cover

[Case Study] Doanh nghiệp F&B đã áp dụng các chiến dịch marketing để online hóa cửa hàng ăn uống của mình như thế nào?

11 Thg 08

Việt Nam được coi là thị trường giàu tiềm năng cho ngành F&B với 97 triệu dân. Xu thế tất yếu của công nghệ 4.0 và sự gia nhập của nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới đã tạo "đòn...

Việt Nam được coi là thị trường giàu tiềm năng cho ngành F&B với 97 triệu dân. Xu thế tất yếu của công nghệ 4.0 và sự gia nhập của nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới đã tạo "đòn bẩy" cho thị trường thực phẩm và đồ uống phát triển mạnh. Digital marketing lên ngôi, các doanh nghiệp F&B nhanh chóng áp dụng các chiến dịch marketing online hóa cửa hàng ăn uống. Rất nhiều các DN đã tiên phong trong việc đi tắt đón đầu công nghệ này như The Coffee House, Starbucks Việt Nam, Pizza House...Nhờ nền tảng ứng dụng giao hàng online có sẵn mà doanh thu từ mảng giao hàng The Coffee House đã tăng 30%, Starbucks Việt Nam tăng 50% so với mức doanh thu bình quân hàng tháng. Vậy họ đã làm điều đó như thế nào? 

F&B (viết tắt của Food and Beverage) là một lĩnh vực đang nở rộ tại trường Việt Nam. Mỗi ngày ngành này đều ghi nhận hàng loạt nhà hàng, quán ăn, cửa hàng đồ uống khai trương với tốc độ chóng mặt. Thị trường cạnh tranh khốc liệt, liệu bao nhiêu doanh nghiệp trong số đó có thể bám trụ với sự chuyển động liên tục của thế giới?

Câu trả lời nằm ở cách thức kinh doanh và một phần nằm ở bí quyết marketing của mỗi thương hiệu. Công nghệ số lên ngôi là lúc mà các doanh nghiệp F&B cần phải số hóa mọi quy trình. Không chỉ đơn giản là hợp tác với các bên giao hàng nhanh như Now/Grabfood/Baemin mà nó còn đến từ chính hoạt động của doanh nghiệp. Từ việc xây dựng thương hiệu, chiến dịch marketing cho đến quy trình sản xuất đồ uống, hương vị sản phẩm.

[Case Study] Doanh nghiệp F&B đã áp dụng các chiến dịch marketing để online hóa cửa hàng ăn uống của mình như thế nào?- Ảnh 1.

Nguồn: Printgo

Ứng dụng công nghệ qua website, app giao hàng

Đặt đồ ăn online qua app đã trở thành thói quen ngày càng được nhiều người, nhất là giới trẻ, nhân viên văn phòng lựa chọn. Hình thức kinh doanh này nở rộ và mọc lên như "nấm sau mưa". Rất nhiều doanh nghiệp F&B vừa và nhỏ đã quen với việc hoạt động online thông qua các ứng dụng giao hàng như Grab, Now, GoViet... hoặc tự vận hành qua Website, Facebook và Instagram. 

Có thể thấy, loại hình này đã giải quyết được khá nhiều vấn đề khiến không ít chủ quán đau đầu như giảm chi phí vận hành, không tốn tiền thuê thêm nhân công, chi phí mặt bằng mà vẫn tăng độ tiếp cận tới khách hàng, đẩy mạnh doanh thu. Dường như, đưa hàng quán lên "chợ ảo" một lần nữa chứng tỏ sức hút đối với các chủ quán trong thời đại 4.0 và đặc biệt trong giai đoạn Covid bùng phát. Đại dịch đã ít nhiều làm thay đổi hành vi và xu hướng tiêu dùng của hàng tỷ người trên toàn thế giới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi chiến dịch marketing theo xu hướng online hóa một cách linh hoạt để tồn tại.

