Trong một doanh nghiệp, những chức vụ và bộ phận kinh doanh làm việc trực tiếp với khách hàng luộn được coi trọng. Việt Nam tiếp cận với rất nhiều thuật ngữ mới dưới nhiều hình thức khác nhau và CCO hay được hiểu là giám đốc kinh doanh có vai trò rất lớn với 1 tổ chức. Vậy CCO là gì? và nó có "quyền lực" lớn như thế nào trong công ty?. Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
CCO là gì?
CCO là tên viết tắt của Chief Customer Officer là Giám đốc kinh doanh, là một chức danh lớn và có vị trí vô cùng quan trọng trong công ty, chỉ đứng sau Giám đốc Điều hành (CEO).
Công việc của CCO là quản lý và điều phối mọi công việc và toàn bộ guồng máy liên quan đến khách hàng và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty theo chiến lược kinh doanh của công ty và theo chỉ đạo trực tiếp từ Tổng Giám đốc/ Giám đốc Điều hành/ Giám đốc Công ty (CEO).
Đây là một vị trí cực kỳ "tối cao", doanh thu lợi nhuận hoạt động hiệu quả, khách hàng có vừa ý với những sản phẩm dịch vụ hay không?
Tất cả đều nhờ vào tài quản lý và điều hành của giám đốc kinh doanh (CCO). Chính vì thế các công ty tạo ra một giám đốc kinh doanh với sứ mệnh điều hành đội ngũ kinh doanh bán hàng, khách hàng một cách hệ thống chuẩn chỉnh và có thể tối đa hóa năng suất những điều mà từ CEO điều xuống.
Vì vậy, trong thời đại kinh doanh ngày nay "giật" được khách hàng về cho doanh nghiệp là điều không dễ dàng, vậy khách hàng chính là mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp.
Tại sao giám đốc kinh doanh CCO lại có vai trò cực quan trọng trong việc giao tiếp với khách hàng và là một phần quan trọng trong mỗi tổ chức doanh nghiệp?
>>> Đọc thêm: CFO là gì? Cách để CMO kết nối với CFO trong doanh nghiệp
Trách nhiệm và vai trò của CCO là gì?
Trách nhiệm và vai trò của Chief Customer Officer rất đa dạng và quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô và ngành nghề của từng công ty, vai trò của CCO có thể được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể. Tuy nhiên, CCO có các trách nhiệm và vai trò chính trong doanh nghiệp như sau:
Mang khách hàng đến với doanh nghiệp
CCO đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng, đối tác và các bên liên quan khác.
Họ chủ động tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ hợp tác với các đối tác chiến lược, nhà cung cấp và các bên liên quan khác, đồng thời tham gia vào các cuộc đàm phán hợp đồng, giải quyết các vấn đề phát sinh và tìm kiếm cơ hội hợp tác mới.
Bên cạnh đó, CCO cũng làm việc chặt chẽ với các bộ phận khác trong công ty như sản xuất, tài chính, nhân sự để đảm bảo sự liên kết và hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh.
Khách hàng, dù là B2B hay B2C, đều có kỳ vọng lớn về trải nghiệm dịch vụ hiện đại. Họ yêu cầu dịch vụ khi nào, ở đâu và họ muốn nó như thế nào, hãy suy nghĩ về trải nghiệm của riêng bạn với các dịch vụ như Uber, Waze hoặc Airbnb, trải nghiệm là cá nhân, minh bạch, nhanh chóng và dễ dàng.
Khi kỳ vọng không đáp ứng được thì tâm lý tiêu cực có thể được khuếch đại và lan truyền nhanh chóng.
Bao quát tất cả số liệu kinh doanh và khách hàng
Trong thời đại mới lấy khách hàng là trọng tâm, CCO phải tạo ra một khả năng kết hợp các bộ dữ liệu khách hàng khác nhau thành một cái nhìn tổng thể của khách hàng.
Họ phải có tầm nhìn 360 độ của khách hàng, điều này mở đường cho việc đo lường sự hài lòng của khách hàng trên tất cả các điểm tiếp xúc theo hành trình của khách hàng.
Theo kinh tế học, lý thuyết McKinsey đã tìm thấy là dự đoán nhiều hơn 30% về sự hài lòng của khách hàng tổng thể hơn là chất lượng của từng tương tác riêng lẻ.
