GMV là gì? Ứng dụng GMV trong kinh doanh

18 Thg 03

Nếu như bạn điều hành một trang Web thương mại điện tử hoặc giao dịch với bất kỳ loại hình bán lẻ nào, GMV là một chỉ so quan trọng mà bạn cần lưu ý. Đây là số liệu quan...

Nếu như bạn điều hành một trang Web thương mại điện tử hoặc giao dịch với bất kỳ loại hình bán lẻ nào, GMV là một chỉ so quan trọng mà bạn cần lưu ý. Đây là số liệu quan trọng phải ghi nhớ khi tìm cách tăng doanh số bán hàng và mở rộng lợi nhuận doanh nghiệp của bạn.

Vậy GMV là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử? Làm thế nào để tính toán GMV? Hãy cùng Marketing AI khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

GMV là gì?

Theo Investopedia định nghĩa: GMV viết tắt của Gross merchandise value - là tổng giá trị hàng hoá được bán trong một khoảng thời gian nhất định bằng việc trao đổi giữa khách hàng với khách hàng (C2C) thông qua trang web.

Nó là thước đo cho sự phát triển của doanh nghiệp hoặc việc sử dụng trang web để bán hàng hóa do người khác sở hữu. Theo Viện Tài chính Doanh nghiệp, tổng giá trị hàng hoá thương mại điện tử nên được đo lường ít nhất một lần mỗi năm.

Tổng giá trị hàng hóa (GMV) thường được sử dụng để xác định tình trạng kinh doanh của trang web thương mại điện tử. Bởi vì, doanh thu sẽ là một con số của tổng hàng hóa đã bán và các khoản phí được tính. GMV hiệu quả nhất khi được sử dụng như một thước đo so sánh theo thời gian, chẳng hạn như giá trị quý hiện tại so với giá trị quý trước đó.

GMV là gì?

GMV là gì

B2B là gì?

Một số ví dụ về khái niệm GMV

Hai trong số các trang thương mại C2C phổ biến nhất tại Việt Nam là Shopee và Lazada. Giả sử, trong quý đầu tiên của năm, Shopee đã bán được 100 hàng hóa. Để cho đơn giản, tất cả những hàng hóa đó đều có giá 50.000 VNĐ. Trong quý đầu tiên, GMV của Shopee sẽ là 100 x 50.000VNĐ = 5.000.000. 

Và trong cùng một quý đấy, Lazada đã bán được 80 hàng hóa. Một lần nữa để cho đơn giản, tất cả hàng hóa đều có giá là 40.000 VNĐ. Trong quý đầu tiên, GMV của Lazada sẽ là 80 x 40.000 VNĐ = 3.200.000

Trong ví dụ này, Shopee có GMV tốt hơn ở mức 5 triệu so với Lazada ở mức 3 triệu 2. Tuy nhiên, điều này không nói lên toàn bộ câu chuyện. Trên các trang web này, một phần doanh thu phải trả lại cho người đã bán hàng hóa đó; Shopee và Lazada chỉ giữ các khoản phí họ tính, đó là doanh thu thực tế của họ.

Trong ví dụ này, Shopee tính phí 2% và do đó, sẽ mang lại 10.000 VNĐ ( 5 triệu x 2%). Mặt khác, Lazada tính phí cao hơn là 4% trong ví dụ này.  Lazada sẽ mang về 128.000 VNĐ (3 triệu 2 x 4%). Trong ví dụ này, Lazada thực sự hoạt động tốt hơn vì nó mang lại doanh thu cao hơn.

Shopee và Lazada là 2 trang thương mại C2C phổ biến nhất tại Việt Nam

Shopee và Lazada là 2 trang thương mại C2C phổ biến nhất tại Việt Nam

Tại sao chỉ số GMV lại quan trọng?

