cover

Google Smart Shopping là gì? Làm thế nào để tổi ưu hóa chiến dịch Google Smart Shopping hiệu quả?

25 Thg 08

Thời đại của AI và Machine Learning đã tạo điều kiện cho hoạt động bán hàng trực tuyến trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Các advertisers (nhà quảng cáo) có nhiều chiến lược xác định mục tiêu và...

Thời đại của AI và Machine Learning đã tạo điều kiện cho hoạt động bán hàng trực tuyến trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Các advertisers (nhà quảng cáo) có nhiều chiến lược xác định mục tiêu và marketing để cân nhắc. Một trong những chiến thuật hiệu quả nhất trong thương mại điện tử hiện đại chính là việc sử dụng chiến dịch Google Smart shopping của Google.

Google Smart Shopping là gì? Làm thế nào để tổi ưu hóa chiến dịch Google Smart Shopping hiệu quả?- Ảnh 1.

Nguồn: Supportgoogle

Việc sử dụng Google smart shopping không những giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn giảm thiểu chi tiêu lãng phí và mang đến một sự đầu tư đầy tiềm năng.

Bỏ túi những tips dưới đây để sử dụng hiệu quả tính năng Google Smart Shopping.

Google Smart Shopping là gì?

Google Smart Shopping hay còn gọi là quảng cáo mua sắm là một hình thức quảng cáo mới của Google. Nền tảng này sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để tự động tối ưu hóa những chiến dịch mua sắm của bạn, điều chỉnh chiến dịch theo ngân sách và mục tiêu đề ra, từ đó tăng tối đa tỉ lệ chuyển đổi.

Google Smart Shopping là gì? Làm thế nào để tổi ưu hóa chiến dịch Google Smart Shopping hiệu quả?- Ảnh 2.

Google Smart Shopping là gì? (Nguồn: Haravip)

Chiến dịch Google Smart Shopping phát triển những quảng cáo sáng tạo qua việc sử dụng nguồn cấp dữ liệu sản phẩm hiện có trong tài khoản Quảng cáo của bạn. Bạn chỉ cần thiết lập ngân sách và mục tiêu cho chiến dịch quảng cáo, Google sẽ hỗ trợ phần còn lại.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng với cùng ngân sách chạy quảng cáo cho một chiến dịch, sử dụng Google Smart Shopping sẽ giúp thương hiệu gia tăng tỉ lệ chuyển đổi lên tới 20% so với chạy quảng cáo truyền thống.

Google Smart Shopping hoạt động như thế nào?

Thuật toán trí tuệ nhân tạo AI của Google sử dụng tất cả những dữ liệu từ nội dung đến hình ảnh có sẵn của bạn trong nguồn cấp dữ liệu sản phẩm. Từ đó, tạo nên những quảng cáo mới cho sản phẩm của bạn và tối ưu hoá chúng qua việc sử dụng công nghệ máy học (machine learning).

Google Smart Shopping là gì? Làm thế nào để tổi ưu hóa chiến dịch Google Smart Shopping hiệu quả?- Ảnh 3.

Nguồn: Shotify

Theo Google, quá trình triển khai và tối ưu hoá quảng cáo này mất đến khoảng 15 ngày. Khi đó, thuật toán AI đã thu thập đủ dữ liệu để tăng tối đa lợi tức đầu tư của bạn (ROI). Hệ thống dựa trên máy học sẽ tự đông tăng hoặc giảm giá thầu từ khoá (keyword bids) và ngân sách quảng cáo nhằm giúp bạn thực hiện nhiều chuyển đổi hơn.

Yêu cầu cơ bản của chiến dịch Smart Shopping

Trước khi sử dụng những chiến dịch chuyên biệt này, bạn cần lưu ý 1 số điều sau:

  1. Tài khoản Google Ads.
  2. Tài khoản Google Merchant Center.
  3. Nguồn cấp dữ liệu sản phẩm được tải lên vào tài khoản Google Marchant Center nhằm cung cấp dữ liệu giúp Google Ads tạo mô tả quảng cáo.
  4. Tính năng theo dõi chuyển đổi (Conversion-tracking) Công cụ này phải được thiết lập cùng những giá trị giao dịch cụ thể. Bên cạnh đó, bạn cần cài đặt thẻ marketing trên website của mình.
  5. Có ít nhất 100 người dùng.

11 mẹo hay giúp tối ưu hoá chiến dịch Google Smart

1. Tính chính xác của dữ liệu

Sự thành công của chiến lược này phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng của những dữ liệu đang có. Google cần đầy đủ dữ liệu về lịch sử của các chỉ số đánh giá hiệu quả công việc chính (KPIs). Càng nhiều những dữ liệu có sẵn, càng tốt cho ROI của bạn. Bên cạnh đó, dữ liệu thu thập phải đầy đủ và chính xác để không làm sai lệch việc ra quyết định của AI.

2. Tham khảo Dữ liệu để phân chia ngân sách tốt hơn

Nền tảng sẽ cố gắng tăng tỉ lệ chuyển đổi nhiều nhất có thể trong phạm vi ngân sách đã đặt của bạn. Phân tích lịch sử dữ liệu sẽ giúp bạn xem lại các khoản chi tiêu từ trước đến nay để thiết lập ngân sách của bạn tốt hơn.

