Chi phí bán hàng là gì? Điểm khác biệt lớn nhất giữa chi phí bán hàng và chi phí doanh nghiệp? Làm thế nào để tiết kiệm chi phí bán hàng? Cùng MarketingAI tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Chi phí bán hàng là gì?
Chi phí bán hàng (hay Selling expenses) là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Theo đó, doanh nghiệp cần thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để có thể tối ưu chi phí nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ trên thị trường. Cạnh tranh về giá cũng là một trong những chiến lược marketing quan trọng.
Ví dụ về chi phí bán hàng
Một số chi phí bán hàng bạn thường gặp phải kể đến: Chi phí chào hàng, chi phí bảo quản, bảo hành sản phẩm, chi phí quảng cáo sản phẩm/dịch vụ, hoa hồng bán hàng…
>>> Xem thêm: Chi phí Marketing bao gồm những gì các nhà quản lý cần biết
Phân biệt chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng thường bị nhầm lẫn với khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, để phân biệt giữa hai khái niệm này, bạn cần dựa vào mục đích sử dụng của chi phí đó: Nếu chi phí được dùng để phục vụ cho quá trình bán hàng thì sẽ được tính vào chi phí bán hàng và ngược lại. Bạn có thể dễ dàng phân biệt hai loại chi phí này thông qua bảng so sánh dưới đây:
Chi phí bán hàng | Chi phí quản lý doanh nghiệp |
Toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ. | Toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và vận hành hoạt động của doanh nghiệp. |
Chi phí này có thể liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. | Bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. |
Chi phí trực tiếp: Phát sinh tại thời điểm bán sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ: Chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch… Chi phí gián tiếp: Phát sinh trước hoặc sau khi đơn hàng hoàn thành. Ví dụ: Tiền lương của nhân viên bán hàng, chi phí tiếp khách hàng… | Loại chi phí này không liên quan đến việc sản xuất hay bán sản phẩm/dịch vụ. Thay vào đó là các hoạt động kinh doanh diễn ra trong doanh nghiệp. Ví dụ: tiền thuê nhà, bảo hiểm của nhân viên, lương nhân viên, chi phí khấu hao… |
Chi phí bán hàng bao gồm những gì?
Chi phí bán hàng bao gồm nhiều chi phí khác nhau, cụ thể:
- Chi phí nhân viên bao gồm: chi phí lương, thưởng, phụ cấp…
- Chi phí bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế), kinh phí công đoàn của nhân viên bán hàng
- Chi phí chào hàng và giới thiệu sản phẩm
- Chi phí hoa hồng khi bán hàng
- Chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động và khấu hao TSCĐ dùng cho việc bán hàng
- Chi phí bảo quản, đóng gói và vận chuyển
- Chi phí bảo hành sản phẩm (trừ chi phí cho hoạt động xây lắp)
- Chi phí mua ngoài như điện, nước, fax... cho nhân viên bán hàng
- Chi phí bán hàng bằng tiền khác
Cách tính chi phí bán hàng và quản lý
Chi phí bán hàng và quản lý thường được tính bằng công thức sau:
Chi phí bán hàng = chi phí nhân viên + chi phí dụng cụ + chi phí bao bì + chi phí khấu hao + chi phí bảo hành + chi phí phát sinh.
Các biện pháp tiết kiệm chi phí bán hàng
Giải pháp tối ưu nhất có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí bán hàng một cách hiệu quả, nâng cao khả năng vận hành và hiệu suất công việc bao gồm:
Quan tâm, chăm sóc đến khách hàng cũ: Thay vì đầu tư để mở rộng tệp khách hàng, giữ chân khách hàng mới, doanh nghiệp hoàn toàn có thể giành phần lớn thời gian, tiền bạc cho khách hãng cũ. Khách hàng trung thành giúp mang về cho doanh nghiệp lợi nhuận đều đặn hơn.
Ứng dụng biện pháp công nghệ: Doanh nghiệp cần thực hiện nhiều đổi mới, đặc biệt là nâng cấp các công nghệ sản xuất mới vào trong quá trình vận hành và sản xuất công ty. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến việc nâng cao trình độ tổ chức lao động và nhân sự nhằm tối đa hoá lợi nhuận cũng như tránh được các thiệt hại trong quá trình sản xuất.
Ứng dụng biện pháp về công tác quản lý: Xây dựng kế hoạch tài chính rõ ràng để có thể kiểm soát được việc tiết kiệm chi phí, mức tiêu hao của vật tư... KPI đặt ra cũng cần phù hợp với từng cá nhân, đây là mức đánh giá để mang về mức lương thưởng cho từng nhân viên. Các khoản này cần phải có các chứng từ pháp lý đầy đủ.
>>> Xem thêm: Chiến lược chi phí thấp là gì? 10 chiến lược trong marketing doanh nghiệp phải biết
Tạm kết:
Chi phí bán hàng là một trong những yếu tố quan trọng giúp mang lợi nhuận về cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc để thiết lập kế hoạch và xây dựng quy trình bán hàng hợp lý, điều này sẽ giúp bạn tránh được rủi ro cũng như tiết kiệm được một khoản chi phí. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đủ kiến thức cơ bản liên quan đến khái niệm chi phí bán hàng là gì.
Bình luận của bạn