Chắc hẳn AOV là một thuật ngữ khá quen thuộc với các hình thức kinh doanh trực tuyến. Cho dù lưu lượng truy cập vào trang web của bạn cao, tỷ lệ chuyển đổi tốt nhưng AOV luôn ở mức thấp, thì doanh thu của bạn cũng không thể nào cải thiện được. Điều bạn cần làm là khiến mọi người chi tiêu nhiều tiền hơn cho mỗi đơn hàng. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng khi áp dụng lại không hề! Hãy cùng tìm hiểu về chỉ số AOV là gì và cách cải thiện chỉ số này nhé!
AOV là gì?
AOV viết tắt của Average Order Value, được định nghĩa là giá trị trung bình trên một đơn hàng, chỉ số này được sử dụng nhiều trong thương mại điện tử, nhằm theo dõi số tiền trung bình được chi tiêu mỗi khi khách hàng đặt hàng trên trang web hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động.
AOV trong marketing là gì?
AOV trong marketing là một trong những số liệu quan trọng nhất mà các cửa hàng trực tuyến cần lưu ý, thúc đẩy các quyết định kinh doanh quan trọng như chi tiêu quảng cáo, bố trí cửa hàng và định giá sản phẩm.
ROAS là gì? Làm sao để tối ưu ROAS hiệu quả nhất?
Vai trò của AOV đối với doanh nghiệp
AOV là một chỉ số được sử dụng để giúp phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là các sàn thương mại điện tử. Dựa vào các chỉ số AOV, doanh nghiệp có những đánh giá tổng thể và đo lường giá trị lâu dài của từng khách hàng. Dưới đây là một vài lợi ích khi sử dụng chỉ số AOV trong doanh nghiệp.
Thiết lập chiến lược Marketing phù hợp
AOV có thể được xem là một tiêu chuẩn đánh giá hành vi của khách hàng, giúp bạn thiết lập các mục tiêu và chiến lược cũng như đánh giá mức độ hiệu quả của những chiến lược marketing đó.
Tiết kiệm chi phí
Đôi khi các doanh nghiệp chỉ tập trung phần lớn vào việc tăng lưu lượng truy cập vào một trang web thay vì tăng AOV. Bởi tăng lưu lượng truy cập thường tốn tiền, trong khi tăng AOV thì không.
Tăng lợi nhuận
Vì có chi phí giao dịch liên quan đến mỗi đơn đặt hàng, nên việc tăng AOV là một cách để thúc đẩy doanh thu trực tiếp và tăng lợi nhuận khi khách hàng đã mua sản phẩm từ cửa hàng của bạn.
Cách tính AOV chính xác nhất
Bạn đã tìm hiểu về AOV là gì vậy cách tính AOV như thế nào? AOV được tính bằng cách chia số tiền doanh thu trong một khoảng thời gian cho tổng số đơn hàng được đặt trong khoảng thời gian đó. Về mặt toán học, công thức tính AOC được biểu hiện như hình dưới đây:
Lưu ý rằng AOV được xác định là doanh thu trên mỗi đơn đặt hàng chứ không phải là doanh thu trên mỗi khách hàng. Mặc dù một khách hàng có thể quay lại nhiều lần để mua hàng, nhưng mỗi đơn đặt hàng sẽ được tính vào AOV riêng biệt.
Ví dụ về AOV
AOV không mô tả lợi nhuận gộp (gross profit) hoặc biên lợi nhuận (profit margins), nhưng dựa vào AOV có thể đạt được các chỉ tiêu của các chỉ số này.
Ví dụ: giả sử trong tháng 9, doanh số bán hàng của bạn trên Shopee là 310 triệu VNĐ và bạn có tổng cộng 1000 đơn đặt hàng áo sơ mi. 31.000 triệu VNĐ/1000 đơn hàng = 310.000VNĐ. Vì vậy, AOV của tháng 9 là 310.000VNĐ. Điều này cho thấy hai xu hướng về hành vi của người tiêu dùng với cửa hàng:
- Khách hàng mua nhiều mặt hàng.
- Những chiếc áo sơ mi đại diện cho phần lớn doanh số bán hàng.
