cover

Công nghệ tăng cường thực tế ảo AR đóng vai trò gì trong mua sắm trực tuyến?

30 Thg 10

Bên cạnh sự thành công của công nghệ VR (thực tế ảo), thì người ta giờ đây nhắc nhiều đến AR (tăng cường thực tế ảo) hay Augmented Reality Nếu như công nghệ thực tế ảo VR giúp con người có...

Bên cạnh sự thành công của công nghệ VR (thực tế ảo), thì người ta giờ đây nhắc nhiều đến AR (tăng cường thực tế ảo) hay Augmented Reality

Nếu như công nghệ thực tế ảo VR giúp con người có thể tương tác trong không gian 3 chiều, thế giới ảo được thiết kế khiến người dùng cảm thấy khó khăn trong việc phân biệt đâu là thế giới thực và những gì chỉ là ảo ảnh thì công nghệ tăng cường thực tế ảo AR người dùng có thể tiếp tục tương tác với thế giới thực trong khi vẫn đang tương tác với các đối tượng ảo xung quanh - sự pha trộn giữa thực tế ảo và đời sống.

AR là cầu nối giữa thế giới thực và thế giới ảo như một giải pháp hoàn hảo hơn, độc đáo hơn, và mang lại giá trị thực tiễn hơn. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh thời trang, mua trực tuyến, ứng dụng công nghê AR để tăng trải nghiệm cho khách hàng, biến một cửa hàng đơn thuần trở thành nơi tận hưởng trọn vẹn thú vui mua sắm của nhiều người.

Sự hiệu quả có thể đến từ việc kết hợp AR trên ứng dụng online và ở cửa hàng hay chỉ một trong hai, nhưng chắc chắn những gì chạm đến cảm xúc khách hàng sẽ khiến họ hài lòng với dịch vụ hay sản phẩm ở bất kỳ cửa hàng thời trang nào.

Kích thích độ nhận thức

Công nghệ tăng cường thực tế ảo AR có thể khởi động quá trình nhận biết, “dụ dỗ” khách hàng online đến với cửa hàng để lựa chọn hay thử sản phẩm. Nếu mục tiêu chỉ là khiến khách hàng tìm đến cửa hàng, thì việc khai thác niềm vui và sự mới lạ từ AR cũng sẽ là một phương pháp.

Ví dụ như LEGO đã tạo nên một ứng dụng thích ứng với cửa hàng để tăng trải nghiệm cho việc mua sắm. Họ khuyến khích người dùng download ứng dụng này để tạo dáng theo các nhân vật khác nhau. Uniqlo với chiến dịch Umood giúp khách hàng tìm được “bộ cánh” của mình nhờ thiết bị AR phân tích sóng não, những chiếc áo được chọn dựa trên cảm xúc và khách hàng có thể nhìn thấy hình ảnh của mình với bộ đồ được chọn.

Công nghệ tăng cường thực tế ảo AR đóng vai trò gì trong mua sắm trực tuyến?- Ảnh 1.

Tăng tương tác và trải nghiệm

Sau khi khách hàng nhận thức được, mục tiêu tiếp theo là khiến họ tương tác. Nói cách khác AR nên mang lại cho mọi người cảm xúc. Theo Retail Perceptions, 55% người mua hàng đồng ý rằng công nghệ AR giúp việc mua sắm vui và hứng khởi hơn.

Nhắc đến sự tương tác, điều cần thiết là tăng thời gian khách hàng ở cửa hàng và cung cấp cho họ một trải nghiệm đáng nhớ. Một cửa hàng thu hút khách hàng thành công sẽ khiến họ trở lại và giới thiệu với nhiều người bạn khác nữa.

Chuyển đổi thành hành động

Tăng doanh thu là một nhiệm vụ của các nhà bán lẻ, và AR có thể giúp họ đạt được điều đó. Từ những trải nghiệm khách hàng có được, tất cả nên được chuyển đổi thành một thông tin giá trị nào đó để khách hàng lựa chọn.

Thương hiệu American Apparel đã tạo ra một ứng dụng và AR platform để cung cấp thêm thông tin về sản phẩm bao gồm những mô tả chi tiết như hàng có sẵn, màu sắc và thậm chí những reviews của sản phẩm. Điều này giúp cho việc mua hàng trở nên dễ dàng vừa tạo nên nhiều trải nghiệm và tăng doanh thu cho nhãn hàng.

Xây dựng niềm tin và lòng trung thành

Sau khi chuyển biến thành công những trải nghiệm thành hành vi mua hàng, những nhà bán lẻ sẽ tiến đến xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Mặc dù niềm tin của khách hàng là điều khó nắm giữ nhưng công nghệ AR có thể kéo dài tình yêu của họ đối với nhãn hàng.

Một trải nghiệm được cá nhân hóa khiến khách hàng cảm thấy họ được quan tâm nhiều hơn, và từ đó nhận ra khoảng thời gian bỏ ra ở cửa hàng hoàn toàn xứng đáng. Đó chính là động lực cho những chuyến đi tiếp theo.

Cửa hàng Walgreens thử nghiệm công nghệ AR bằng một ứng dụng giúp khách hàng khám phá cửa hàng và các đợt khuyến mãi. Họ được hướng dẫn cách tích điểm bằng bằng games để tăng độ tương tác. Không những khách hàng tìm được sản phẩm đúng nhu cầu mà họ còn được lợi từ giảm giá và nhiều quà tặng khác.

Lời kết

Sự gia tăng về trải nghiệm, tương tác nhờ công nghệ AR sẽ dẫn dắt khách hàng đến mua sắm ở cửa hàng nhiều hơn, điều mà chỉ hoạt động bán hàng online khó có thể đáp ứng. Hay các nhãn hàng có thể kết hợp cả online và offline để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình mua sắm của khách hàng.

Hà Nguyễn / Marketingai

Nguồn: advertisingVN

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.