cover

CSR là gì? Vai trò của CSR trong xây dựng và phát triển doanh nghiệp bền vững

27 Thg 02

Song hành cùng với các yếu tố về chất lượng, giá thành, ngày nay khách hàng cũng ưu tiên hơn đối với những đơn vị doanh nghiệp có các đóng góp to lớn cho xã hội, hoạt động CSR được đẩy mạnh. Cụ thể CSR là gì? Vì sao nói CSR giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Hãy lắng nghe những chia sẻ cụ thể của Marketing AI để thêm hiểu hơn về khái niệm này bạn nhé!

Tìm hiểu CSR là gì?

CSR (Corporate social responsibility) hay còn được gọi là trách nhiệm của một doanh nghiệp. Đây là thuật ngữ trong kinh doanh dùng để chỉ việc doanh nghiệp đưa ra những cam kết hoạt động nhưng vẫn phải đảm bảo gắn liền với lợi ích của xã hội. CSR thể hiện được đạo đức của doanh nghiệp và vai trò của họ đối với sự phát triển của xã hội, nâng cao cuộc sống người lao động và cộng đồng địa phương.

Hiện nay, CSR đã trở thành một phần trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, được lồng ghép vào các hoạt động của các đơn vị này. CSR cũng là yếu tố giúp nâng tầm vị thế của doanh nghiệp, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho họ.

Tại Việt Nam, CSR được thể hiện theo nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:

  • Trách nhiệm đối với bảo vệ môi trường chung.
  • Trách nhiệm với người lao động, nhân viên trong doanh nghiệp
  • Trách nhiệm với xã hội và cộng đồng chung
  • Trách nhiệm đối với người tiêu dùng và thị trường hàng hóa.

Trong đó, trách nhiệm đối với việc việc bảo vệ tài nguyên, môi trường là hoạt động CSR trọng yếu nhất, được hầu hết các doanh nghiệp tập trung triển khai. Các hoạt động thường được thực hiện gồm: giảm tải lượng rác thải, tiết kiệm điện năng, chuyển từ năng lượng truyền thống sang sử dụng nguồn điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời,....).

Tìm hiểu CSR là gì?

>>> Xem thêm: CSV - Chiến lược tạo giá trị chung cho doanh nghiệp

Vai trò của CSR đối với doanh nghiệp được thể hiện như thế nào?

CSR đóng một vai trò rất lớn đối với sự hình thành và phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Một mặt, CSR giúp thu hút khách hàng, mặt khác họ giúp nâng tầm giá trị thương hiệu và vị thế của doanh nghiệp:

1. Gia tăng lợi thế cạnh tranh, củng cố vị thế

Trong kinh doanh, việc tạo dựng hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng là điều mà cứ doanh nghiệp nào cũng cần chú trọng. Điều này giúp nâng tầm vị thế doanh nghiệp, đồng thời cũng giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn.

Trong đó, việc tham gia thực hiện trách nhiệm xã hội là cách làm hay để nâng cao vị thế doanh nghiệp nhanh và hiệu quả nhất. Nó cho thấy doanh nghiệp đó có sự coi trọng với các hoạt động xã hội, quan tâm đến khách hàng và người lao động. Về lâu dài, đây chính là “vũ khí” giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn tới nhóm khách hàng mục tiêu, gia tăng tầm ảnh hưởng của mình.

2. Gián tiếp thúc đẩy truyền thông - tiếp thị

Thực hiện nghiêm túc CSR cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí truyền thông - tiếp thị. Bởi, trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp cũng đồng thời được “hưởng lợi” từ các hoạt động tiếp thị gián tiếp, được PR miễn phí bởi các cơ quan báo chí, truyền thông,... Điều này cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí phải bỏ ra cho các hoạt động truyền thông - tiếp thị, tạo cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

3. Thu hút các nguồn vốn đầu tư từ trong và ngoài nước

Khi doanh nghiệp xây dựng được danh tiếng và có một vị thế lớn mạnh, khả năng họ tiếp cận các nhà đầu tư mới cũng trở nên dễ dàng hơn. Đơn giản vì, ai cũng muốn được làm việc với một doanh nghiệp lớn mạnh, có tâm có tầm và có trách nhiệm với xã hội.