Mặc dù điều quan trọng là phải đảm bảo rằng hàng triệu tương tác khách hàng của bạn trong một ngày nhất định đang hoạt động tốt, khả năng dữ liệu mạnh cũng nên tập trung vào các vấn đề nổi bật trước khi chúng xảy ra, mang lại cơ hội làm sâu sắc thêm lòng trung thành của khách hàng.
CCO có khả năng là một vai trò chuyển tiếp, biết được những số liệu kinh doanh từ đó cho ra được một phương án quản lý để cho được chiến lược cụ thể tiếp cận đến khách hàng.
Tìm kiếm, duy trì phát triển mối quan hệ với đối tác
Tất nhiên điều quan trọng của nhiệm vụ của một giám đốc phụ trách kinh doanh phát triển mối quan hệ với đối tác.
Trong nhiều hoàn cảnh và tính huống đặt ra thì đối tác chính là yếu tố giúp doanh nghiệp và hỗ trợ để có được kết quả có lợi cho mình. Thêm vào đó những sự hợp tác có thể là những sự đầu tư, sự kết hợp để thu về lợi nhuận cũng như có lợi cho hai bên.
Chính yếu tố này cũng đã khiến CCO là một phần rất quan trọng của một tổ chức doanh nghiệp nó như là chìa khóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận ra bên ngoài có được những mối quan hệ với các đối tác chiến lược.
Hiểu được công việc của CCO là việc quan trọng để có được một "cánh tay phải" đắc lực. Hơn thế nữa việc giám đốc kinh doanh thu hút được những đối tác lớn và tiềm năng cũng là một lợi thế để tạo ra được uy tín với khách hàng trong những chiến lược Marketing và kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều này cực kỳ có lợi cho doanh nghiệp và nó là một cầu nối để CCO giúp thương hiệu bật lên với các đối thủ cùng ngành khác trên thị trường.
Lãnh đạo và Phát triển Đội ngũ
CCO xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên kinh doanh có năng lực và nhiệt huyết. Họ tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và tạo động lực cho nhân viên, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và cống hiến của nhân viên.
CCO cũng chịu trách nhiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, thúc đẩy sự hợp tác và gắn kết giữa các thành viên trong đội ngũ.
Những thách thức thường gặp với một CCO là gì?
Vì giám đốc kinh doanh mang trong mình trọng trách rất lớn, có quyền lực chỉ đứng sau CEO. Chính vì vậy những thách thức và trách nhiệm cũng tỷ lệ thuận trong một tổ chức doanh nghiệp. Dưới đây là những khó khăn và trở ngại lớn nhất với các CCO khi tham gia làm việc trong một tổ chức doanh nghiệp:
- CCO dù được coi là có "quyền năng" lớn nhưng đôi khi vai trò không được xác định rõ ràng và chính xác.
- CCO không báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị.
CCO cần phải nhận diện và quản lý các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh, từ rủi ro thị trường, rủi ro tài chính đến rủi ro pháp lý.
- Luôn phải cân nhắc về chiến lược kinh doanh để cân bằng giữa việc đạt được mục tiêu kinh doanh ngắn hạn và xây dựng chiến lược phát triển bền vững trong dài hạn.
- Công việc không được quyết định và chấm dứt chỉ từ Hội đồng quản trị. CCO không có nguồn lực tài chính và nhân lực cần thiết để thực hiện công việc.
- Không có chính sách và thủ tục giám sát và báo cáo hiệu quả tại chỗ, và CCO không thể làm gì về điều đó.
>>> Đọc thêm: CEO là gì? Vai trò quan trọng của CEO trong doanh nghiệp
Kết luận
Sự thành công hay thất bại của một CCO liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời, CCO cũng là người có quan hệ thường xuyên và trực tiếp với khách hàng, là đầu mối nắm mọi thông tin và mong muốn của khách hàng để đưa ra những chính sách hợp lý, tạo ra lợi thế cạnh tranh, xây dựng được đội ngũ khách hàng thân thiết đông đảo. Hiểu được CCO là gì và và chức năng của chức doanh "uy quyền" này sẽ cho biết được đây là một vị trí "dưới 1 người mà trên vạn người".
Bình luận của bạn