Điều gì khiến ứng dụng đình đám TikTok bị điều tra tại Mỹ

05 Thg 11

Nổi lên là một ứng dụng được sáng tạo và phát triển tại Trung Quốc, tính đến nay, TikTok đã bành trướng thị trường của mình mang tầm toàn cầu khi trở thành nền tảng ứng dụng cho giới trẻ được yêu thích nhất tại rất nhiều quốc gia, là sân chơi mới của thế hệ trẻ Gen Z. Tuy nhiên cũng chính nhờ việc phát triển quá mạnh như vậy khiến TikTok cũng luôn vướng phải rào càn pháp lý tại nhiều nước. Mới đây nhất là thông tin, ứng dụng đình đám TikTok đang bị điều tra tại Mỹ.

Mỹ bắt tay điều tra ứng dụng TikTok

Màn hợp tác giữa Douyin và Musical.ly đã tạo nền tảng để TikTok có được ngày hôm nay (Nguồn: Familyzone.com)

Theo đó, Chính phủ Mỹ vừa mở cuộc điều tra trên quy mô toàn quốc đối với thương vụ chủ sở hữu ứng dụng TikTok là hãng công nghệ ByteDance Technology chi 1 tỷ USD mua ứng dụng mạng xã hội Musical.ly của Mỹ. Thực chất, thương vụ mua lại này đã hoàn thành từ năm 2017 khi ByteDance mua lại ứng dụng mạng xã hội Musical.ly của Mỹ và đổi tên thành TikTok. Sau 2 năm phát triển, hiện TikTok ngày càng phổ biến trong giới trẻ tại Mỹ, khoảng 60% trong số 26,5 triệu người sử dụng thường xuyên ứng dụng này mỗi tháng ở Mỹ. Chính vì sự phát triển quá nhanh cùng tốc độ bành trướng không ngừng được gia tăng khiến các nhà làm luật Mỹ gần đây kêu gọi phải điều tra nguy cơ an ninh mà TikTok gây ra. Họ lo ngại rằng công ty Trung Quốc đứng sau ứng dụng này có thể lọc bỏ những nội dung chính trị bất lợi cho Trung Quốc và gây nghi ngờ về cách lưu trữ dữ liệu cá nhân.

Ứng dụng mạng xã hội TikTok dường như trở thành "sân chơi" quen thuộc của thế hệ trẻ trong những năm gần đây, đặc biệt là thế hệ trẻ Gen Z và trong bối cảnh hiện tại, khi quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh trở nên căng thẳng trong lĩnh vực thương mại và chuyển giao công nghệ. Khoảng 60% trong số 26,5 triệu người đăng ký dùng TikTok mỗi tháng ở Mỹ nằm trong độ tuổi từ 16 đến 24. Uỷ ban về Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) đã bắt đầu xem lại những thương vụ mua lại có nguy cơ gây đe doạ an ninh quốc gia, bắt đầu từ vụ mua lại Musical.ly.

Nguy cơ xâm nhập từ IS vào mạng xã hội TikTok

IS đã dùng TikTok để tuyển quân và phát tán các video tuyên truyền. Ảnh: Renova.

Nghị sĩ Mỹ chỉ ra một thực tế là TikTok sàng lọc các nội dung nhạy cảm đối với Trung Quốc, ví dụ không cho đăng các video về biểu tình ở Hong Kong. Trong khi đó, các tay súng thuộc lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã dùng TikTok để tuyển quân và phát tán các video tuyên truyền. Chính vì vậy, TikTok có thể trở thành mục tiêu của các chiến dịch nguy hiểm này nhằm mục đích xấu, nhất là liên quan đến chính trị nhạy cảm. Nhiều kẻ xấu đã lợi dụng sự lan truyền quá nhanh và lượng người dùng quá khủng từ TikTok để  định hướng dư luận trong quá trình bầu cử tổng thống Mỹ.

Mấy tháng trước, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump “cấm cửa” hãng viễn thông Trung Quốc Huawei vì lo ngại rằng công nghệ của hãng có thể được sử dụng để do thám người Mỹ. Tuy nhiên, Huawei phủ nhận cáo buộc này.

>>> Xem thêm: TikTok đang bành trướng tại Mỹ như thế nào mà đến Google cũng phải lo sợ?
Tạm kết

TikTok đã và đang là một trong những mạng xã hội hàng đầu được giới trẻ sử dụng tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên với tốc độ lan truyền mạnh mẽ và không có kiểm duyệt nội dung chặt chẽ nên việc đăng tải nội dung không phù hợp và nhạy cảm chính trị là điều mà các nước quan ngại về nền tảng ứng dụng này. Những gì mà TikTok làm được khiến không ít quốc gia và thương hiệu khác lo sợ, vì tiềm năng của nó đem lại cho người tiêu dùng là rất lớn. Cùng chợ đợi màn "phản dame" của TikTok về lần điều tra này của chính phủ Mỹ trong những bài tới trên MarketingAI.

Phương Thảo - MarketingAI

Theo Tiền Phong

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.