3. Target tới tất cả các sản phẩm

Sử dụng một chiến dịch duy nhất target tới tất cả các sản phẩm có sẵn của bạn. Điều này giúp cải thiện hiệu suất và cũng khiến việc so sánh dữ liệu của sản phẩm này với sản phẩm khác trở nên dễ dàng hơn.

4. Phân loại sản phẩm

Qua việc phân loại sản phẩm, bạn có thể thu hẹp mục tiêu quảng cáo sản phẩm và target chúng với những đối tượng cụ thể, giúp Google Ads tối ưu hóa quảng cáo dễ dàng hơn, nhắm đúng đối tượng phù hợp nhất.

5. Theo dõi những mục tiêu được loại trừ (Targeting Exclusions)

Chiến dịch Google Smart Shopping sử dụng nhiều thông số nhắm mục tiêu để nâng cao tính năng xác định đối tượng quảng cáo.

Nếu Google Ads phát hiện ra một phương pháp nhắm mục tiêu đang hoạt động kém hiệu quả, nó sẽ ngừng chi tiêu cho phương pháp đấy và chuyển trọng tâm sang các phương pháp khác hiệu quả hơn. Mặc dù điều này nghe có vẻ tốt cho ngân sách của bạn nhưng có thể sẽ loại bỏ cả nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng với sản phẩm của bạn.

Bạn nên theo dõi chặt chẽ các loại trừ mà Google tạo ra trong chiến dịch của bạn để đảm bảo nó không loại bỏ những yếu tố có giá trị, ví dụ như vị trí địa lý.

6. Tối ưu hóa quảng cáo sản phẩm

Google sẽ tạo mô tả sản phẩm cho quảng cáo của bạn bằng cách sử dụng thông tin từ nguồn cấp danh sách sản phẩm hiện có. Để đảm bảo việc xây dựng những chiến dịch quảng cáo mua sắm tự động tốt hơn, hãy chắc chắn bạn đã tối ưu hóa tiêu đề, mô tả, hình ảnh và giá cả sản phẩm của mình.

7. Quality Score (Điểm chất lượng)

Điểm Chất lượng là dữ liệu Google sử dụng để xếp hạng quảng cáo. Google cân nhắc nhiều yếu tố, bao gồm mức độ liên quan của quảng cáo, tỷ lệ nhấp (CTR) dự kiến và trải nghiệm người dùng. Bạn nên cải thiện những yếu tố trên và tạo ra các quảng cáo phù hợp hơn cho mục tiêu khách hàng của bạn.

8. Thử nghiệm với tính năng ROAS

Có mục tiêu ROAS là một điều tốt. Tuy nhiên, nếu bạn đặt con số ROAS trong tài khoản của mình, nó có thể cản trở khả năng sử dụng toàn bộ ngân sách của bạn. Bằng cách xoá bỏ hoặc giảm thiểu phần này, bạn có thể thấy các chiến dịch smart shopping trên Google Ads có thể tạo ra giá trị chuyển đổi lớn hơn.

9. Giảm các bước mua hàng của người dùng

Bạn hãy đặt khách hàng là trung tâm. Không phải khách hàng nào cũng đủ kiên nhẫn để thực hiện những quy trình mua hàng dài dòng và khó hiểu. Bằng cách giảm touchpoints digital, bạn có thể cung cấp một lộ trình chuyển đổi ngắn và thuận tiện hơn cho người dùng, giảm tỷ lệ thoát và tỷ lệ bỏ đơn hàng.

10. Tránh hiện tượng "Landing Page Not Found"

Đây là một lỗi nghiêm trọng không chỉ khiến gia tăng tỷ lệ thoát trang của bạn mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín thương hiệu. Bằng cách luôn cập nhật các vấn đề như liên kết lỗi thời, URL bị hỏng và sự cố máy chủ, bạn có thể giảm thiểu các vấn đề trên khiến khách hàng cảm thấy thoải mái khi truy cập vào site của bạn cũng như gia tăng uy tín chất lượng thương hiệu.

11. Luôn luôn kiểm tra

Với Google Smart Shopping, bạn nên thử nghiệm những trình duyệt cài đặt khác nhau. Thử vận hành các chiến dịch khác nhau với cài đặt khác nhau để xác định các yếu tố thành công hay thất bại.

Phân tích hiệu suất không phải là một tùy chọn

Bạn có thể nghĩ Google Smart Shopping là một công cụ để bạn thiết lập rồi lãng quên nhưng sự thật không phải vậy. Mặc dù Google Ads có thể hỗ trợ bạn nhiều trong công việc, bạn phải luôn thận trọng với việc phân tích và thử nghiệm dữ liệu của mình.

Kiểm tra PPCexpo để có được thông tin chi tiết hữu ích về dữ liệu của bạn hiện tại, giúp Google tạo quảng cáo tốt hơn, vận hành chiến dịch hiệu quả hơn.

Google Smart Shopping là gì? Làm thế nào để tổi ưu hóa chiến dịch Google Smart Shopping hiệu quả?- Ảnh 4.

>> Xem thêm: Tài liệu Google Ads, Tự học Google Adwords 2020, Tại sao không?

Phương Thảo - MarketingAI

Theo ppcexpo

>>> Có thể bạn quan tâm: Bạn nên chọn quảng cáo Google Adw hay Facebook Ads?

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.