4. Hạn chế rủi ro có liên quan đến pháp luật

CSR được xây dựng gắn liền với các yếu tố về pháp luật, kinh doanh, và các quy chuẩn xã hội. Do đó, việc chấp hành và thực hiện nghiêm túc các hoạt động động trách nhiệm xã hội cũng giúp doanh nghiệp giảm tải tối đa các nguy cơ liên quan đến vấn đề pháp lý.

Ví dụ về CSR của doanh nghiệp

Để có những góc nhìn toàn cảnh nhất về CSR và những lợi ích CSR mang đến cho doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo thông qua các ví dụ về CSR của các doanh nghiệp dưới đây:

Starbucks

Starbucks là một trong số các đơn vị triển khai hoạt động CSR từ rất sớm và đã thu về những thành quả xứng đáng từ những nỗ lực đó của mình. Nhờ những sáng kiến liên quan đến việc triển khai các hoạt động CSR tập trung vào 3 yếu tố con người, môi trường và cộng đồng, Starbucks đã đạt được mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng.

Cụ thể, từ năm 2014, Starbucks đẩy mạnh các sáng kiến CSR với các hoạt động chính như sau:

  • Phát triển các cửa hàng cộng đồng, hợp tác cùng với các tổ chức phi lợi nhuận tại địa phương: Cụ thể, Starbucks quyên góp từ 0,05 đến 0,15 đô la mỗi giao dịch cho đối tác phi lợi nhuận.
  • Tập trung vào sự đa dạng và hòa nhập tại nơi làm việc: Cụ thể, Starbucks đã cam kết sẽ thuê ít nhất 10.000 cựu chiến binh và binh sĩ quân đội vào năm 2028.
  • Cung cấp cơ hội đào tạo cho thanh thiếu niên trong cộng đồng: Starbucks phát triển các quỹ riêng với mục tiêu là xây dựng và củng cố các cộng đồng, đẩy mạnh các hoạt động đào tạo của mình.
  • Starbucks cũng đảm bảo rằng các nguyên liệu như trà, cà phê và cacao,... của họ được mua và sản xuất một cách có trách nhiệm và có đạo đức. Tức là, họ sẽ mua nguyên vật liệu từ những trang trại và nhà sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đối xử nhân đạo.

Starbucks xây dựng các cửa hàng được chứng nhận LEED, cam kết tái chế và bảo tồn nước và năng lượng. Đồng thời, Starbucks cũng theo đuổi các chiến lược giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu ở cấp độ toàn cầu.

CSR là gì? Vai trò của CSR trong xây dựng và phát triển doanh nghiệp bền vững - Ảnh 2.

Vinamilk

Là đơn vị tiên phong trong ngành sản xuất sữa tại Việt Nam, Vinamilk là một trong số các đơn vị doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đưa ra các chiến lược phát triển CSR tại đơn vị của mình. Cụ thể, các hoạt động CSR của doanh nghiệp này được đẩy mạnh ở các hạng mục như:

  • Môi trường: Phát động chiến dịch “Một triệu cây xanh”, chung tay xây đắp một môi trường sống tốt hơn cho hiện tại và thế hệ tương lai.
  • Giáo dục: Xây dựng các quỹ học bổng như “Vinamilk - Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam”. Quỹ đã mang đến hàng ngàn suất học bổng cho những tấm gương sáng vươn lên trong học tập, rèn luyện, là lời động viên cho các em học sinh trong công cuộc chinh phục ước mơ, xây dưng một Việt Nam vươn cao mai sau.
  • Xã hội: Phát động chiến dịch “Triệu ly sữa yêu thương, triệu nụ cười hạnh phúc”. Chiến dịch này được thực hiện với mục tiêu hướng tới là dinh dưỡng cho trẻ, mang tới hơn hàng triệu ly sữa cho nhiều trẻ em trên khắp miền tổ quốc, góp phần không nhỏ cho hoạt động thúc đẩy giáo dục, bổ trợ dinh dưỡng cho thế hệ tương lai.
Vinamilk là một trong số các đơn vị doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đưa ra các chiến lược phát triển CSR

Các loại CSR mà doanh nghiệp có thể thực hiện

Một số loại CSR mà doanh nghiệp có thể tham khảo thực hiện như sau:

1. Hoạt động bảo vệ môi trường

Tùy thuộc vào tính chất, loại hình và lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp có thể cân nhắc thực hiện các hoạt động CSR liên quan đến môi trường khác nhau. Tuy nhiên, các chiến lược hành động thường được áp dụng nhiều nhất có thể kể đến như: trồng cây xanh, chuyển sang sử dụng năng lượng xanh, khuyến khích tiết kiệm điện,....

