Điểm mặt những chiến dịch về người phụ nữ "chạm mạnh" tới xúc cảm của khách hàng

08 Thg 10

Hiện nay, hình tượng về người phụ nữ luôn được nhắc đến trong xã hội hiện đại, khi mà tư tưởng "trọng nam khinh nữ" dần được xóa bỏ, bình đẳng giới luôn được nhắc tới. Phong trào #Metoo có một năm rực rỡ khi phát triển mạnh mẽ và luôn được đưa vào những chương trình giáo dục, TV Show thực tế. Chính vì thế, hiện vai trò của người phụ nữ luôn là chủ đề tiềm năng được các nhãn hàng hết mực khai thác. Cùng MarketingAI tìm hiểu xem, những chiến dịch về người phụ nữ của những nhãn hàng nào đang thực sự đi vào tâm trí của khách hàng?

1. "Tôi ghét mẹ tôi" - Viettel Telecom

Nhắc tới chiến dịch nào tạo được hiệu ứng sâu đậm nhất trên thị trường thì "Tôi ghét mẹ tôi" của thương hiệu Viettel được liệt kê ra đầu tiên. Key Point của cả một chiến dịch là đoạn TVC dài 5 phút 25 giây đã tạo ra nhiều cảm xúc cho người xem, đó là một đoạn phim ngắn nói về tình cảm của người mẹ dành cho con cái của mình. Đoạn phim trong dịp quốc tế phụ nữ năm 2018 đã thực sự gây được tiếng vang lớn với cộng đồng mạng, khi nó đem về cho hãng rất nhiều danh tiếng.

Đoạn phim mở đầu trong một buổi lễ tri ân tại một trường cấp 2, nhân vật chính xuất hiện và nói rằng "Tôi ghét mẹ tôi", câu nói đã gây náo loạn cho cả khán phòng. Thế nhưng câu nói của cô bé hằn chứa trong đó cả một tình yêu to lớn với người mẹ của mình. Cô ghét mẹ vì cho rằng mẹ luôn cấm đoán mình, luôn bắt mình phải ăn những món ăn nhàm chán về cá nhiều tới mức bị bạn bè cùng trường chế giễu gọi rằng “Nàng tiên cá kìa!”. Cô ghét mẹ vì mẹ không chỉn chu, không “sành điệu” như mẹ của các bạn đồng trang lứa. Cô ghét mẹ vì mẹ không phải người hào phóng mà chắt chiu đến từng đồng khi mua đồ.

Mở đầu bằng phát ngôn gây sốc với cả hội trường

Thế nhưng tất cả chỉ là những gì mà người ngoài nhìn vào. Họ đâu biết rằng dù người mẹ có cư xử thô lỗ với mọi người hay với chính đứa con gái của mình thì tất cả cũng chỉ vì sự yêu thương bảo vệ con vô điều kiện. Có ai biết rằng chính món cá mà đứa con đã chê lại từ chính những con cá mà người mẹ bán hàng ngày. Những con cá ngon nhất, tươi nhất đều được người mẹ dành riêng cho đứa con mặc cho môi trường “chợ búa” ồn ào ngoài kia. Hay ở ngay chi tiết người mẹ cắt tóc cho con, thoạt nhìn có thể thấy mái tóc cô bé có phần khá “ngố” nhưng có ai biết đó là kết quả của việc người mẹ ngày đêm lên mạng tìm hiểu và học theo những mẫu trên mạng. Tất cả vì muốn cho con gái của mẹ phải là người xinh nhất. Lo cho con ăn ngon mặc đẹp là chưa đủ, người mẹ còn luôn là người chở con gái mình về để ăn cơm dù lúc đó đã 10h đêm. Có thể mẹ khó tính, mẹ gắt gỏng nhưng chỉ vì mẹ lo lắng, mẹ quan tâm tới con mà thôi.

Cho tới sự thấu hiều về những việc làm của người mẹ

Tất cả điều trên đã tạo nên một câu chuyện về tình mẫu tử đầy xúc động khiến ai xem cũng phải bật khóc vì nó quá đỗi chân thực. Trong những chiến dịch  về người phụ nữ, thì đánh vào xúc cảm người xem chính là điểm khiến cho nhãn hàng đó thành công trên mặt trận truyền thông. Tạo ra những điểm chạm (Touch point) như Campaign "Tôi ghét mẹ tôi" của Viettel Telecom là một trong những ví dụ điển hình cho việc nghiên cứu tâm lý khách hàng, đánh vào Insight của họ. Đây xứng đáng được liệt kê vào Top 1 của những chiến dịch đình đám chạm đến xúc cảm của khách hàng.

(Nguồn: Youtube)

>>> Xem thêm: Nhìn về chiến dịch Viettel Cộng Cộng: Bùng nổ lượt view nhờ nền tảng Tik Tok

2. "Phụ nữ không hơn nhau ở tấm chồng. Phụ nữ hơn nhau ở bản thân mình" - Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn

Nếu như chiến dịch của Viettel sử dụng hình tượng người mẹ trong gia đình làm trung tâm thì chiến dịch của Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn lại sử dụng hình tượng của người phụ nữ trong xã hội hiện đại. 3 người phụ nữ đại diện cho 3 số phận khác nhau trong cuộc sống. Mỗi người với mỗi hoàn cảnh, mỗi tính cách người chồng riêng biệt nhưng tất cả đều có chung một thứ là cuộc sống gia đình không mấy hạnh phúc. Được nọ thì mất kia, người phụ nữ trong gia đình cảm thấy bị lạc lõng giữa cuộc sống khi người chồng chẳng hề thời gian quan tâm tới mình.

