Digital marketing agency là gì? Bạn đã từng nghe đến khái niệm này? Nếu đã có những hiểu biết cơ bản về Digital Marketing Agency thì đâu là những kiến thức giúp bạn lựa chọn được 1 Agency tốt để hợp tác hoặc làm việc?
Khái niệm Digital Marketing Agency là gì?
Trong ngành marketing (marketing industry) nói chung hay digital marketing nói riêng có nhiều loại công ty và nhiều phân ngành nhỏ. Và mỗi loại công ty – mỗi phân ngành lại yêu cầu/đề cao những giá trị khác nhau của một nhân sự hay các sản phẩm sáng tạo và tiếp thị truyền thông mà họ cung cấp cho các client của mình. Đối với công ty Digital Marketing Agency, thì sự chuyên chính và tập trung (focus) là điều được trân trọng: khi bạn làm tại agency tức là bạn làm “một việc cho nhiều người”, câu “một nghề cho chín còn hơn chín nghề” áp dụng ở đây là đúng. Người làm ở agency sẽ rất chuyên chính vào nghiệp vụ (expertise) của mình – và khách hàng cũng trân trọng sự chuyên chính đó. Vì chỉ riêng trong một chuyên môn thì bạn đã có rất nhiều thứ để làm: làm tốt nhất những điều mình đang có, luôn phải cập nhật những thông tin và xu hướng mới nhất của thị trường và người tiêu dùng, trau dồi kiến thức và ý tưởng...
Sau khi lang thang đâu đó trên net để thấy đâu đây điểm được nhiều người yêu thích nhất khi làm tại agency là nét tươi mới trong công việc mỗi ngày. Việc được tiếp xúc với nhiều sản phẩm, ngành hàng, vấn đề & mục tiêu … luôn giữ cho đầu óc thật “mở”. Một điểm khác khiến công việc tại agency càng hấp dẫn hơn là sự “thư thái đầu óc”. Vì người làm tại agency là người đang bán những sản phẩm truyền thông chứ không phải sản phẩm hữu hình, và việc bán hàng này diễn ra khá đơn giản – khi khách hàng là người trực tiếp ra quyết định. Và đo lường chất lượng của sản phẩm đó là những con số về mức độ nhận biết, độ yêu thích… những chỉ số có phần “cảm tính” trong marketing nói chung, nhưng trong digital marketing nói riêng thì điều này đã có những con số tương đối chính xác hơn. Người làm tại agency đã, đang và sẽ “đưa ra những lời đề nghị” và không được/phải chịu trách nhiệm về quyết định cuối cùng. Một chiến dịch truyền thông không tốt làm doanh số không tăng – khách hàng không hài lòng và agency đó có thể mất khách hàng đó. Một chiến dịch truyền thông tuyệt vời, nhận thức cao chót vót, khác biệt của sản phẩm nêu rạch ròi và mạch lạc, doanh số bán hàng tăng ầm ầm thì agency nhận lại là những lời khen của khách hàng, và được làm những dự án tiếp theo. Chính vì sự “giữa chừng” đó nên những vinh dự hay phần thưởng lớn nhất sẽ không dành cho Agency.
Có thể giải thích tình trạng này bằng việc các clients lớn thường chỉ thích làm việc với một hoặc hai partner. Digital Marketing Agency có thể khác biệt hóa bằng việc trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực riêng biệt nào đó, sau đó liên kết dọc với các Digital Marketing Agency thuộc lĩnh vực khác. Một điều khá quan trọng là phân khúc khách hàng (SME, MNC, local). Agency nên xác định mình muốn phục vụ cho bao nhiêu khách là doanh nghiệp vừa và nhỏ, MNCs hoặc các brand lớn, etc. Agencies làm cho SMEs hoặc SMBs thường không đủ nguồn lực để đáp ứng yêu cầu của MNCs hay các brand lớn nội địa. Lúc này, dù bộ phận kinh doanh và Director có cố vẽ ra một tương lai đẹp đẽ cho công ty, thì làm việc cho SME và MNC vẫn là một trời một vực. Làm việc cho SME, các agencies thường chỉ dùng những nhân viên cấp thấp, do hạn chế về budget, yêu cầu công việc, văn hóa làm việc, etc. SMEs không cần đến nhiều những kế hoạch phức tạp, cồng kềnh, họ cũng ít khi cần có riêng các creative, pr agency. Brand guideline không phải là mối bận tâm khi cần đến agencies.
Chính vì vậy, so với các công ty này, MNCs và các brand lớn nội địa nằm ở một đẳng cấp hoàn toàn khác. Trình độ Tiếng Anh nhìn chung đang là trở ngại với cả SME agency lẫn các agency lớn. Chưa kể đến kỹ năng giao tiếp – thậm chí là kỹ năng giao tiếp cơ bản đủ để cả hai bên có thể hiểu nhau khi nói tiếng Anh.Tìm hiểu về digital marketing agency là như vậy. Nhưng hiện nay đâu đó trên net đều có nhìn nhận chung hay chia sẽ “Bá nghệ bá tri, vị chi bá láp”, vấn đề chính của đại đa số các digital agencies là đây. Hay bộ phận kinh doanh và Director có cố vẽ ra một tương lai đẹp đẽ cho công ty, thì làm việc cho SME và MNC vẫn là một trời một vực (SME: Small and medium enterprise, MNC or MNE: Multinational corporation hay Multinational enterprises). Ai cũng muốn nhận rằng mình đủ sức thực hiện “dịch vụ trọn gói” về digital, có đủ từ chiến lược, sáng tạo đến thi hành, từ SEM cho đến email marketing, cả Social Media, etc. Dù vậy, sự thật phải chấp nhận đó là hiện tại Việt Nam đang thiếu các chuyên gia trong từng lĩnh vực, đặc biệt là để cung cấp cho một số lượng lớn các công ty như vậy. Chưa kể budget tổng thường khá thấp, khiến việc ôm đồm không có lợi cho doanh nghiệp.