Hoạt động bảo vệ môi trường

2. Hoạt động thiện nguyện

Hoạt động thiện nguyện là chiến lược hành động CSR được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, chỉ tập trung mạnh vào nhóm các doanh nghiệp có nguồn tài chính vững mạnh và hoạt động có tính lâu dài. Trong đó, các doanh nghiệp có thể cân nhắc thực hiện các hoạt động như: tổ chức quyên góp cho trẻ em hoặc người cao tuổi, trao quà cho những hoàn cảnh khó khăn, từ thiện ở vùng sâu vùng xa,...

3. Hoạt động đối với cộng đồng

Các hoạt động CSR liên quan đến cộng đồng là chiến lược hành động được thực hiện hàng năm bởi nhiều doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp có thể đứng ra như nhà tổ chức, nhà tài trợ hoặc thành viên tham gia Một số hoạt động có thể kể đến như: các giải chạy, đua xe đạp,....

4. Hoạt động hướng đến lợi ích của người lao động

Nhân lực là nguồn lực cốt lõi của mỗi doanh nghiệp. Do đó, việc thúc đẩy các chiến lược CSR liên quan đến người lao động luôn được các doanh nghiệp đánh giá cao. Một số hoạt động CSR được doanh nghiệp triển khai nhằm tôn vinh, tri ân người lao động thường thấy như: tài trợ học bổng cho con của cán bộ nhân viên, tặng thẻ thành viên các câu lạc bộ gym, phòng tập nhảy, tặng voucher mua hàng, thẻ thăm khám sức khỏe cho người thân người lao động,....


5. Áp dụng tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội

Mặc dù CSR được đánh giá là phương án hành động đúng đắn và phù hợp với mọi doanh nghiệp song việc lên ý tưởng và thực hiện thường gặp rất nhiều khó khăn. Các thông tải truyền đi khó có thể lan rộng trong một khoảng thời gian ngắn, khiến nhiều đơn vị quan ngại khi thực hiện. Vì vậy, để có chiến lược hành động chuẩn xác, doanh nghiệp cần áp dụng các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội. Một số bộ tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội phổ biến nhất hiện nay phải kể đến như: ISO 45001:2018, SMETA, BSCI, SA 8000,... Bộ tiêu chuẩn này sẽ giúp doanh nghiệp định hướng rõ đâu là việc mình cần làm, nên làm và đối tượng mình muốn hướng đến. Điều này đồng thời cũng giúp doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược phù hợp với điều kiện và đặc thù của doanh nghiệp mình.

Những câu hỏi thường gặp về CSR

Những câu hỏi thường gặp về CSR

1. Doanh nghiệp cần làm những gì để thực hiện các chiến lược CSR hiệu quả?

Bên cạnh điều kiện tiên quyết là tiềm lực tài chính đủ mạnh, để thực hiện CSR thành công doanh nghiệp phải thỏa mãn được các tiêu chí như: chia sẻ, gắn kết và hỗ trợ. Trong đó, cần đảm bảo chắc chắn rằng hoạt động CSR càng có tính thiết thực, hiệu quả thu được càng lớn.

2. Đâu là phương pháp truyền thông hiệu quả doanh nghiệp nên áp dụng khi triển khai CSR?

Song song với các việc lên các ý tưởng CSR, doanh nghiệp cũng cần chú trọng việc truyền thông chiến dịch CSR của mình. Cụ thể, doanh nghiệp có thể áp dụng một số cách như sau:

  • Nghiên cứu, đánh giá thực trạng đời sống, xã hội.
  • Tổ chức tuyên truyền, thông tin đến cộng đồng.
  • Xây dựng các chính sách cho nhân viên mang tính toàn diện, chính xác.
  • Hoạt động cần tiến ra thường xuyên, liên tục,...

>>> Xem thêm: Trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp và cách truyền thông hiệu quả

Tạm kết:

Bài viết trên đây đã khái quát đến bạn đọc những thông tin cơ bản liên quan đến CSR là gì và tầm quan trọng của CSR trong phát triển doanh nghiệp. Có thể thấy, Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh, mở rộng tầm ảnh hưởng. Vì vậy, hãy cân nhắc đưa các hoạt động CSR và trong chiến lược hành động của đơn vị mình để thu về những “quả ngọt” xứng đáng.

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.