cover

Microsoft tung chiến dịch kỷ niệm 50 năm với đầy hoài niệm, khéo léo khơi gợi di sản công nghệ đồ sộ

25 Thg 04

Microsoft chính thức cán mốc 50 tuổi vào ngày 4/4 vừa qua với một chiến dịch quảng cáo mới. Mang màu sắc hoài niệm kết hợp cùng các di sản, chiến dịch vừa khẳng định vị thế của Microsoft, tôn vinh những thành tựu mà công ty đã đạt được, đồng thời thể hiện sự gắn kết sâu sắc với người dùng suốt 50 năm qua.

Thành lập năm 1975 bởi Bill Gates và Paul Allen, Microsoft đã trở thành một biểu tượng và nền tảng phát triển cho thị trường công nghệ trên toàn thế giới. Vào ngày 4/4 vừa qua, Microsoft chính thức đạt cột mốc 50 tuổi - đánh dấu một nửa thế kỷ thống trị thị trường này. Để kỷ niệm dịp quan trọng này, Microsoft đã tung chiến dịch quảng cáo mới.

Chiến dịch kỷ niệm 50 năm của Microsoft gây ấn tượng với màu sắc hoài niệm

Mang sắc thái hoài niệm kết hợp cùng tông màu rực rỡ, chiến dịch xoay quanh hành trình phát triển của Microsoft cùng những con người đã góp phần định hình nên thương hiệu này. Các thiết kế của thương hiệu tập trung vào ba chủ đề chính: “Thế giới”, “Khoảnh khắc biểu tượng” và “Ngày ấy – Bây giờ”.

Trong đó, Agency Koto đã thiết kế những ấn phẩm chính cho thương hiệu, với phong cách retro kết hợp cùng đồ họa chuyển động hiện đại, nhằm phản ánh hai mặt của chiến dịch – vừa tôn vinh hành trình đã qua, vừa hướng đến tương lai phía trước. 

Tâm điểm của thiết kế này là biểu tượng số "50", sử dụng bốn màu sắc đặc trưng lấy cảm hứng từ logo Windows cổ điển – đỏ, xanh dương, xanh lá và vàng – kết hợp với các cạnh răng cưa gợi nhớ đến những hình ảnh đồ họa độ phân giải thấp của những chiếc máy tính đầu tiên. Kết hợp với đó là phông chữ chủ đạo là Segoe Sans – font đặc trưng của thương hiệu.

Bên cạnh đó, hành trình phát triển của Microsoft được kể lại rất sống động qua những thiết kế này. Từ giao diện người dùng thời kỳ đầu với những nút bấm có viền đậm, các công nghệ huyền thoại một thời như MSN , Clippy hay Xbox,...cho đến sự bùng nổ của AI Copilot hiện nay. Từ đó khẳng định rằng trong suốt 50 năm qua, Microsoft đã luôn đồng hành và có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống con người và công nghệ, từ cách thức thiết kế hình ảnh cho đến toàn bộ giao diện người dùng.

Chiến dịch kỷ niệm 50 năm của Microsoft

Chiến dịch kỷ niệm 50 năm của Microsoft

Chiến dịch kỷ niệm 50 năm của Microsoft

Chiến dịch kỷ niệm 50 năm của Microsoft

Chiến dịch kỷ niệm 50 năm của Microsoft

Không chỉ là sự hoài niệm đơn thuần

Theo Cassidy Moriarty – Giám đốc chiến lược của Koto chia sẻ rằng: “Kỷ niệm 50 năm của Microsoft không chỉ là dịp để nhìn lại – mà là lời khẳng định về sứ mệnh luôn tạo nên sự khác biệt của thương hiệu: tinh thần đổi mới không ngừng.... Chiến dịch lần này cần tôn vinh di sản của Microsoft mà không chỉ tập trung vào tính hoài niềm thường thấy." Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh rằng "Thông điệp ‘thay đổi cần những người kiến tạo’ đã thể hiện trọn vẹn tinh thần ấy – một lời ghi nhận dành cho những người đã làm nên năm thập kỷ vừa qua, đồng thời là lời mời gọi đến những người sẽ định nghĩa tương lai phía trước.”

Bên cạnh các ấn phẩm quảng cáo, chiến dịch cũng bao gồm nhiều hoạt động đa dạng như: 

  • CSR: Microsoft đã trao tặng tổng cộng 2,5 triệu đô la cho 50 tổ chức phi lợi nhuận ở tiểu bang Washington, mỗi tổ chức nhận 50.000 đô la. Khoản tài trợ này nhằm tôn vinh cội nguôn phát triển của công ty và hỗ trợ các tổ chức cộng đồng tại khu vực Puget Sound. 
  • Hợp tác cùng các tổ chức uy tín thành lập AI for Good Lab: “AI for Good Lab” là một nhóm nghiên cứu của Microsoft tập trung vào việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để thúc đẩy tính bền vững, quyền con người, cơ hội và lòng tin. Những đối tác chính của dự án này là UW và Trung tâm Ung thư Fred Hutchinson.

Lời kết: 

Nhìn chung, chiến dịch 50 năm của Microsoft không có quá nhiều điểm đặc biệt, sáng tạo mà tập trung chủ yếu vào những di sản mà gã khổng lồ công nghệ này đã tạo nên trong suốt hàng chục năm qua. Đồng thời, củng cố sự gắn kết giữa thương hiệu và người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường công nghệ đầy cạnh tranh như hiện nay. 

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.