Khi bạn có một câu chuyện hàm súc, độc giả sẽ trải nghiệm thông điệp của bạn như những kỷ niệm của chính họ. Dù nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng bạn càng cụ thể thì câu chuyện của bạn càng cộng hưởng mạnh mẽ hơn với mọi người.
Starbucks gợi lên cả một thế giới trải nghiệm thông qua một chi tiết duy nhất, và bạn được mời tham gia vào trải nghiệm đó khi mua hàng: “Thưởng thức sự hòa trộn đặc trưng độc đáo và duy nhất của Sulawesi từ Indonesia. Sẵn sàng để đặt hàng trực tuyến và tại cửa hàng trong thời gian giới hạn”.
Content Marketing cũng là “người quen” của mọi nhà làm kinh doanh. Ai cũng yêu cũng quý cũng chiều chuộng nội dung mình tạo ra. Nhưng bạn có đủ tự tin vỗ ngực khen nội dung của mình là hay ho, hấp dẫn? Nó chẳng phụ thuộc vào cảm tính đâu mà nằm ngay trong những con số mà nếu không biết “đọc” thì hậu quả sẽ khôn lường. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách “đọc vị” con số để đánh hơi ra ngay nội dung nhàm chán.
1. Tỷ lệ Bounce rate cao bất thường
Bounce Rate chính là tỷ lệ phần trăm lượng truy cập vào website của bạn hoặc từ trang web khác tới website của bạn và rời bỏ website của bạn mà không xem bất cứ một trang nào khác. Nếu tỷ lệ cao quá mức cho phép thì xin chia buồn, content của bạn đã chạm đáy dở tệ. Vì chẳng tìm thấy thông tin gì hữu ích trên website của bạn, nghiễm nhiên khách hàng sẽ dứt áo ra đi
Nghe hay đó, ơ nhưng mà tìm con số này ở đâu???
Bạn biết Google Analytics chứ? Vào đó và bạn sẽ thấy nó an tọa ngay dưới biểu đồ về lượng truy cập hằng ngày.
Thế nào là một Bounce rate “đúng mực”?
Trung bình khoảng 40,5%. Nhưng cũng khó nói lắ vì con số này còn phải tùy thuộc vào trang web và ngành. Theo thống kê của Online Optimizer, tính đến tháng 1/2014 thì những số này đang ở mức:
Ngành bán lẻ: 20 – 40%
Landing page cơ bản với nút CTA: 70 – 90%
Cổng thông tin (Yahoo): 10 – 30%
Ngành dịch vụ: 10 – 30%
Website cung cấp thông tin: 40 – 60%
Trang để tìm kiếm thông tin khách hàng: 30 – 50%
Tuy nhiên, khi gặp bounce rate cao, bạn hãy khoan đổ lỗi ngay cho nội dung. Có khá nhiều đồng phạm tiếp tay dẫn đến tỷ lệ bounce rate cao: tốc độ tải trang lâu, thiết kế cẩu thả, nhiều quảng cáo phiền phức,… Khả năng khác nữa là trang của bạn chưa được điều chỉnh giao diện cho phù hợp với các thiết bị di động. Thực tế chứng minh rằng tỷ lệ bounce rate có sự khác nhau khá lớn giữa các thiết bị: mobile (57 – 58%), máy tính bảng (49%), laptop (42 – 43%).
Dù sao nó vẫn phán ánh một phần kha khá sự thực về nguy cơ “thiếu muối” trong nội dung của bạn. Chúng ta phải lo xa trước khi “có biến”. Nếu bounce rate đạt mức 70%, bạn vẫn còn có thể giữ quan điểm ở mức nghi ngờ, thậm chí có thể nghi ngờ luôn cho thiết kế hay những yếu tố khác. Còn nếu nó đã vượt ngưỡng 90% thì bạn hãy sẵn sàng thay đổi chiến thuật đi là vừa, bởi vấn đề rất nghiêm trọng rồi đó!
2. Quá ít lời bình luận
Cái này thì bạn ít nhiều đã biết rõ rồi phải không. Mất bao nhiêu công sức nhưng bạn vẫn đau khổ vì bài viết được đưa ra chẳng thể thu hút những bàn tán, bình luận từ dư luận, quần chúng, Nói cách khác, chúng chẳng phát huy tác dụng gì cả. Lúc này, bạn hãy xét xem có thể do chủ đề hoặc nội dung bài viết “lạc quẻ” so với mối quan tâm của mọi người hay không. Bởi vì, có quan tâm thì họ mới bình luận. Vì vậy số lượng bình luận cũng là thước đo cho niềm thích thú của người đọc.
