Ảnh hưởng của COVID-19 đã tác động lớn đến cuộc sống con người và giáng một "đòn đau" vào nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp lớn, nhỏ trên toàn thế giới. Các cơ sở kinh doanh buộc phải đóng cửa để ngăn chặn đại dịch và điều này cũng tác động không nhỏ tới các chiến lược quảng cáo, xu hướng digital marketing và dập tắt những nỗ lực tạo dựng danh tiếng bấy lâu nay trên mạng xã hội của các thương hiệu. Dịch đã tạm lắng xuống nhưng các thương hiệu cần làm gì để khôi phục lại vị thế vốn có?
Số lượng người sử dụng mạng xã hội đã tăng vọt trong thời gian xảy ra dịch bệnh. Mặc dù vậy, nhiều tổ chức đã tạm dừng hoạt động tiếp thị kỹ thuật số và quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Tuy nhiên, đây là một biện pháp không được đánh giá cao. Mạng xã hội là một trong những công cụ hiệu quả nhất mà các doanh nghiệp dùng để tiếp thị, xây dựng thương hiệu, bán hàng, cung cấp dịch vụ, tương tác với khách. Để tận dụng được hết sức mạnh của mạng xã hội, các thương hiệu không nền để mạch duy trì này bị "đứt quãng". Theo báo cáo cho thấy có khoảng 25% doanh nghiệp tạm dừng tiếp thị và quảng cáo trên mạng xã hội trong sáu tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, sau dịch, Facebook báo cáo rằng 89% nhà quảng cáo đã xem xét lại ngân sách của họ để khôi phục lại hoạt động kinh doanh và tiếp thị sau dịch.
Nhưng không thể phủ nhận rằng uy tín và số lượng khách hàng của thương hiệu đã giảm đi rất nhiều trong thời kỳ đại dịch. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số chiến lược các marketers có thể cân nhắc để khôi phục lại tầm ảnh hưởng của thương hiệu trên mạng xã hội.
Đánh giá lại tình hình
Sau thời gian dài "đóng cửa" mạng xã hội, bước đầu tiên các marketers cần làm là đánh giá tình trạng chung trên các nền tảng social media. Chạy kiểm tra tất cả những thông số liên quan đến tất cả các trang mạng xã hội, từ mức độ tương tác, lưu lượng truy cập của fanpage, group..
Từ đó, bạn sẽ biết được các mảng nào đang chạy hiệu quả, mảng nào đang không hiệu quả và cần được fix, từ đó sửa đổi chiến lược truyền thông xã hội sao cho phù hợp.
Phát triển tiếng nói thương hiệu một cách tích cực
Nhiều người không muốn liên tục bị các nhà tiếp thị lầm phiền và chào hàng trong thời điểm khó khăn giữa đại dịch như thế này. Trong hoàn cảnh đó, việc xây dựng brand voice (tiếng nói thương hiệu) không mang tính quảng cáo quá mức là hoàn toàn hợp lý.
Do đó, hãy xem lại brand voice hiện tại của thương hiệu, tùy chỉnh chiến lược marketing và bối cảnh giao tiếp khách hàng sao cho phù hợp. Sau đại dịch, phát triển một tiếng nói tích cực cho thương hiệu, hỗ trợ và chăm sóc, quan tâm đến khách hàng nhiều hơn sẽ là một điểm cộng lớn.
Thực hiện các chiến dịch quảng bá lợi ích thương hiệu
Chiêu quảng cáo chào hàng trực tiếp có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của khách hàng và khiến họ cảm thấy khó chịu. Do đó, quảng bá thương hiệu của mình một cách gián tiếp là kể về những lợi ích từ sản phẩm và dịch vụ của bạn. Bạn có thể chia sẻ những câu chuyện xoay quanh việc sản phẩm của bạn đã giúp ích cho cuộc sống của khách hàng như thế nào. Những bài viết như thế này là một động lực tuyệt vời; chúng giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực trong lòng khán giả của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm của họ hoặc đánh giá thương hiệu của bạn trên mạng xã hội. Cách marketing gián tiếp này sẽ góp phần gia tăng sự tin tưởng cho thương hiệu của bạn.
