Dự đoán 04 xu hướng tiếp thị bị “khai tử” trong năm 2023

29 Thg 12

Thị trường Truyền thông - Marketing luôn đòi hỏi các nhà tiếp thị phải đổi mới, cập nhật các xu hướng theo các giai đoạn. Xu hướng Marketing thay đổi theo từng năm, tùy vào sự biến chuyển của thị trường, công nghệ, khách hàng và vô số những tác nhân khách quan khác. Xu hướng đến và đi nhanh như một cơn gió, không bao giờ chờ đợi bất kỳ ai hay lĩnh vực nào. Theo các chuyên gia từ Hubspot, sẽ có 4 xu hướng marketing bị “khai tử” trong năm 2023. Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm, hãy cùng MarketingAI tìm hiểu về những xu hướng này qua bài viết dưới đây!

Long-form Video sẽ bị hạn chế

Long-form Video sẽ bị hạn chế
Long-form Video không còn là cách tiếp thị nội dung tối ưu

TikTok ra đời vào năm 2017. Nhiều dự đoán cho rằng nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc là “phát súng” mở đầu cho định dạng video ngắn. 5 năm sau, giả thuyết đã trở thành sự thật. TikTok trở thành “đế chế” 1 tỷ người dùng và chạm mốc 3,5 tỷ lượt tải xuống trong quý 1/2022. Theo Báo cáo Xu hướng & Chiến lược Tiếp thị năm 2023 của HubSpot, quan điểm “10 phút là thời lượng hoàn hảo của một sản phẩm video” nhận sự đồng thuận của 96% nhà tiếp thị tham gia khảo sát. Điều này đồng nghĩa, "đất diễn" của video dài sẽ bị hạn chế hơn trước thế thượng phong của video ngắn.

Thế nhưng, Hubspot cho rằng video thời lượng dài sẽ không hoàn toàn bị “khai tử”. Ngược lại, cả 2 định dạng video cùng nằm trong một hành trình mua hàng. Video ngắn sẽ giữ vai trò tạo sự chú ý và chuyển đổi người xem sang video dài. Video thời lượng dài cung cấp thêm thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, từ đó thúc đẩy hành vi mua hàng. 

Instagram không còn là nền tảng tiếp thị tỷ đô

Instagram không còn là nền tảng tiếp thị tỷ đô
Instagram "thất thế" trong thời điểm hiện tại

Instagram được khai sinh bởi lập trình viên Kevin Systrom, trở thành nền tảng chia sẻ ảnh trực tuyến thu hút hơn 1 tỷ người dùng sau 12 năm thành lập. Kevin Systrom tiết lộ mục tiêu ban đầu là tạo ứng dụng kể chuyện bằng hình ảnh. Bộ lọc ảnh, mẫu layout thiết kế riêng cho ứng dụng, giao diện ô vuông thân thiện đến quy tắc ít chữ - ảnh đơn đều thể hiện tính thẩm mỹ đặc trưng của nền tảng. Tuy nhiên, đặc điểm “chuộng cái đẹp” của Instagram đã thay đổi.

Cụ thể, Instagram đã thông báo xóa “tất cả các hiệu ứng liên quan đến phẫu thuật thẩm mỹ” khỏi Thư viện Hiệu ứng. Động thái từ ứng dụng chia sẻ ảnh hàng đầu xuất phát từ một nghiên cứu năm 2018. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng việc tiếp xúc với những hình ảnh lý tưởng trên Instagram tác động tiêu cực đến việc người dùng nhìn nhận cơ thể ở ngoài đời.

Người dùng cảm thấy mệt mỏi với những bộ ảnh đã qua chỉnh sửa kỹ càng của Instagram. Đặc biệt, Gen Z ưu tiên tính chân thực hơn là sự bóng bẩy trên mạng. Theo Hubspot, thương hiệu trong năm 2023 cần phải thể hiện hình ảnh gần gũi hơn để thu hút người dùng. 