Vì các nhà bán lẻ có thể là nhà sản xuất hoặc không phải là nhà sản xuất hàng hóa mà họ bán nên việc đo lường tổng giá trị hàng hoá giúp nắm bắt được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Điều này đặc biệt đúng trong thị trường khách hàng với khách hàng, nơi nhà bán lẻ chỉ đóng vai trò như một bên thứ ba để kết nối người mua và người bán mà không cần tham gia.

Ngoài ra, GMV cũng có thể tạo ra giá trị cho các nhà bán lẻ trong lĩnh vực ký gửi hàng hoá, vì họ chưa bao giờ chính thức mua những hàng hoá đó. Hiểu đơn giản thì đây là hành vi ủy thác, giao lại cho người khác hoặc phí đại lý, lưu ký hoặc chăm sóc bất kỳ vật liệu hoặc hàng hóa nào nhưng vẫn giữ quyền sở hữu hợp pháp cho đến khi vật liệu hoặc hàng hóa được bán.

Nói chung, họ không bao giờ là chủ sở hữu thực sự của các mặt hàng, vì cá nhân hoặc tổ chức đã đặt mặt hàng đó để ký gửi có thể trả lại và yêu cầu mặt hàng đó nếu họ chọn.

GMV phán ánh hiệu quả kinh doanh 

GMV phán ánh hiệu quả kinh doanh

Một số hạn chế của việc sử dụng GMV trong marketing

Mặc dù GMV đại diện cho tổng giá trị hàng hóa được bán trên sàn giao dịch C2C, nhưng nó không thực sự phản ánh lợi nhuận của một công ty.

Ví dụ, nếu GMV của một công ty là 500 đô la trong tháng, thì toàn bộ 500 đô la đó sẽ không được chuyển đến công ty; phần lớn trong số đó sẽ đến tay cá nhân đã bán hàng hóa. Doanh thu thực sự của công ty sẽ là khoản phí mà công ty tính cho việc sử dụng trang web của mình. Nếu phí là 2%, thì doanh thu thực sự của công ty khi đó sẽ là 500 đô la x 2% = 10 đô la.

Tùy thuộc vào từng loại trang thương mại điện tử, GMV cũng có thể có những nhược điểm khác. 

Ví dụ: Nếu một công ty là nhà bán lẻ trực tuyến, sản xuất và bán hàng hóa của chính mình, GMV sẽ cho biết doanh thu của một công ty, nhưng số liệu này thường bị giới hạn. Nó sẽ không cho bạn biết số lượng khách hàng ghé thăm cửa hàng hoặc doanh thu từ các khách hàng mua lại sản phẩm, đó là những chỉ số quan trọng về mức độ hài lòng của khách hàng và là thước đo cho sự bền lâu của một doanh nghiệp.

Chỉ số hài lòng của khách hàng thể hiện sức bền của doanh nghiệp

Chỉ số hài lòng của khách hàng thể hiện sức bền của doanh nghiệp

SMO là gì?

Công thức tính chỉ số GMV là gì?

Cách đơn giản và phổ biến nhất để tính GMV là sử dụng công thức dưới đây. Chỉ cần lấy giá hàng hoá bán cho khách hàng nhân với số lượng mặt hàng đã bán:

GMV = Giá bán hàng hóa x Số lượng hàng hóa đã bán

VD: Giả sử bạn bán 10 sản phẩm với giá 100.000 VNĐ mỗi sản phẩm, thì GMV của bạn sẽ lên tới 1 triệu VNĐ.

Kết Luận

Mặc dù GMV là một số liệu tốt để xác định tổng giá trị hàng hoá, tuy nhiên chỉ số này cần được sử dụng cùng với các số liệu khác để giúp bạn có cái nhìn tổng thể về hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Điều quan trọng mà bạn cần phải lưu ý là thường xuyên đo lường sự phát triển của doanh nghiệp qua mỗi tháng để kịp thời thay đổi chính sách kinh doanh. Marketing AI mong rằng những kiến thức trên về GMV là gì sẽ giúp bạn có một bức tranh hoàn chỉnh để ứng dụng cho doanh nghiệp của mình.

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.