>> Xem thêm: Nghiên cứu của Kantar cho thấy người tiêu dùng và marketers mâu thuẫn về sở thích quảng cáoSử dụng influencer để quảng cáo trên social media
Influencer là công cụ đắc lực giúp thương hiệu nâng cao danh tiếng trên mạng xã hội. Những người ảnh hưởng hầu hết là người nổi tiếng, có lượng fans hâm mộ và số người theo dõi họ rất lớn. Nhóm người này thường bị ảnh hưởng bởi thần tượng của mình, có xu hướng làm theo những gợi ý và lời khuyên mà thần tượng đưa ra. Theo thống kê, 63% khách hàng hàng tin tưởng những người mà họ yêu mến hơn là tin tưởng vào các thương hiệu. Do đó, bạn có thể cân nhắc việc thuê một influencer phù hợp với ngành bạn kinh doanh để xây dựng niềm tin thương hiệu trên mạng xã hội.
Nếu ngân sách marketing không đủ, bạn không nhất thiết phải sử dụng các KOLs có tầm ảnh hưởng lớn mà có thể chuyển sang nhóm micro-influencers. Họ có thể là sinh viên, các hot teen mới nổi hoặc các chuyên gia có lượt follow lớn trên mạng xã hội.
Dù độ phủ sóng không lớn nhưng nhóm này sẽ giúp thương hiệu khoanh vùng và tiếp cận chính xác tới đối tượng mà thương hiệu muốn nhắm đến.
Sử dụng các công cụ phân tích truyền thông xã hội
Ưu điểm khi làm marketing trên mạng xã hội đó là bạn có thể đo lường và thống kê lại mọi thứ. Từ số lần hiển thị, số lượt like, tương tác, tỉ lệ click của người dùng đều có theo dõi bằng cách sử dụng các tính năng phân tích mặc định trên social media.
Bạn có thể phân tích hành vi của người dùng trên các yếu tố khác nhau như múi giờ, nhóm tuổi, thiết bị, vị trí và giới tính... Từ đó, sử dụng các chỉ số này để phát triển một chiến lược mới hoặc sửa đổi lại chúng sao cho hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, việc sử dụng các phân tích có sẵn của mạng xã hội là một công việc tốn nhiều thời gian, bởi vì một thương hiệu có thể phải quản lý và phân tích nhiều mạng xã hội cùng một lúc.
Vì vậy, bạn có thể cân nhắc việc có một công cụ tiếp thị và quản lý truyền thông xã hội toàn diện cho phép bạn truy cập vào tất cả các chỉ số quan trọng liên quan đến hiệu suất của tất cả các nền tảng cùng một lúc.
Trả lời các bài đánh giá
Xem xét lại các đánh giá của người dùng là cách tốt nhất để cải thiện hình ảnh của thương hiệu trên mạng xã hội. Một lời nhận xét tích cực sẽ giúp bạn biết nên phát huy điều gì nhất, lời nhận xét tiêu cực sẽ giúp bạn nhìn ra đâu là điểm cần cải thiện. Hãy giải quyết từng vấn đề và khiếu nại do khách hàng nêu ra, sửa chữa những điểm khiến họ không hài lòng.
Tuy nhiên, không nên chỉ trả lời những đánh giá tiêu cực mà bỏ qua các đánh giá tích cực. Bạn có thể phản hồi các bài đăng đánh giá này trên timeline bằng một lời cảm ơn chân thành để khách hàng luôn cảm nhận được sự quan tâm từ bạn.
Hải Yến - MarketingAI
Theo searchenginewatch
>> Có thể bạn chưa biết: Affiliate marketing sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai dưới sức ép của công nghệ?
Bình luận của bạn