1. Messenger lại được tích hợp vào app Facebook
Vài tiếng trước đây, mạng xã hội nháo nhào trước thông tin Messenger được gộp vào Facebook, giống như cách mà Meta đã từng làm trước đó. Điều này có nghĩa là người dùng giờ đây có thể có thể đọc tin nhắn ngay trong ứng dụng Facebook mà không cần truy cập vào ứng dụng Messenger.
Nguyên nhân cho việc này là một phần của việc cắt giảm chi phí. Cụ thể, Facebook bắt đầu tách Messenger thành app riêng từ năm 2014, nhằm mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng. Quả thực, dù họ có hơi phiền phức trong việc tải cả 2 app này, nhưng nó cho thấy việc hoạt động mượt và độc lập hơn. Dù chưa đăng nhập vào Facebook, khách hàng vẫn có thể nhận tin nhắn và nhắn tin trên Messenger.
Tuy nhiên, việc duy trì 2 app ngoài như vậy sẽ khiến Meta phải chịu thêm một khoản phí phát sinh, được chi trả cho các chủ sở hữu trên các chợ ứng dụng. Vì thế, hợp nhất tất cả sẽ hạn chế được khoản phí này với một con số đáng kể.
Meta cũng từng lý giải về lý do đưa Messenger trở lại Facebook: Đó là để người dùng nhanh chóng chia sẻ những gì họ khám phá trên nền tảng qua nhắn tin mà không cần chuyển sang ứng dụng khác. Động thái này được cho là bắt chước đối thủ cạnh tranh TikTok.
Bạn có thể thử trải nghiệm tính năng này bằng cách nhấn vào biểu tượng messenger ở góc trên của Facebook, rồi chọn chat bằng Facebook.
2. Photoshop ra mắt bản web tích hợp cả công cụ AI như trên phần mềm
Adobe đã chính thức ra mắt Photoshop phiên bản web cho người dùng sử dụng gói trả phí, bao gồm cả công cụ AI do Firefly hỗ trợ như generative fill và generative expand. Bạn cũng có thể thêm hoặc xóa đối tượng trong khi vẫn giữ nguyên bối cảnh của hình ảnh.
Adobe cho biết phiên bản web có phần lớn các công cụ như trong phần mềm, tuy nhiên, tính năng patch tool, pen tool, smart object support và polygonal lasso chưa được hỗ trợ
Trước đây, những tính năng này chỉ có trên phiên bản beta của Adobe Photoshop, nhưng giờ, chúng sẽ có sẵn trên phiên bản web.
3. TikTok ra mắt ‘Creative Assistant’ mới dành cho các nhà quảng cáo
Mới đây, TikTok đã công bố về việc ra mắt công cụ “Hỗ trợ sáng tạo” (Creative Assistant) mới được hỗ trợ bởi AI dành cho các nhà quảng cáo. Tính năng này sẽ hướng dẫn các nhà tiếp thị quy trình tạo chiến dịch bằng cách liên kết chúng với các ví dụ, các công cụ có liên quan và thậm chí tạo các tập lệnh quảng cáo mẫu.
TikTok chia sẻ: “Creative Assistant sẽ thu thập thông tin từ kho kiến thức sáng tạo TikTok-focused, cung cấp cho người dùng những phản hồi phù hợp nhất trong quá trình tạo quảng cáo hoặc video trên nền tảng.”
TikTok Creative Assistant sẽ hướng dẫn các phương pháp hữu hiệu và tư vấn cách thực hiện, đồng thời hiển thị những quảng cáo hoạt động hiệu quả tuỳ lĩnh vực, thêm vào đó, nó còn có thể tạo ra các kịch bản quảng cáo.
4. Gần một nửa số người nghe podcast chọn bỏ qua quảng cáo
Nghiên cứu của YouGov cho thấy chỉ một trong bảy người (14%) cảm thấy quảng cáo trong podcast thú vị, trong khi hơn 2/5 người dùng (42%) bỏ qua chúng, tăng 36% so với năm 2022.
Gần một phần năm (18%) người dùng thấy quảng cáo podcast có tính xâm phạm tới quyền riêng tư nhưng vẫn chọn nghe, mặc dù đó là vì họ muốn hỗ trợ podcast hay đơn giản là không muốn bỏ qua thì vẫn chưa rõ ràng. Và 14% người dùng chia sẻ rằng họ cảm thấy chúng không có gì đặc biệt (so với 17% vào năm 2019).
“Chúng tôi tập trung quảng cáo vào ba giai đoạn (trước/giữa/sau) khiến mọi người không cảm thấy khó chịu và biết trước được sự xuất hiện của quảng cáo. Và quảng cáo podcast mang lại hiệu quả về ROI rất tốt.” Người đại diện của Acast, một trong những nền tảng quảng cáo podcast nổi tiếng chia sẻ.
Nghiên cứu của YouGov cũng cho thấy 44% người nghe podcast ở độ tuổi từ 18 đến 34, trong khi 38% ở độ tuổi 35 đến 54 và chỉ 17% trên 55 tuổi.
Thanh Thanh - MarketingAI
Bình luận của bạn