Có một lời khuyên là hãy tìm hiểu độc giả thích gì, muốn gì và đâu là những thứ họ quan tâm trong cuộc sống. Theo Eldenman, có 68% khách hàng sử dụng và 59% giới thiệu cho khách hàng của mình. Và cập nhật thế sự từng ngày là điều vô cùng cần thiết để tránh bị tụt hậu trong nội dung. Chẳng hạn, lợi dụng lúc dân Việt đang ghen tức ra mặt với dân thế giới vì bị tước quyền bắt Pokemon, hãy viết luôn một bài về địa điểm tiềm năng để đi săn tại mấy nước láng giềng trong mùa hè này, khi đối tượng khách hàng của bạn đang đặt vé đi du lịch ầm ầm ngoài kia chẳng hạn.
Ngoài ra, một số mánh lới để kích thích lượt bình luận là
- Trả lời comment thường xuyên để duy trì cuộc nói chuyện
- Vận dụng câu hỏi hay “trưng cầu dân ý” trong bài viết
- Giọng văn khẩu ngữ và ngôi xưng dễ gần “tôi bạn”
- Chia sẻ bài viết trên mạng xã hội
3. Nội dung ảm đạm về lượt share trên mạng xã hội
Dù có cố gắng “chăm bẵm” nội dung nhiều thế nào, số lượt share cũng chẳng “lết” được tới hai chữ số. Khách hàng cứ thế ra đi hoặc ngó lơ, chẳng buồn vào mà nhìn “mặt” nó một lần, hoặc nhìn lần một mà thôi không có lần hai. Thật là suy sụp nhưng chẳng biết làm gì khác. Lỗi tại bản thân, vì nội dung của bạn quá “thiếu muối”.
Ai cũng biết lượt share chính là cách đong đếm độ quan tâm của khán giả với bài viết. Và tất cả chúng ta đều bền bỉ chạy đua về lượt share này. Đừng tự dối lòng là bạn không quan tâm đến con số, bởi khi bài của bạn được chia sẻ nhiều cũng có nghĩa là nội dung của nó chiều lòng khách hàng đến mức họ tình nguyện “quảng cáo” không công cho nó.
Hãy bắt đầu với các trend trên facebook, twitter được cập nhật hàng ngày hàng giờ. Ngoài ra, còn với Buzzsumo, bạn có thể tìm thấy nội dung trên bất kì website hoặc blog được chia sẻ rộng rãi nhất trên các trang mạng xã hội (facebook, linkedin, google+, twitter và pinterest). Điểm cộng của công cụ này là nó rất dễ sử dụng. Buzzsumo còn có hẳn một danh sách các nội dung nóng nhất cộng đồng mạng thế giới (rảnh rỗi vô đây đọc vài bài cập nhật trend cũng tốt). Nhưng một điểm trừ to tướng của Buzzsumo là việc giấu nhẹm những ứng dụng ưu tú nhất như phân tích backlink, lượt view… cho phiên bản “bắt giao tiền mới cho xem”. Họ cũng chỉ dụ dỗ bạn bằng 3-4 lần/ngày search thử miễn phí thôi rồi đóng luôn. Vì vậy, bí kíp gian lận là hãy thử xóa Cookie/Cache của trình duyệt hoặc dùng máy tính khác để vào nếu bạn thấy ổn thôi với phiên bản miễn phí giới hạn.
Một công cụ nữa thân thiện hơn của Neil Patel có tên là SEO analyzer: http://neilpatel.com/seo-analyzer/. Với công cụ này, bạn sẽ tìm thấy những đánh giá về SEO những bài viết của bạn: từ điểm SEO, lỗi sai, số lượng lượt share cho đến những phân tích và cách khắc phục về cách dùng từ khóa, tiêu đề cho bài viết thêm hiệu quả. Có ba bản báo cáo về trang web mà SEO analyzer cung cấp cho bạn: Web analyzer (báo cáo về SEO), Content Marketing (báo về lượt share) và Competitor analysis (so sánh các số liệu của những trang đối thủ).
Tuy nhiên, hãy chú ý một điều. Đúng, bạn không bao giờ được kết luận ngay khi nhìn thấy một con số. Đó chỉ là định hướng cho bạn mà thôi. Thực tế, bạn cần đưa ra nhiều giả thiết khác nữa. Đối với yếu tố lượng share này, bạn còn phải cân nhắc tới traffic nữa. Dù cho content có xuất sắc vô cùng mà traffic lẹt đẹt vài người thì lượt share cũng sẽ lẹt đẹt theo thôi, đơn giản vì đâu có nhiều người biết đến nó đâu. Vì vậy đừng chỉ quy chụp luôn cho content tệ mà kéo lê lượt share dưới đất, hãy nhìn cả vào chỉ số traffic của bạn nữa nhé!
