Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Nhưng xã hội hiện đại lại đang đánh mất chính cửa sổ tâm hồn của mình với những đôi mắt dại đi vì chỉ tiếp xúc với màn hình điện thoại. Thực trạng này, theo Unilever nhận định, xảy ra nhiều nhất ở nhóm cha mẹ thế hệ Millenial. Chính vì ba mẹ quá mải mê đến cuộc sống trên những trang mạng xã hội đã khiến con trẻ vô tình học theo, từ đó làm mất kết nối thực giữa gia đình. Từ đó OMO triển khai campaign "Tạm rời màn hình, trải nghiệm cuộc sống cùng OMO” rất thông minh, dùng chính công nghệ để giải quyết vấn đề công nghệ.
Dùng công nghệ giải quyết vấn đề công nghệ
Thương hiệu OMO luôn được coi là người dẫn đầu trong lĩnh vực giặt tẩy tại Việt Nam bởi những thông điệp tình thương được truyền tải vào sản phẩm. Không chỉ tạo được những chiến dịch rất thành công như "Dirt is good - Sợ gì lấm bẩn" cổ vũ cho tinh thần vui chơi của con trẻ, OMO còn là thương hiệu bột giặt được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng nhiều nhất.
Năm 2018, OMO tiếp tục quay trở lại thị trường quảng cáo với chiến dịch “Tạm rời màn hình, trải nghiệm cuộc sống cùng OMO” áp dụng công nghệ bumper ads để thúc đẩy người dùng rời bỏ màn hình điện thoại và dành thời gian nhiều hơn cho gia đình. Quảng cáo chỉ vỏn vẹn 6 giây nhưng đủ thu hút khiến người xem ngẫm lại về thực trạng nghiện smart phone của chính mình, từ đó lan tỏa thông điệp ý nghĩa đến người tiêu dùng.
>> Xem thêm: Chiến lược Marketing Mix của Omo: Con Át chủ bài của Unilever
Công nghệ Bumper ads được áp dụng thông minh
Nhãn hiệu bột giặt của tập đoàn Unilever sử dụng một cách liền lạc các công cụ quảng cáo số, nhưng Bumper Sequence Ads chính là công cụ tạo điểm nhấn của chiến dịch lần này. Bumper Sequence Ads là loạt clip ngắn chỉ kéo dài 6s xuất hiện khi người dùng xem Youtube, được lồng ghép khéo léo vào những đoạn clip được xem nhiều bởi các ông bố bà mẹ thế hệ Millennial.
Với 3s đầu, đoạn clip thể hiện nỗi cô đơn của mọi người trùng khớp với mỗi đối tượng, và 3s sau là thế giới kết nối nhiều màu sắc hơn giữa mọi người trong gia đình với nhau, có sự kết nối của cha mẹ và con cái.
(Video: OMO Vietnam)
Các clip kế đến được lập trình dựa theo thời gian online của đối tượng từ chuỗi clip đầu tiên với 3 cột mốc thời gian: 30p, 60p và 120p. Ở mỗi cột mốc thời gian, thông điệp ngày càng được nhấn mạnh, tạo động lực lớn hơn để người tiêu dùng “Tạm rời màn hình, trải nghiệm cuộc sống”. Có thể thấy rằng dạng video này hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng mà còn kích thích hành động, nhận thức được việc rời xa màn hình smartphone.
Nối tiếp việc truyền thông điệp bằng video ngắn 6s, OMO chốt hành động của người dùng tại microsite https://muahethatomo.com bằng cơ hội đổi vé tham dự các khóa học ngoại khoá bổ ích cho cả cha mẹ và con. Kết thúc chiến dịch, OMO đã tiếp cận hơn 13 triệu người mẹ trên khắp Việt Nam, tạo tác động tích cực đến hàng triệu gia đình Việt, trong đó thành tựu lớn nhất mà nhãn hàng mang lại, chính là giúp kết nối các thành viên trong gia đình với nhau, để mỗi người có thể tạm buông chiếc smartphone, cùng vui chơi, cùng lấm bẩn, cùng tận hưởng những phút giây tình thân ấm áp.
Kết
Thuật ngữ bumper ads đã được OMO sử dụng rất nhuần nhuyễn và chuyên nghiệp với chiến dịch lần này. Được dự đoán là xu thế quảng cáo trong tương lai, quảng cáo bumper ads kéo dài vỏn vẹn 6s có thể là thách thức lớn đối với nhà quảng cáo. Tuy nhiên, nếu biết vận dụng đúng cách, loại hình quảng cáo này sẽ đem lại những thành công không hề nhỏ cho thương hiệu.
Nguồn: Brands Vietnam
Bình luận của bạn