3 cô gái 3 số phận khác nhau
Thông điệp cuối cùng mà nhãn hàng đề ra là hãy yêu thương bản thân chính mình 

Đoạn phim nhắm vào thông điệp, trong cuộc sống hiện đại, người chồng chỉ là một yếu tố trong cuộc sống của mỗi người. Hãy chăm lo chính bản thân mình, bởi chẳng gì hạnh phúc hơn khi chính bản thân mình được chăm lo đúng cách, biết cách cân bằng giữa cuộc sống gia đình và bản thân mình. Khi mà phụ nữ hiện đại luôn đề cao cái tôi cá nhân, và sự bình đẳng giới, thì vai trò hiện nay của phái yếu trong gia đình đã khác xa với tiêu chuẩn của trước kia, họ hướng tới sự tự chủ và san sẻ công việc trong gia đình giữa 2 người với nhau, đó mới chính là hạnh phúc mà họ hướng tới. Trong chiến dịch này của bệnh viện đa khoa Bảo Sơn, nó vừa mang một thông điệp hay vừa có thể quảng bá tới những dịch vụ của hãng. Quảng cáo nhưng nó dẫn khách hàng hòa mình vào câu chuyện của thương hiệu, "quảng cáo như không quảng cáo" giờ là một tiêu chuẩn mà rất nhiều thương hiệu đang hướng tới. Đây cũng là một chiến dịch về người phụ nữ hay nhất trên thị trường quảng cáo hiện nay.

https://www.youtube.com/watch?v=JJXv8nv9SRA

(Nguồn: Youtube)

3. "Driven Women" - Uber

Theo thống kê năm 2010 của tổ chức y tế thế giới WHO, trên thế giới có đến 77% trên tổng số ca tử vong do tai nạn giao thông là nam giới.  Tuy nhiên, các vụ tại nạn do phụ nữ gây ra lại thường bị lên án gay gắt hơn so với đàn ông. Tại Việt Nam, các cụm từ như “nữ quái xế lái xe điên”, “phụ nữ chạy xe ngu”, “bán xăng cho phụ nữ là tội ác” thường được sử dụng với những định kiến và sự kỳ thị sâu sắc đối với các đối tượng này.

Chính vì vậy, nhân dịp ngày quốc tế phụ nữ 8/3, Uber đã tung ra một chiến dịch được phát triển bởi đội ngũ sáng tạo CreativeX và Freeflow Productions mang tên #DrivenWoman nhằm tôn vinh và xóa bỏ sự kỳ thị của xã hội về những nữ tài xế hiện nay. Chiến dịch này được thực hiện nhằm nâng cao ý thức của khách hàng và xóa bỏ định kiến xấu về người phụ nữ làm tài xế. Đây được xem là thực trạng tại nhiều quốc gia tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam khi mà nghề lái xe có rất nhiều phụ nữ tham gia vào quá trình vận tải. Chính vì vậy Campaign này đánh được đánh giá là chiến dịch về phụ nữ tác động mạnh đến ý thức và xúc cảm của nhiều đối tượng hiện nay.

(Nguồn: Mad Daily)

Bộ phim là sự kết hợp của những người phụ nữ phá vỡ khuôn mẫu, định kiến của xã hội để vươn lên theo đuổi ước mơ cầm tay lái bằng cách đưa hàng nghìn người tới đích mỗi ngày. Đặc biệt, DrivenWoman – Phụ nữ làm chủ tay lái” còn kể về những câu chuyện của những người phụ nữ đã tham gia Uber như thế nào để kiếm thêm thu nhập trong khi phải cân bằng các trách nhiệm khác như lo lắng cho gia đình và giáo dục con cái.

Trong một thông cáo báo chí khác, Eshan Ponnadurai, Giám đốc thương hiệu và chiến lược của Uber Asia Pacific cho biết: “Chúng tôi rất vui khi giới thiệu bộ phim này tới những người phụ nữ, đặc biệt là nữ tài xế của Uber, những người đang thách thức định kiến xã hội để gia nhập đội ngũ của chúng tôi. Đây là sự khởi đầu cho những hoạt động giúp những người phụ nữ nâng cao giá trị của bản thân mình.” Chiến dịch cũng đã được Uber triển khai trên các thị trường như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Hồng Kông và Đài Loan.

https://www.youtube.com/watch?v=BeG0EUIdx4s

(Nguồn: Youtube)

>>> Xem thêm: 3 lời khuyên các thương hiệu cần nắm lòng để nổi bật vào ngày Phụ nữ Việt Nam

Tạm kết

Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là tới ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, chúng ta có thể thấy được rằng chủ đề phụ nữ luôn có một sức hút tiềm tàng để các nhãn hàng khai thác triệt để. Thêm vào đó, những chiến dịch về người phụ nữ luôn có sự quan tâm nhất định khi nó đánh rất mạnh vào cảm xúc, nhận thực của mọi người về vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay. Chính vì vậy, các nhãn hàng cần học hỏi và nắm bắt những điều trên để có cho mình một mùa 20/10 thành công trong năm 2019 này.

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.