4. Người theo dõi tụt giảm
Lần này thì quá rõ rồi nhé. Người đọc không những thờ ơ với bạn mà họ còn quay lưng bước đi luôn. Bạn nên nghi ngờ phần lớn bất ổn đến từ nội dung bạn tạo ra. Rất nhiều người dùng facebook hoặc instagram rất dễ dàng ấn nút follow chỉ sau một vài giây thấy nội dung hấp dẫn, nói cách khác đó hoàn toàn có thể là một phút nhất thời do họ tưởng đây là nơi họ sẽ đọc nhiều thứ béo bở. Nhưng ngày qua ngày, nếu nội dung của bạn vẫn cứ mãi nhàm chán và không cung cấp những thông tin cần thiết thì họ sẽ phũ phàng unfollow bạn ngay lập tức cho đỡ “rác” newfeed.
Vì vậy, lời khuyên cho những bạn sử dụng mạng xã hội là hãy trông chừng bảng report hàng ngày về số lượt reach, lượt view, share của từng bài viết. Khi ấy bạn sẽ rút ra dạng nội dung nào giữ chân được khán giả của bạn (tất nhiên những con số còn chịu ảnh hưởng từ những yếu tố như thời gian post).
5. Lượng traffic càng ngày càng “vắng”
Nếu như con số về visitor thân quen (repeat visitor) tụt giảm nhanh chóng thì khả năng lớn kẻ chịu trận lần này là nội dung của bạn. Họ đã mất dần niềm hứng thú chờ đợi bài đăng của bạn hằng ngày và biến mất tăm vào một ngày nào đó.
Tìm đâu ra những số liệu này? Một lần nữa, bạn hãy nhìn vào báo cáo từ Google Analytics (GA), nơi bạn sẽ thấy bảng báo cáo chung với trong một ngày hoặc một tháng. Ở đó bạn sẽ thấy các số chỉ tăng giảm bao nhiêu phần trăm về bounce rate, page view (lưu lượng truy cập) hay visitor.
“Vậy làm sao để nâng cấp nội dung ?”
1. Đặt ra mục tiêu và bám đuổi chúng đến cùng
Nghe có vẻ sáo nhưng hầu hết những người tạo content thường quên mất mục tiêu ban đầu khi viết. Lỡ cuốn theo những like, những share, những mục tiêu ngắn hạn mà họ lãng quên mất những điều quan trọng hơn. Khi đó, những nội dung trên trang web thường mất đi tính thống nhất và thậm chí cả “cái tôi” của thương hiệu. Chẳng hạn, nếu bạn kiên quyết trên con đường “giáo dục” tư duy như Markus vẫn đang làm bấy lâu, vậy hãy cung cấp cho khách hàng những bài viết sâu về chuyên môn cùng lập luận, phân tích sắc bén cùng các ví dụ hay case study. Còn nếu trang web của bạn chỉ có mục đích là giới thiệu sản phẩm bán hàng thì hãy tập trung tạo ra những nội dung bắt mắt như hình, video về sản phẩm của bạn.
2. Nghiên cứu thị trường và khách hàng
Nghe có vẻ bất công nhưng những người đánh giá content mà bạn ngày đêm dồn nén tâm huyết nhào nặn lại là khách hàng. Mà với mỗi một đối tượng, tầng lớp khách hàng lại có “khao khát” và nhu cầu rất khác nhau. Vì vậy hãy tìm hiểu về họ trước khi bạn quyết định mình sẽ tạo nên kiểu nội dung gì hay giọng điệu ra làm sao hoặc ít nhất là cách “nhái giống” mà không sợ bị phát hiện.
Nhưng cho dù khách hàng là ai, điều họ luôn tìm kiếm là thông tin. Vì vậy đừng keo kiệt giữ thông tin lại cho mình làm gì, chỉ hại thân thôi. Hãy tạo ra những nội sâu, chất và mới.
3. Nâng cấp “mẫu mã” content
Nhìn chung, bạn nên tiếp cận những dạng content mới để thông tin truyền tải một cách hiệu quả hơn và quyến rũ hơn. Những dạng content đình đám nhất hiện nay, đánh bật dạng blog viết là digital content như short video, live stream, meme, ….
Tastety thu hút hơn 64 triệu lượt like trên fanpage và trung bình trên 100k share cho mỗi short video về công thức nấu nướng.
Giờ là lúc bạn hãy suy nghĩ về những nội dung mình đã tạo ra dưới góc nhìn của các con số trên. Bạn có tin là mình đã luôn “đọc” đúng?
Hà Nguyễn / https://marketingai.vn/
Nguồn: thinkmarkus
Bình luận của bạn