Marketing món ăn cũng giống như việc làm thế nào để bạn có thể chế biến được một món ăn ngon, khẩu vị phù hợp, đặc sắc và để lại dư âm khó quên cho người thưởng thức món ăn tại nhà hàng. Marketing món ăn được kết hợp bởi sự khéo léo và nhạy bén của người làm marketing, tương tự như việc nấu ăn cũng là một nghệ thuật, đòi hỏi người đầu bếp phải biết cách chọn nguyên liệu sao cho phù hợp, dụng cụ và công thức chế biến. Đối với một marketer cũng vậy, nhạy cảm với thị trường, với nhu cầu và xu hướng tiếp cận của khách hàng chính là những yếu tố để cho ra một chiến lược marketing phù hợp nhất cho doanh nghiệp bạn.
Vài gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghệ thuật làm marketing món ăn
1. Nguyên liệu tươi ngon
Để có một món ăn tuyệt hảo nhất định không thể qua loa trong việc lựa chọn nguyên liệu. Cũng giống như website, email, nội dung, hay bất cứ thứ gì nằm trong công việc marketing của bạn đều cần được lựa chọn thật kĩ lưỡng.
Nếu không chuẩn bị được những nguyên liệu tươi ngon nhất thì chiến lược marketing của bạn sẽ mất đi sự trải nghiệm tốt nhất, và rồi rơi vào quên lãng. Có thể sẽ phải bỏ ra một khoản lớn hơn nhưng lại thu về được kết quả mang tính lâu dài, tối đa hóa khả năng nhận diện thương hiệu của khách hàng. Nên nhớ rằng: Chất lượng đánh bật số lượng. Lựa chọn chiến lược marketing đem lại tỷ lệ ROI cao nhất chứ không phải chiến lược có chi phí thấp nhất.
2. Kết hợp nghệ thuật với khoa học một cách hoàn hảo
Bản chất thực sự của marketing chính là sự hòa trộn giữa nghệ thuật và khoa học. Marketer giỏi nhất là người thành thục cả trong sáng tạo, xây dựng thương hiệu và tính toán, tối ưu hóa dữ liệu.
Hãy cùng xem xét một chiến dịch marketing hướng tới những khách hàng hàng đầu. Nếu không có vẻ ngoài được thiết kế nổi bật liệu rằng khách hàng tiềm năng có muốn mở gói hàng hay email ra để xem bên trong có gì? Bên cạnh đó, thất bại trong việc phân tích khách hàng cũng dẫn đến việc tung ra chiến lược sai thời điểm trong chu kì mua sắm. Làm kiểm tra tính liên quan (relevance check) khi sản xuất nội dung tiếp xúc khách hàng: Liệu khách hàng có quan tâm không? Nội dung có đủ thuyết phục không? Tôi có đang tiếp cận họ đúng thời điểm không?
- Chiến Lược Marketing Cho Nhà Hàng Mới
- Chiến lược Marketing Mix thành công của bia Heineken tại Việt Nam
3. Gia vị chính là cái hồn của món ăn
Vài năm trở lại đây, việc marketing đang trở nên giống nhau hơn. Từ dịch vụ webinar, ebook, hay các đề tài trên blog dường như chỉ là sao chép và được dùng đi dùng lại.
Dù là nấu ăn hay marketing thì điều cơ bản cần có chính là hương vị. Bất chấp rủi ro khi đem sáng tạo vào nội dung, thêm “hương liệu” vào thương hiệu, nhưng bù lại chiến dịch marketing của bạn trở nên nổi bật và có sức lôi cuốn hơn với người tiêu dùng. Tìm ra điều làm thương hiệu của bạn nổi bật và khuếch đại nó lên.
Đồng thời, cũng cần lưu ý rằng bạn sẽ không thích một món ăn có quá nhiều gia vị. Trong marketing, sáng tạo cần dựa trên chiến lược và mục đích. Sự cân bằng hợp lí sẽ cho ra lò sản phẩm có hương vị tuyệt hảo và trải nghiệm đáng nhớ.
4. Hướng khách hàng đến những trải nghiệm mới
Trải nghiệm của khách hàng cũng quan trọng như sản phẩm, và trải nghiệm này phải được tạo ra từ những điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhất: thông điệp bạn truyền tải, sự chăm chút đến từng chi tiết, giá trị đích thực/ niềm vui mà bạn muốn đem lại cho khách hàng chứ không chỉ mong muốn bán được sản phẩm. “Nếu bạn bán được hàng, bạn chỉ có khách hàng trong hôm nay. Nhưng nếu bạn giúp đỡ một ai đó, bạn sẽ có họ suốt cả cuộc đời.”
73% người dân biết đến các thương hiệu trà sữa, tỉ lệ này ở Hà Nội là 88%, ở Hồ Chí Minh là 91%.
Tại Hà Nội, Ding Tea có lượng khách chiếm 49%, tiếp theo là Toco Toco 16% và Gong Cha 9%. Trong khi Tại HCM, Hot & Cold có lượng khách chiếm 22%, theo sau là Hoa Hướng Dương 14% và Phúc Long 13%...
Tuy nhiên, hiện nay các bạn trẻ đang trải nghiệm một loại trà sữa mới có in hình. Sau khi đã chọn loại nước của mình, đặc biệt là thức uống có thể đi kèm với lớp kem mặn trên cùng, khách hàng sẽ được yêu cầu in bất kì hình hay câu chữ mình thích nào lên ly kem trà sữa. Lớp in hoàn toàn là bột sô-cô-la, không phải phẩm màu nên rất yên tâm khi dùng. Chỉ trong tích tắc, từ 5 đến 10 giây là ly trà sữa của bạn đã được in hình theo đúng yêu cầu. Có thể nói đây cũng chính là ý tưởng mới cho thương hiệu của bạn và đánh trúng tâm lý cũng như sự tò mò của khách hàng, hướng họ tới những trải nghiệm mới bên cạnh việc sử dụng sản phẩm của bạn.
5. Chi tiết tạo nên khác biệt
Giống như yếu tố để tạo ra món ăn ngon, marketing cũng cần đến sự tỉ mỉ. Trong marketing, tỉ mỉ là ở việc lựa chọn hình ảnh gốc thay vì cắt dán từ những hình ảnh mẫu; tỉ mỉ là ở font chữ, màu sắc bạn sử dụng và đảm bảo tính nhất quán trong lúc truyền tải. Bạn có thể bị buộc phải dành phần lớn thời gian lo liệu những thứ to lớn hơn như chiến dịch, website hay nguồn, nhưng nên nhớ rằng, nếu không chú trọng đến chi tiết, khách hàng sẽ không thể phân biệt nổi bạn với những thương hiệu khác họ đã trải nghiệm.
Nghĩ lại về những sự kiện bạn đã từng tham dự, thường bạn sẽ dễ nhớ ra bố cục, ánh sáng và thậm chí là mùi hương hơn là nhớ chính xác nội dung được nhắc đến. Bạn có chú trọng đến mức độ chi tiết này không? Hãy đào sâu để lên kế hoạch cho những chi tiết tuy nhỏ nhưng đáng nhớ.
Tổng kết:
Hãy tiếp cận marketing từ nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau, đồng thời khơi gợi nguồn cảm hứng mới cho khách hàng của bạn. Hơn nữa đừng quên kết hợp với những yếu tố địa lý, thực đơn đa dạng của món ăn, yếu tố công nghệ, tem nhãn, thương hiệu và chất lượng phục vụ để tạo nên thành công cho nhà hàng bạn nhé!
Hà Nguyễn / Marketingai
theo: Subiz Live Chat
Bình luận của bạn