Branded Content trở thành phương thức KHÔNG hiệu quả

Branded Content trở thành phương thức KHÔNG hiệu quả
Content Branded trở thành phương thức KHÔNG hiệu quả

Branded Content (Nội dung do thương hiệu sản xuất) từng được cho là không hiệu quả, vì khán giả không cảm nhận sự gần gũi từ thương hiệu. Vì vậy, marketer chuyển sang hợp tác với KOL/ Celebrity để gia tăng độ tin cậy trong mắt người dùng. Không may, cách làm thay thế này cùng sắp bị vô hiệu hóa trong năm 2023

Nhiều thương hiệu và người nổi tiếng đối mặt phản ứng tiêu cực từ khán giả khi tung ra “quảng cáo giả trân”. Lần hợp tác giữa thương hiệu thuần chay Beyond Meat và ngôi sao truyền thông Kim Kardashian đã “công phá” mạng xã hội năm qua, nhưng theo cách hoàn toàn gây hại. Hình ảnh ngôi sao 42 tuổi thưởng thức món thịt làm từ thực vật trong TVC quảng cáo của hãng thuần chay đã vấp tranh cãi. Nữ nghệ sĩ bị bóc mẽ “nhai không khí” trong suốt 28 giây quảng cáo. Mặc dù ca ngợi thịt thực vật “ngon một cách đáng ngạc nhiên, sản phẩm từ Beyond Meat tốt cho bạn và cho cả hành tinh”, khán giả vẫn chỉ trích vì cô không hề ăn một miếng bánh hamburger, viên thịt hay miếng taco nào trong quảng cáo. “Đây là thịt thuần chay Beyond Meat, ngon tới mức bạn không cần phải ăn”, một bình luận châm biếm.

Sự cố của Beyond Meat và ngôi sao Kardashian không phải là ví dụ hiếm hoi. Nghiên cứu của Morning Insult chỉ ra niềm tin khán giả dành cho người nổi tiếng đang thực sự giảm dần. Chỉ 44% Gen Z tin nội dung quảng cáo từ các ngôi sao và vận động viên, con số này giảm còn 38% với Millennials.

Theo nghiên cứu, Micro-influencer là một lựa chọn tốt hơn so với người nổi tiếng. Micro-influencer chỉ những người có tầm ảnh hưởng trong một nhóm rất nhỏ (5000 -25.000), bao gồm những cá nhân giống như người dùng, đang công tác hoặc có một sở thích đặc biệt về một lĩnh vực nào đó. Họ có thói quen đăng những nội dung có liên quan đến sở thích hay chuyên môn của mình trên mạng xã hội. So với Celebrities (Trên 1 triệu người theo dõi), Micro-influencer có lượng fan không cao bằng, nhưng khá tích cực tương tác với khán giả. Trên thực tế, hợp tác với Micro-Influencer sẽ trở thành xu hướng trong năm tới, hơn một nửa nhà tiếp thị (56%) cho biết đã lên kế hoạch đầu tư vào nhóm ảnh hưởng này.

Quảng cáo sản phẩm trên thế giới ảo Metaverse

Quảng cáo sản phẩm trên thế giới ảo Metaverse
29% nhà tiếp thị có kế hoạch ngừng chi tiêu tiếp thị cho metaverse

28/10 năm ngoái, Facebook đổi tên công ty thành Meta, nhằm tách mình ra khỏi doanh nghiệp truyền thông xã hội đang chìm trong khủng hoảng và hướng tới một thế giới kỹ thuật số mới, được gọi là metaverse. Sự kiện này khiến các nhãn hàng không khỏi tò mò. Các hãng thể thao như adidas, Balenciaga, Gucci, công ty công nghệ như Samsung, Apple đến các nhà bán lẻ F&B như Coca-Cola, Heineken cũng lần lượt bỏ phí đầu tư vào “vũ trụ ảo”.

Tuy nhiên, sự tò mò ban đầu đã vụt tắt. Báo cáo của Hubspot cho thấy 29% nhà tiếp thị có kế hoạch ngừng chi tiêu tiếp thị cho metaverse. Ngoài ra, hơn một phần tư (27%) có kế hoạch ngừng sử dụng VR và AR trong quảng cáo. Các thương hiệu lập luận rằng metaverse rất hấp dẫn, nhưng nó tiêu tốn quá nhiều nguồn lực so với hiệu quả mang lại. Trên thực tế, trong cuộc họp tháng 7 năm nay, Meta cho biết công ty đang hạn chế các khoản đầu tư vào mảng kinh doanh thực tế ảo do sự sụt giảm doanh thu. Apple - một đối thủ của Meta trong không gian thực tế ảo, cũng nói rằng công ty sẽ "cân nhắc kỹ hơn" trước khi chi tiêu mạnh cho lĩnh vực này. 

Xu hướng thực tế tăng cường hàng đầu năm 2023: Tầm nhìn 60 tỷ USD & 1,4 tỷ người dùng

Thảo Triệu - MarketingAI

Theo Marketers Zone

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.