Như hệ thống Golden Gate - nếu như ngày trước, thương hiệu này luôn luôn nói không với các dịch vụ đặt hàng online cho các chuỗi cao cấp như Gogi, Hutong,..thì nay họ đã buộc phải thay đổi chiến lược để tồn tại khi "bóng ma Covid" trở thành mối đe dọa lớn. Golden Gate lần đầu phá lệ mở bán website bán hàng trực tuyến, giao hàng tận nơi để "hồi sinh" lại DN, thậm chí họ còn cho mượn vỉ nướng, bếp chuyên dụng để khách hàng tự nấu lẩu, nướng tại nhà. Ngoài ra, những cái tên nổi tiếng như Lẩu băng chuyền Kichi Kichi, Sumo BBQ hay Vuvuzela,… cũng ngay lập tức xây dựng và vận hành được trang web bán hàng online với cái tên dân dã "Siêu thị nướng", "Siêu thị lẩu". 

[Case Study] Doanh nghiệp F&B đã áp dụng các chiến dịch marketing để online hóa cửa hàng ăn uống của mình như thế nào?- Ảnh 2.

Ảnh: Cafebiz

Hay như Starbucks, ngay khi cả nước lockdown vào cuối tháng 3/2020, đơn vị này đã cho đẩy mạnh bán hàng trực tuyến. Việc thanh toán di động và tối ưu việc đặt hàng bằng công nghệ số, kết hợp dịch vụ giao hàng cũng giúp Starbuck mở rộng thị trường đến nhóm khách hàng đặt hàng online. Doanh thu từ mảng giao hàng của Starbucks Việt Nam đã tăng 50% so với mức doanh thu bình quân hàng tháng. 

[Case Study] Doanh nghiệp F&B đã áp dụng các chiến dịch marketing để online hóa cửa hàng ăn uống của mình như thế nào?- Ảnh 3.

Nguồn: VLA

Tận dụng sức mạnh của mạng xã hội

Với ngành F&B, marketing online trên hai nền tảng Facebook, Instagram là lựa chọn hàng đầu để quảng báo sản phẩm bởi nhiều ưu điểm như cho phép hiển thị hình ảnh, món ăn, đồ uống sống động, giao diện dễ sử dụng, tăng độ tiếp cận vì tỉ lệ người dùng MXH tại Việt nam ngày càng nhiều.

[Case Study] Doanh nghiệp F&B đã áp dụng các chiến dịch marketing để online hóa cửa hàng ăn uống của mình như thế nào?- Ảnh 4.

[Case Study] Doanh nghiệp F&B đã áp dụng các chiến dịch marketing để online hóa cửa hàng ăn uống của mình như thế nào?- Ảnh 5.

Một số brand F&B truyền tải khá hay giá trị của mình cho khách hàng qua kênh Instagram (Ảnh: BrandVietnam)

Tạo lập fanpage cũng là cách để quản lý và kết nối với khách hàng hiệu quả. Tuy nhiên Fanpage trong lĩnh vực ẩm thực cần được chú trọng hình ảnh bát mắt, đồng bộ và chuyên nghiệp ngay từ những bước đầu tiên. Bởi "No bụng đói con mắt" - hình ảnh sẽ là thứ đập vào mắt thực khách đầu tiên, ít nhiều ảnh hưởng đến quyết định đặt món. Việc đầu tư hình ảnh minh họa chất lượng sẽ tác động không nhỏ đến số lượng đơn hàng và con số lợi nhuận.

[Case Study] Doanh nghiệp F&B đã áp dụng các chiến dịch marketing để online hóa cửa hàng ăn uống của mình như thế nào?- Ảnh 6.

Fanpage Habeco - Bia Hà Nội thu hút sự chú ý khi quảng cáo trên fanpage, bắt trend sự kiện tổng thống Trump và Kim sang thăm Việt Nam (Ảnh: Cafebiz)

Ngoài ra, việc xây dựng chất lượng sản phẩm, hướng tới sức khỏe người tiêu dùng cũng được ưu tiên hàng đầu. Việc ghi rõ địa chỉ, công khai quy trình đóng gói minh bạch, đảm bảo vệ sinh sẽ là điểm cộng lớn với khách hàng. Nhiều DN đã nhanh chóng tận dụng in thông tin của mình lên sản phẩm, ly uống nước, bao bì, hộp đựng để tăng độ nhận diện thương hiệu.

[Case Study] Doanh nghiệp F&B đã áp dụng các chiến dịch marketing để online hóa cửa hàng ăn uống của mình như thế nào?- Ảnh 7.

