Có thể bạn đã được nghe qua về những chỉ số CPI thông qua các trang tin tức hay báo đài về vấn đề kinh tế. Đây là một chỉ số rất quan trọng trong lĩnh vực kinh tế. Vậy CPI là gì? Và công thức tính CPI như thế nào cho đơn giản nhất? Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu tất tần tật vấn đề này qua bài phân tích dưới đây!
CPI là gì?
CPI là 3 chữ cái đầu viết tắt của cụm từ tiếng Anh có nghĩa là Consumer Price Index được ra theo nghĩa hiểu tiếng Việt là chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số này được sử dụng để phân tích, đo lường về sự thay đổi về giá cả theo thời gian mà khách hàng sẽ trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Hay còn được gọi là lạm phát.
CPI sẽ phản ánh mức độ thay đổi ở mức tương đối của giá thành các mặt hàng tiêu dùng theo từng thời kỳ được quy đổi ra theo đơn vị phần trăm (%), bao gồm các lĩnh vực: thực phẩm và đồ uống, thời trang, giải trí, truyền thông,…
Ý nghĩa của chỉ số CPI là gì?
Chỉ số giá tiêu dùng mang rất nhiều ý nghĩa quan trọng như:
- Đây là một trong các chỉ số được dùng để đo lường mức độ lạm phát và phân tích tính hiệu quả và hoạch định trong các chính sách kinh tế tại một quốc gia.
- Bên cạnh đó, CPI còn cảnh báo độ biến động giá bán lẻ của các loại hàng hoá, dịch vụ, tiêu dùng. Từ đó doanh nghiệp có thể theo dõi sự thay đổi các chi phí.
- Giúp kịp thời đưa ra các chính sách điều chỉnh, kiểm soát một cách phù hợp những vấn đề liên quan đến kinh tế.
- Đo lường được sức mua của đồng tiền trong một quốc gia
Mối quan hệ giữa CPI và lạm phát là gì?
CPI và lạm phát có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. CPI có phải là chỉ số lạm phát? Thực tế, CPI được sử dụng như một công cụ đo tỷ lệ lạm phát trong mỗi quốc gia. Nếu chỉ số CPI biến đổi, có dấu hiệu tăng hay giảm đều tác động trực tiếp đến tỷ lệ lạm phát. Có một sự thật là dù chỉ số này tăng hay giảm cũng đều chỉ tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nếu tỷ lệ lạm phát giảm sẽ có tác động tích cực.
Cách tính CPI nhanh chóng
Muốn tính được chỉ số giá tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện lần lượt 4 bước dưới đây:
- Bước 1: Để có thể xác định lượng hàng hoá cũng như các dịch vụ mà người tiêu dùng điển hình nhắm đến, doanh nghiệp cần cố định giỏ hàng hoá thông qua các báo cáo
- Bước 2: Thu thập và xác định giá cả của từng mặt hàng trong giỏ tại từng thời điểm qua việc thống kê trên thực tế
- Bước 3: Để tính được chi phi các mặt hàng lưu trữ trong giỏ hàng hoá, doanh nghiệp cần lấy số lượng nhân với giá của từng sản phẩm rồi cộng tổng lại với nhau
- Bước 4: Chọn một thời điểm mua hàng làm cơ sở tính CPI thông qua công thức cố định sau:
CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) = (Chi phí để mua giỏ hàng thời kỳ : Chi phí để mua giỏ hàng cơ sở) x 100
Những lưu ý khi tính chỉ số CPI
Muốn tìm hiểu chi tiết về chỉ số CPI là gì cũng như tính được chỉ số CPI cũng cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- CPI sẽ có khả năng phản ánh cao hơn khảo sát thực tế
- Chỉ số CPI không thể hiện được các loại mặt hàng mới trên thị trường. Nếu có hàng hoá mới xuất hiện trên thị trường mà chỉ với một đơn vị tiền tệ thì lựa chọn của người tiêu dùng cũng sẽ đa dạng hơn nhiều
- Bên cạnh đó, CPI cũng không thể hiện được sự thay đổi trong chất lượng hàng hoá bởi chất lượng cao thì giá thành cũng được nâng lên. Nhưng theo thực tế thì mức giá đó vẫn giữ nguyên.
Một số vấn đề thường gặp khi tính chỉ số CPI
Bất kỳ vấn đề nào cũng có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Chỉ số CPI có một số vấn đề như sau:
- CPI không thể phản ánh chi tiết hết tất cả nhóm dân cư
- CPI chỉ có thể đo lường các thông tin ảnh hưởng đến mức số dân cư nhưng các yếu tố về môi trường, xã hội lại không nằm trong phạm vi xác định của CPI
- CPI chỉ thể hiện được sự thay đổi về giá thành chứ không đánh giá được chất lượng
- CPI không thể hiện được ảnh hưởng của các mặt hàng hoá mới trên thị trường.
Kết luận:
Bài viết phía trên MarketingAI đã làm rõ cho độc giả vấn đề CPI là gì? Cùng tất tần tật những vấn đề liên quan đến chỉ số giá tiêu dùng. Mong rằng thông qua bài viết, độc giả đã có thể hiểu hơn và áp dụng được kiến thức vào công việc, đời sống của mình!
Thảo Triệu - MarketingAI
Bình luận của bạn