Một điểm đáng nói nữa là sự khác nhau giữa cách làm việc với công ty nhà nước, tư nhân và công ty có vốn nước ngoài. Ở một đất nước mà các mối quan hệ được đặt lên hàng đầu như Việt Nam, thì khi khách hàng là công ty nhà nước, điều này lại càng rõ ràng. Chu trình sales đối với các công ty này cũng khá dài dòng. Văn hóa làm việc ở Sài Gòn và Hà Nội rất khác nhau. Chu trình sales ở Hà Nội dài hơi hơn. Còn ở Sài Gòn, nơi tập trung phần lớn MNCs thì các công ty này góp phần tạo ra phong cách làm việc nơi đây, giống như cách các công ty nhà nước tác động đến cách làm ở Hà Nội.
Tìm kiếm Digital Marketing Agency phù hợp: Dễ hay khó?
Để có thể tự tay tổ chức và quản lý tất cả các hoạt động Marketing, mỗi công ty sản xuất kinh doanh đều có một lối đi cho riêng mình. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của các hoạt động tiếp thị, xu hướng mới luôn thay đổi từng giờ, nhiều công ty đã lựa chọn phương án outsource (thuê ngoài) các agency. Có khá nhiều Digital Marketing Agency phục vụ cho các ngành và dịch vụ mũi nhọn khác nhau, và để tìm một agency thật sự thấu hiểu được doanh nghiệp của mình, các công ty phải mất rất nhiều thời gian.
Dưới đây là một vài phương án gợi ý để giúp các doanh nghiệp tìm được một agency đòng hành phù hợp trên con đường đi đến thành công.
1. Tìm điểm giống nhau
Nếu một agency nói với bạn rằng họ giỏi mọi thứ - hãy tin rằng họ… không như thế. Mỗi một agency đều có điểm mạnh và “gót chân Achilles” của riêng mình. Và việc của bạn là phải nhận ra rằng liệu những điểm mạnh của agency đó có thực sự phù hợp với ngành hàng của mình hay không. Nếu như công ty của bạn chuyên về mặt hàng thực phẩm, hãy chắc chắn rằng agency của bạn cũng yêu thích mặt hàng đó. Khi bạn yêu thích một điều gì, đó sẽ là động lực thôi thúc bạn tìm hiểu và khơi gợi cảm hứng trong bạn. Và dĩ nhiên bạn sẽ muốn hợp tác với những người quan tâm tới mình hơn là những “tay mơ” trong lĩnh vực của bạn, đúng không?
2. Tìm điểm khác nhau
Khoan đã, chẳng phải điều bên trên vừa nói ngược lại hay sao? Câu trả lời là đúng vậy. Đừng bao giờ tìm một agency luôn đồng ý với mọi quan điểm bạn đưa ra, điều này chứng tỏ rằng agency đang muốn sự hài lòng từ công ty bạn thay vì những khách hàng – mục tiêu chính của các chiến dịch marketing.
Agency là một công ty mang trong mình những yếu tố sáng tạo, những ý kiến của bạn có thể được tiếp thu, nhưng xác suất để tất cả các ý kiến bạn đưa ra đều trùng hợp với phương hướng của agency là khá thấp. Bạn rất ngại khoản “đấu đá” khi mà ý tưởng giữa client và agency đưa ra trái ngược nhau? Điều đó sẽ chỉ trở nên tiêu cực khi mà cả hai bên không ngồi xuống lắng nghe và đưa ra quan điểm thống nhất. Còn lại đấy là chuyện “như cơm bữa”, ngay cả những người yêu nhau đôi khi còn không chung quan điểm nữa là trong quan hệ đồng nghiệp.
3. Là chính mình
Rất nhiều người sau khi quyết định hợp tác cùng agency thường có xu hướng dẫn dắt agency đó. Hình ảnh mỗi hôm xây dựng một kiểu, yêu cầu khắt khe chi tiết hay thường xuyên dạy bảo là những điều tối kị ở bất kỳ mối quan hệ nào. Nếu như bạn là một công ty chuyên nghiệp, thì không khó để có agency chuyên nghiệp với bạn. Hãy nhớ rằng một khi bạn đã tìm tới agency thì mối quan hệ giữa client và agency là một mối quan hệ đồng đẳng, cả hai bên đều cần nhau để phát triển thay vì định vị ai “hơn” ai.
4. Chi phí phù hợp
Chi phí quyết định rất nhiều nếu không muốn nói là đa phần việc bạn lựa chọn agency phù hợp. Nếu bạn có nguồn vốn dồi dào, hãy đến với những agency “đắt xắt ra miếng” nổi tiếng trong ngành. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có tiềm lực và không phải bảng báo giá nào cũng thể hiện đúng trình độ của một công ty. Một bản báo giá có tổng chi phí thấp cũng không hẳn là một lựa chọn khôn ngoan. Hãy chọn bảng báo giá hợp lý mà trong đó thể hiện cả những tình huống lường trước được trường hợp nhiều người không nghĩ tới. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp của agency thay vì một bảng báo giá sơ sài, bất cẩn.
MarketingAI - Admicro
Bình luận của bạn