Dự đoán tăng trưởng thị trường bán lẻ Việt Nam trong 3 năm tới

Theo Savills, năm 2017, doanh số bán lẻ của Việt Nam đạt 129 tỷ USD, tăng mạnh 11% so với cùng kỳ năm ngoái, mức rất cao so với khu vực ASEAN. Ngoài ra, theo báo cáo của ATKearney được công bố vào năm 2017, thị trường bán lẻ của Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới, sau Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập trên khía cạnh mức độ hấp dẫn của thị trường

Thị trường bán lẻ Việt Nam tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (Ảnh: Asia Web Direct)

Tổng quan về thị trường bán lẻ Việt Nam

Tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam là rất lớn. Trong giai đoạn 2018-2021, thị trường bán lẻ được dự đoán sẽ tăng trưởng ổn định nhờ nhu cầu giải trí tăng (10%/năm), cửa hàng tạp hóa hiện đại (9%/năm) và hàng may mặc (6%/năm). Bên cạnh ngành hàng thời trang, dịch vụ cá nhân và giải trí như trung tâm thể thao đa năng và rạp chiếu phim sẽ ngày càng mở rộng hơn nhằm cung cấp mức sống tốt hơn cho người dân tại các thành phố lớn.

Từ đó, phát sinh nhu cầu về mặt bằng các cửa hàng ngày càng gia tăng. Các trung tâm Vincom mở ra khá nhiều, Vincom Retail thì mở ra liên tục. Từ năm 2015, Vincom Retail nhanh chóng mở rộng tại các tỉnh thành cấp 2 và 3. Với vị trí tại trung tâm của các tỉnh thành và gần như không có sự cạnh tranh giữa các thương hiệu khác. Vincom retail được kỳ vọng sẽ mang lại lợi thế tuyệt đối cho công ty.

Thương hiệu H&M gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2017 và không ngừng phát triển với hệ thống cửa hàng tại hai thành phố lớn Hà Nội và Tp. HCM. Chia sẻ trong báo cáo tài chính 2017, H&M nhận định rằng thị trường Việt Nam đang trả về những tín hiệu tích cực. Báo cáo cũng chỉ rõ thị H&M thu lợi khoảng gần 179 tỷ đồng chỉ trong 3 tháng cuối năm 2017.

Related image
HM đang nhận định những tín hiệu tích cực từ thị trường Việt Nam (Ảnh: About.hm)

Theo Savills, năm 2017, thị trường bán lẻ Tp.HCM chứng kiến ít sự biến động về nguồn cung với chỉ khoảng 50.000 m2 sàn bán lẻ mới, ít hơn so với 2 năm trước đó. Trong năm 2018, không có dự án quy mô lớn nào được khai trương đi vào hoạt động. Điểm nhấn là sự hồi sinh của một dự án cũ tại quận 5 sau khi thuộc về chủ sở hữu mới cùng sự mở rộng của các chuỗi siêu thị.

Tổng nguồn cung sàn bán lẻ cuối năm 2017 đạt mức xấp xỉ 1,2 triệu m2, trong đó khu vực ngoài trung tâm cung cấp gần 86%. Tuy nhiên nếu như 2017 là một điểm dừng thì 2018 sẽ hứa hẹn là một năm bùng nổ của thị trường bán lẻ với hàng loạt các trung tâm mua sắm mới đang trong quá trình hoàn thiện.

Đặc biệt tại TP.HCM, sự thay đổi trong kinh doanh bán lẻ đang diễn ra rõ nét nhờ vào sự phát triển kinh tế năng động, mặt bằng thu nhập liên tục được tăng lên. Các trung tâm mua sắm quy mô lớn ngày càng linh hoạt trong việc đa dạng hóa khách thuê, tập trung vào những xu hướng tiêu dùng mới như thời trang nhanh, ẩm thực và giải trí trong khi vẫn đáp ứng tốt nhu cầu xa xỉ phẩm, đặc biệt là các thương hiệu quốc tế.

Related image
Các trung tâm mua sắm đáp ứng tốt nhu cầu của các thương hiệu quốc tế (Ảnh: Baomoi)

Kết

Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức rất lớn khi một loạt thương hiệu quốc tế đang có ý định xâm nhập thị trường này. Mặc dù thị trường bán lẻ Việt Nam đang rất phát triển tuy nhiên chưa nhiều nhãn hiệu trong nước sẵn sàng ra nhập thị trường này. Để cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài, các nhà sản xuất và phân phối Việt Nam cần tập trung đáp ứng yêu cầu của khách hàng sao cho hiệu quả. Đó sẽ là nguồn thu hàng đầu từ thị trường bán lẻ.

Nguồn: Tổng hợp 

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.