Trong tất cả các những khúc ngoặt ấn tượng và nổi bật của Game of Thrones, tập gần đây nhất là The Last of the Starks, một trong những điều gây sốc nhất đối với cộng đồng mạng chính là sự xuất hiện của một cốc cà phê Starbucks xuyên không. Thực chất, cốc cà phê chính là một hạt sạn của show truyền hình thế kỷ, ấy thế nhưng đã giúp Starbucks tiết kiệm đến 1 triệu dollar chi phí marketing bởi tính lan tỏa đặc biệt. Nhưng hãy khoan, cốc cà phê ấy thậm chí còn không phải của Starbucks.
Cốc cà phê xuyên không trong Game of Throne giúp Starbucks tiết kiệm 1 triệu dollar chi phí Marketing
Chắc chúng ta không còn lạ với một loạt những chiến dịch sáng tạo chịu chơi ăn theo series cuối cùng của Game of Throne như Oreo xây dựng các video mở đầu cho bộ phim với 2.750 chiếc bánh hay giày Adidas mang bóng dáng White Walker lên sản phẩm của mình. Thế nhưng không nhãn hàng nào có được sức lan tỏa như Starbucks - một nhãn hàng bỗng dưng nổi như cồn nhờ Game of Thrones, chỉ vì những sai lầm tới từ cả đoàn làm phim lẫn người xem. Sau một đêm, Starbucks trở thành nhãn hàng đáng nhớ nhất khi người ta nhắc tới Game of Thrones.
>>> Xem thêm: Độ sáng tạo chịu chơi của HBO dành cho phần cuối của series nổi tiếng Game of Thrones
Theo Bernie Caulfield, một nhà sản xuất điều hành trong chương trình, chiếc cốc vi phạm chỉ là một lỗi nhỏ không đáng có và ông bày tỏ lòng xin lỗi với người xem. Vẫn chưa có thông tin nào từ HBO về việc công ty sẽ cập nhật tập phim để loại bỏ cốc Starbucks bị thất lạc hay không, nhưng đến thời điểm xuất bản, chiếc cốc vẫn có thể được nhìn thấy trên HBO.
Thứ hai, theo khẳng định của nhà thiết kế sản phẩm Hannah Beachler, thì đây còn chẳng phải cốc cà phê của Starbucks. Nhưng Internet đã nhanh chóng kết luận cái cốc kia của hãng Starbucks, bỗng dưng nhãn hàng chẳng liên quan lại trở thành tâm điểm của cộng đồng mạng. Một trong những câu hỏi hiện ngay trong đầu người thực dụng: Giá trị màn quảng cáo miễn phí này cao bao nhiêu nhỉ?
Theo Fast Company chỉ ra, nếu muốn đặt sản phẩm với mục đích quảng cáo trong một show độc quyền như Game of Thrones, Starbucks sẽ phải trả trên dưới 1 triệu USD, bao gồm cả một đoạn quảng cáo giữa chương trình.
Thế nhưng HBO không có quảng cáo giữa phim, cũng không yêu cầu trả phí để đặt sản phẩm trong show (vì cơ bản, khó có thể đặt quảng cáo sản phẩm trong show Game of Thrones). Những quảng cáo như Bud Light hay Oreo phù hợp với truyền hình cáp bởi lẽ đây là màn trao đổi lợi ích giữa show truyền hình và món hàng được quảng cáo.
Giá trị cho Starbucks trong làn sóng Game of Thrones này nằm ở các phương tiện thông tin đại chúng. Chưa hết, mọi người trên nhiều nền tảng khác nhau đều đang nói về cái cốc “Starbucks” đặt sai vị trí, cho thấy độ phủ của sản phẩm lớn nhường nào; ngay cả việc nhiều người khẳng định ngay rằng cái cốc đó, tông màu đó thuộc về Starbucks lại là một lời vinh danh khác, nêu bật lên vị thế của Starbucks trong nền văn hóa hiện đại.
Và bằng tất cả sự dí dỏm hài hước của mình, Starbucks đã tweet lại "Thành thực mà nói, chúng tôi ngạc nhiên khi cô ấy không đặt món Dragon Drink". Dragon Drink chính là một món đồ uống trong menu sản phẩm của thương hiệu.
Kết
Starbucks nhận được màn quảng cáo miễn phí có thể trị giá tới ít nhất 1 triệu USD và mạng Internet giúp hãng nhấn mạnh được những yếu tố đặc trưng khiến Starbucks trở thành thương hiệu tầm cỡ. Ai biết được bao nhiêu chi phí marketing lại có thể không bằng một giây phút lầm lỡ của nhà đài như thế này.
Nguồn: Tổng hợp
Bình luận của bạn