết lập chiến lược Content Marketing cho doanh nghiệp B2B – 3 bước đi tới thành công

Kết luận

Thị trường giao đồ ăn cũng như các thị trường vận tải khác, ứng dụng nào có tốc độ nhanh hơn, chi phí khách hàng bỏ ra ít hơn thì ứng dụng đó thắng. Không chỉ cạnh tranh về số lượng mà còn cần phải đầu tư cả về thái độ lẫn sự chuyên nghiệp khi giao hàng. Bởi làm dịch vụ rất quan trọng thái độ và cách ứng xử, Grab hay Gojek vốn là cuộc chiến không hồi kết và rằng cuộc chiến này cần sự " chiến đấu" cả trong cách ứng xử với khách hàng nữa thì mới phát triển bền vững được.

Phương Thảo - MarketingAI

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.