In bao bì đẹp mắt là cách để tăng độ nhận diện thương hiệu (Ảnh: Special Recipe)

Ở khía cạnh khác, các hàng quán cũng nên cân nhắc lựa chọn cho mình một nền tảng giao nhận thức ăn đáng tin cậy. DN không nên phụ thuộc hoàn toàn vào các ứng dụng mà có thể tự thiết kế web, lập page bán hàng, cải thiện sản phẩm chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh, liên tục cải tiến công thức phù hợp.  

Kết hợp cùng các KOL, influencer và PR trên báo điện tử

Xu hướng online hóa của các ngành hàng F&B hướng đến đối tượng trẻ tuổi. Do đó, việc tác động nhóm đối tượng này sẽ hiệu quả hơn khi sử dụng KOLs, Influecer quảng bá thương hiệu, tác động đến mặt cảm xúc. Nhóm này có thể chia thành 4 kiểu: người nổi tiếng (celebrities), người có sức ảnh hưởng (influencers), người tạo nên trào lưu (in-between cultural shapers), và người có sức ảnh hưởng nhỏ (micro-influencers). Đây là những cá nhân có phong thái riêng, tính tương tác cao với khán giả, truyền tải thông điệp gần gũi thân thiện. Với ngành F&B, các hot blooger ẩm thực, các tài khoảng review đồ ăn,...là đối tượng hợp lý để quảng bá hình ảnh.

[Case Study] Doanh nghiệp F&B đã áp dụng các chiến dịch marketing để online hóa cửa hàng ăn uống của mình như thế nào?- Ảnh 8.

Ảnh: buzzmetrics

Người có tầm ảnh hưởng nhỏ đặc biệt lại là người phù hợp cho các chiến dịch mạng xã hội của nhà hàng. Họ là những cá nhân có phong cách riêng, cách tiếp cận gần gũi thân thiện, tính tương tác cao, có khả năng gắn kết với khán giả tốt, chi phí hợp lý.

Như chiến dịch "Đánh thức bản lĩnh" của hãng bia nổi tiếng Tiger Remix, chỉ riêng sự góp mặt của Sơn Tùng MTP đã thu hút 55,072 thảo luận trong suốt thời gian diễn ra sự kiện. Sức hút từ anh chàng nam ca sĩ người Thái bình đã góp gần tạo nên 70% lượng thảo luận trước khi sự kiện Tiger Remix diễn ra. Hay chiến dịch "Chuyện cũ bỏ qua" của Mirinda năm 2019 cũng trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất mạng xã hội nhờ có sự góp mặt của ca sĩ Bích Phương. Ngoài ra các KOLs như Khởi My, BB Trần, Hải Triều; professional (Quang Hải, Bùi Tiến Dũng, Pew Pew, Misthy…) và citizen (Thanh Trần…) thu hút được hơn 65% tổng thảo luận cho chiến dịch Tết 2019 của Mirinda.

[Case Study] Doanh nghiệp F&B đã áp dụng các chiến dịch marketing để online hóa cửa hàng ăn uống của mình như thế nào?- Ảnh 9.

Ảnh: Mirinda

Kết luận

Có thể thấy xu hướng online hóa marketing đang trở thành xu thế trong ngành F&B. Cùng với việc sử dụng kênh online để bán hàng, các DN cần tận dụng tối đa nền tảng Digital, xây dựng chiến dịch marketing "gọn nhẹ", tốn ít chi phí song vẫn đủ hấp dẫn để thu hút thực khách.

Admicro là mạng lưới kinh doanh quảng cáo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam với độ phủ tới hơn 97,6% người dùng Internet, sở hữu hơn 200+ website uy tín như Dân Trí, Kênh 14, CafeF, Afamily, GenK, Cafebiz…

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ về các chiến lược quảng cáo, truyền thông thương hiệu, giải pháp marketing tại:

- Email: marketingai@admicro.vn

- SĐT: 0914.418.789

- Website: https://marketingai.vn/

- Địa chỉ: Tầng 20, Center Building Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

Hải Yến - MarketingAI

Tổng hợp

>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của Golden Gate: Cách để giữ vị thế "ông trùm" F&B tại Việt Nam

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.