cover

Chiến lược Marketing của Intel: Logo đi sâu vào tiềm thức của khách hàng

19 Thg 11

Dễ dàng nhìn thấy Logo Intel trên các thiết bị Laptop có hệ điều hành Windows, đây được coi là thương hiệu rất thông minh khi có thể dán tem của mình lên các thiết bị khác. Độ phủ của...

Dễ dàng nhìn thấy Logo Intel trên các thiết bị Laptop có hệ điều hành Windows, đây được coi là thương hiệu rất thông minh khi có thể dán tem của mình lên các thiết bị khác. Độ phủ của Intel được xếp vào hàng rất lớn và hãng có những tính toán, đường đi hết sức thông minh. Chính chiến lược Marketing của Intel đã là một điểm sáng khiến hãng có được "ánh hào quang" như ngày hôm nay, hãy cùng xem hãng đã thực hiện như thế nào để tạo nên thương hiệu dễ được nhận biết như ngày nay.

Giới thiệu về tập đoàn Intel: Ông vua của ngành công nghệ bán dẫn

Tập đoàn Intel (Integrated Electronics) thành lập năm 1968 tại Santa Clara, California, Hoa Kỳ. Intel sản xuất các sản phẩm như chip vi xử lý cho máy tính, bo mạch chủ, ổ nhớ flash, card mạng và các thiết bị máy tính khác. Lúc đầu Gordon Moore and Robert Noyce muốn đặt tên cho công ty là “Moore Noyce”. Tuy nhiên việc phát âm lại giống “more noise” và điều này không thích hợp cho một công ty điện tử. Họ cho rằng tiếng ồn là đặc trưng cho sự giao thoa xấu. Và họ đã sử dụng cái tên NM Electronics cho công ty đúng một năm trước khi quyết định gọi tên công ty là INTegrated ELectronics or “Intel” là từ gọi tắt. Tuy nhiên tên “Intel” đã là một tên thương mại của một chuỗi hệ thống khách sạn và họ đã mua lại trước khi hoạt động.

giới thiệu về intel

Giới thiệu về tập đoàn intel (Nguồn: antyweb)

Ban đầu, Intel là nhà sản xuất bộ nhớ SRAM và DRAM và đây là sự kiện tiêu biểu đầu tiên cho các nhà sản xuất chip bộ nhớ sau này. Intel có 99.000 nhân viên tại 199 văn phòng và cơ sở sản xuất kinh doanh trên toàn cầu. Năm 2005 doanh thu của Intel đạt hơn 38 tỷ USD, và Intel xếp thứ 50 trong các công ty lớn nhất thế giới. Những bộ chíp xử lý chính là sản phẩm chính, chiến lược của hãng, phải kể đến như:

  • Bộ vi xử lý 4004 là bộ vi xử lý đầu tiên của Intel
  • Bộ vi xử lý 8008 Bộ vi xử lý 8008 mạnh gấp đôi bộ vi xử lý 4004
  • Bộ vi xử lý 8086-8088
  • Bộ vi xử lý 80286 là bộ vi xử lý Intel đầu tiên có thể chạy tất cả các phần mềm
  • Bộ vi xử lý Intel nền tảng cho máy chủ Intel Inside series
  • Bộ xử lý Intel® Xeon® E7
các bộ vi xử lý của intel

Các bộ vi xử lý của intel (Nguồn: Ngocminhlong)

Những bộ vi xử lý này đã trở thành thương hiệu của Intel và nó giúp hãng có được thành công lớn như ngày hôm nay. Hãy cùng tìm hiểu xem, chiến lược Marketing của Intel đã làm gì để chiếm thế độc tôn trên thị trường ngành công nghệ bán dẫn như ngày hôm nay?

Chiến lược Marketing của Intel: Tất cả là nhờ chữ "Tín"

Luôn đi đầu về công nghệ "lấn át" đối thủ

Một trong những phát minh có tính đột phá của Intel khi lần đầu tiên công bố sản phẩm bộ vi xử lí Intel 4004 mà tất cả các nhà sản xuất máy tính đều rất cần. Ra mắt chính thức vào năm 1971, con chip vi xử lý 4004 đã trở thành tiền đề, cho phép các nhà sản xuất thiết bị tạo ra những chiếc máy tính cá nhân (PC), thang máy, máy ảnh số, máy quay số, điện thoại di động ... thông minh hơn nhỏ gọn hơn. Trong những năm 90 của thế kỷ 20, tốc độ tăng doanh thu của Intel thường xuyên lên tới trên 20% với nhiều sản phẩm đạt kỷ lục về số lượng bán ra.

itel luôn đi đầu về công nghệ

itel luôn đi đầu về công nghệ (Nguồn: cafebiz)

Đến những năm tiếp theo, điều khiến chiến lược Marketing toàn cầu của Intel trở nên nổi bật và được lợi thế với các đối thủ khác cùng ngành trên thị trường cũng là nhờ chất lượng vượt trội của mình. Các thiết bị và hệ thống của công ty bao gồm các modem cáp và Thẻ Intel Computer. Các loại bộ vi xử lý khác nhau có sẵn theo dòng sản phẩm Bộ xử lý, ví dụ, các bộ xử lý này bao gồm Intel Core, Xeon và Atom. Một số dòng sản phẩm bao gồm hàng hóa của các nhà sản xuất thiết bị có chứa các sản phẩm của công ty, chẳng hạn như máy tính xách tay với bộ xử lý Intel. Những dòng sản phẩm này cho thấy rằng công ty có nhiều sản phẩm hơn so với liên kết điển hình của thương hiệu với bộ vi xử lý. Dòng sản phẩm mới này cũng sẽ phản ánh tình hình của công ty và thị trường toàn cầu về chất bán dẫn. Chiến lược Marketing của Intel đầu tiên đánh vào lòng tin về chất lượng của mình với khách hàng. Nhiều năm chinh chiến trên thị trường, cùng với đó là công nghệ tối tân thì Intel biết được khách hàng muốn gì từ chất lượng của mình và hãng đã làm rất tốt với những chiến lược của mình.