Bằng cách tăng AOV, các cửa hàng trực tuyến tăng ROI (tỷ suất hoàn vốn) và ROAS (tỷ số lợi nhuận trên tài sản). AOV càng cao, bạn càng thu hút được nhiều khách hàng hơn - và kết quả là, trên mỗi đơn vị chi tiêu, bạn đều có được một khách hàng.
AOV nên được giám sát chặt chẽ như bất kỳ số liệu kinh doanh nào khác - tốt nhất là hàng ngày hoặc hàng tuần. Khi có bất kỳ mức giảm hoặc đỉnh nào, mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh nên được kiểm tra chặt chẽ để hiểu điều gì đã thúc đẩy xu hướng. Các chiến dịch mới, mùa mua hàng và bất kỳ thay đổi nào đối với trang web là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự biến động trong AOV.
ROAS là gì? Làm sao để tối ưu ROAS hiệu quả nhất?
Cách cải thiện chỉ số AOV hiệu quả
Như đã đề cập ở trên, AOV cho biết khách hàng chi bao nhiêu tiền cho mỗi đơn hàng. Mỗi nhà bán lẻ đều đặt mục tiêu tối đa hóa AOV của mình. Bạn có thể tham khảo các chiến lược sau để giúp cải thiện chỉ số AOV.
Tăng giá
Người bán hàng trực tuyến có thể dễ dàng tăng chỉ số AOV bằng cách tăng giá sản phẩm của mình. Về lý thuyết, tăng giá sản phẩm sẽ dẫn đến doanh thu cao hơn và AOV hơn. Mặt khác, giá cao hơn có thể giảm số lượng khách mua hàng, dẫn đến doanh thu thấp hơn. Do đó, tính khả thi của chiến lược phải được đánh giá cẩn thận trước khi thực hiện.
Bán hàng gia tăng
Đây là một chiến thuật bán hàng nhằm lôi kéo khách hàng mua thêm sản phẩm khác. Người bán sẽ thuyết phục mua thêm các mặt hàng đắt tiền hơn, gói sản phẩm nâng cấp hoặc tiện ích bổ sung của sản phẩm nhằm nâng cao trải nghiệm sử dụng. Mục tiêu của chiến lược bán hàng gia tăng là tăng doanh thu từ mỗi đơn đặt hàng.
Bán chéo
Bán chéo có nghĩa là người bán đề nghị khách hàng mua một số sản phẩm bổ sung hoặc có liên quan đến sản phẩm được mua. Tương tự như bán hàng gia tăng, chiến thuật này cũng nhằm gia tăng doanh thu của người bán trên mỗi đơn đặt hàng.
Giảm giá
Người bán có thể giảm giá khi mua một số lượng mua nhất định. Ví dụ: nếu khách đặt hàng với giá 500.000VNĐ trở lên, có thể được giảm 15% cho đơn đặt hàng.
Freeship
Giao hàng miễn phí có thể là một giải pháp thay thế cho giảm giá. Ví dụ: người bán có thể giao hàng miễn phí cho những khách hàng mua hàng với giá hơn 500.000VNĐ.
CTR là gì? Những điều bạn cần phải biết về chỉ số CTR
Kết luận:
Điểm đặc biệt của việc tập trung vào chỉ số AOV - giá trị trung bình trên một đơn hàng là bạn đang tập trung vào những khách hàng đã có nhu cầu. Họ mong muốn mua hàng và truy cập trang web của bạn, hay thậm chí họ đã bỏ hàng vào giỏ, điều bạn cần làm là giúp khách hàng tìm hiểu và gợi ý các mặt hàng có liên quan đến họ. Qua việc tìm hiểu về AOV là gì và cách tính AOV chuẩn nhất bạn sẽ nhận thấy chỉ cần kích hoạt đúng nhu cầu của khách hàng, chỉ số AOV của bạn sẽ tăng. Tuy nhiên, hãy nhớ chất lượng sản phẩm luôn đi đầu, bán hàng có tâm giúp bạn có được nhiều đơn hàng hơn trong tương lai.
Bình luận của bạn