cover

Chiến dịch quảng cáo của Zara tại Trung Quốc gây nhiều tranh cãi: thị trường Trung Quốc liệu đang quá nhạy cảm?

28 Thg 02

Chiến dịch quảng cáo gần đây của Zara với một người mẫu Trung Quốc bị tàn nhang đã tạo ra một sự khuấy động trên mạng xã hội Trung Quốc. Một số lời chỉ trích quảng cáo đã nói xấu...

Chiến dịch quảng cáo gần đây của Zara với một người mẫu Trung Quốc bị tàn nhang đã tạo ra một sự khuấy động trên mạng xã hội Trung Quốc. Một số lời chỉ trích quảng cáo đã nói xấu người Trung Quốc về việc miêu tả phụ nữ của họ. Liệu rằng thị trường Trung Quốc liệu đang quá nhạy cảm?

Chiến dịch quảng cáo của Zara tại Trung Quốc gây nhiều tranh cãi: thị trường Trung Quốc liệu đang quá nhạy cảm?- Ảnh 1.

Chiến dịch quảng cáo của Zara tại Trung Quốc gây nhiều tranh cãi: thị trường Trung Quốc liệu đang quá nhạy cảm?

Cuộc tranh cãi xung quanh người mẫu quảng cáo của Zara - Li Jingwen

Sau khi chiến dịch "This is Beauty" của Zara với người mẫu Li Jingwen được chia sẻ trên Weibo, cư dân mạng đã nhanh chóng có những bình luận tránh chiều xung quanh cô người mẫu này. Li Jingwen đến từ thành phố Quảng Châu có những vết tàn nhang trên mặt và với việc Zara chọn cô làm người mẫu cho quảng cáo, cư dân mạng Trung Quốc cho rằng Zara đã xúc phạm các tiêu chuẩn sắc đẹp của Trung Quốc với lý do một khuôn mặt hoàn hảo không nên có bất kỳ tàn nhang nào. Họ bị bất ngờ khi Zara chọn một khuôn mặt tàn nhang đại diện phụ nữ châu Á.

Một số ý kiến cho rằng Zara có ý định xúc phạm Trung Quốc giống như như thương hiệu Dolce & Gabbana của Ý đã làm vào tháng 11 trong vụ khủng hoảng về phân biệt chủng tộc.

>> Xem thêm: Dolce & Gabbana bị tẩy chay vì quảng cáo mang tính kì thị người Trung Quốc

Chiến dịch quảng cáo của Zara tại Trung Quốc gây nhiều tranh cãi: thị trường Trung Quốc liệu đang quá nhạy cảm?- Ảnh 2.

Gương mặt người mẫu Li Jingwen trong quảng cáo mới nhất của Zara tại Trung Quốc

Cuối tuần qua, Zara lên tiếng trả lời rằng những bức ảnh được chụp theo cách hoàn toàn tự nhiên, không thay đổi và phản ứng từ cư dân mạng là những quan điểm cá nhân khác nhau về thẩm mỹ. Tính đến 17/2, hashtag #Zara đã được xuất hiện 460 triệu lần trên nền tảng Weibo.

Thị trường Trung Quốc liệu đang quá nhạy cảm?

Để làm dịu tình hình, phương tiện truyền thông chính phủ Trung Quốc - China Daily đã viết một bài đăng xã luận rằng những người đang chê bai và than vãn về quảng cáo mới của Zara có thể nghĩ rằng họ đang bảo vệ hình ảnh của Trung Quốc nhưng họ đang thực sự thể hiện sự nhạy cảm quá mức và thiếu tự tin về văn hóa.

Tờ China Daily đã viết:

"Có thể hiểu rằng, những người phàn nàn về quảng cáo mới của Zara là để ngăn hình ảnh của quốc gia bị làm xấu. Tuy nhiên, hành động của họ cho thấy sự nhạy cảm quá mức và thiếu tự tin về văn hóa. Điều đó cho thấy họ rất sợ bị tổn thương đến mức họ có xu hướng phòng thủ chống lại bất kỳ sự thật hoặc sự tưởng tượng nhỏ nào.

Sự tự tin về văn hóa đang được thúc đẩy bởi sự lãnh đạo của đất nước Trung Quốc và sự khoan dung là một phần thiết yếu của nó. Chỉ khi chúng ta học cách khoan dung lẫn nhau về mặt thẩm mỹ, mọi người mới thực sự có được sự tự tin về văn hóa.

Bên cạnh đó, người mẫu trong vụ việc - Li Jingwen cũng là một người nổi tiếng, một người mẫu chuyên nghiệp trong một thời gian dài. Đối với những người không hài lòng với khuôn mặt tàn nhang của cô ấy, những bình luận của họ mặc dù không có hại cũng có thể gây tổn thương cho cô ấy. Chúng ta hãy hy vọng sự khoan dung có thể được thúc đẩy để những hiểu lầm tương tự không xảy ra lần nữa."

Bên cạnh đó, một số cư dân mạng cũng đã đứng lên bảo vệ Zara và Li Jingwen vì cho rằng cô không đại diện cho thẩm mỹ truyền thống của Trung Quốc và làn da trắng cùng đôi mắt to tròn và liệu nó có phù hợp với thị trường Trung Quốc hay không.

Một nhiếp ảnh gia nam viết trên Weibo:

"Tôi thực sự không nghĩ rằng tàn nhang là xấu xí và dù sao đi nữa, vẻ đẹp nên được đặc trưng bởi cá tính hơn là những khuôn mặt có vẻ phổ biến trên mạng."

Với việc chính phủ Trung Quốc bước vào cuộc tranh luộn đã giúp thương hiệu Zara có được sự ủng hộ nhiều hơn và giảm đi các ý kiếm trái chiều. Tuy nhiên, có thể thấy rằng thị trường Trung Quốc đang là một thị trường "khó tính" và "nhạy cảm" về văn hóa với các thương hiệu kể cả thương hiệu nổi tiếng như Zara.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bí quyết thành công của thương hiệu Zara

Theo Bbranding in Asia

Ngọc Mai - MarketingAI

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.