Intel Inside đi sâu vào tiềm thức của khách hàng

Đầu tiên là việc phối hợp quảng cáo với chính các đối tác sản xuất. Intel trực tiếp trả tiền cho các hãng sản xuất máy tính để đổi lại một logo "Intel Inside" gắn bên ngoài máy. Song song đó là hàng loạt quảng cáo khắp mọi phương tiện truyền thông, nhấn mạnh về thế mạnh công nghệ của Intel và tách biệt Intel ra khỏi tên tuổi các "xưởng" cung cấp linh kiện thông thường. Thông qua kế hoạch truyền thông "song kiếm hợp bích" kia, Chíp Intel dần trở thành một phần cốt lõi trong mỗi bộ máy tính, và người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm và lựa chọn máy tính cá nhân với "chỉ tiêu Intel" đặt hàng đầu.

chiến lược đánh vào tiềm thức người dùng của intel

chiến lược đánh vào tiềm thức người dùng của intel (Nguồn: superbiz.se.pl)

Việc Intel có tất cả các tem dán ở trên các máy tính chạy hệ điều hành Window là một minh chứng về chất lượng của hãng. Chiến lược Marketing của Intel rất khôn ngoan khi có thể dán logo thương hiệu của mình lên những máy tính của nhiều thương hiệu sử dụng chip của mình. Các lãnh đạo cao nhất của Intel đồng ý rằng chiến dịch này sẽ đem về một thị trường khổng lồ cho công ty, nhưng với một điều kiện, Intel phải sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu USD để "giáo dục" khách hàng tới cùng. Vì vậy độ phủ của Intel rất lớn, và khách hàng bị Intel điều hướng khi in sâu vào tư tưởng rằng "Có logo Intel là có máy tính tốt".

chiến lược đánh vào tiềm thức người dùng của intel

(Nguồn: superbiz.se.pl)

Sự kiện và những quảng cáo mạnh tay

Sự kiện CES được coi là sự kiện rất lớn của ngành công nghệ toàn thế giới hiện nay, nếu hãng nào góp mặt ở sự kiện này thì đó là một vinh dự lớn. Không nằm ngoài dự đoán, năm 1993, Intel quyết định "chơi lớn" khi tham gia hội nghị CES. Một khoản ngân sách khổng lồ được duyệt nhằm mục đích biến Intel từ một công ty sản xuất chip trở thành một thương hiệu tượng trưng cho chất lượng. Không gian trưng bày của Intel lớn đến nỗi nhà tổ chức phải chật vật thương thuyết lại với những khách hàng khác nhằm cung cấp đủ diện tích cho Intel. Điều này đủ chứng minh cho khát vọng của Intel muốn dẫn đầu thị trường, hãng đã tạo ra một tiếng vang cực lớn từ sau buổi triển lãm đó.

intel chi mạnh tay vào các sự kiện quảng cáo

intel chi mạnh tay vào các sự kiện quảng cáo (Nguồn: Brandvietnam)

Quảng cáo là một hoạt động quảng cáo đắt tiền nhưng hiệu quả mà công ty sử dụng để thúc đẩy doanh số bán sản phẩm và sản phẩm của nhà sản xuất thiết bị có chứa bộ vi xử lý và bo mạch của Intel. Chiến lược Marketing của Intel thông qua chiến dịch quảng cáo “Intel Inside” được tung ra vào những năm 1990, công ty đã có thể nâng cao nhận thức và lòng trung thành của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của Intel. Công ty cũng thực hiện các quảng cáo khác, chẳng hạn như quảng cáo được sử dụng cho Super Bowl 2017, đây là một sự kiện rất lớn của nước Mỹ nhưng được người dân thế giới cũng rất quan tâm. Quan hệ công chúng cũng là một chiến lược quảng cáo quan trọng trong việc công ty tài trợ các sự kiện đặc biệt, chẳng hạn như hội chợ khoa học cho các trường trung học. Tài trợ như vậy hỗ trợ nhận thức về thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng về Intel rất lớn.

Intel tại sự kiện Super Bowl 2017

Intel tại sự kiện Super Bowl 2017 (Nguồn: Pattern Interactive)

Kết luận

Một tên tuổi lâu đời, với đó những sản phẩm chất lượng, những chiến lược mạnh tay đã giúp chiến lược Marketing của Intel nhận được những phản hồi hết sức tích cực. Có thể thấy, Intel đang ngày một lớn mạnh và đang trở thành một tượng đài khó bị xô đổ khỏi ngành bán dẫn công nghệ trên thế giới. Intel chứng minh cho tất cả các hãng công nghệ khác nếu bạn chịu thay đổi thì bạn sẽ mãi là một đẳng cấp khó thể vượt qua!

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.