cover

Cần một chút "điên" mới thành công trong định vị thương hiệu!

19 Thg 05

Định vị thương hiệu là một trong rất nhiều các mục tiêu mà các nhà quản trị hướng đến. Trong một môi trường đầy rẫy những sự cạnh tranh, cùng một sản phẩm, cùng kinh doanh một ngành hàng, việc...

Định vị thương hiệu là một trong rất nhiều các mục tiêu mà các nhà quản trị hướng đến. Trong một môi trường đầy rẫy những sự cạnh tranh, cùng một sản phẩm, cùng kinh doanh một ngành hàng, việc tạo nổi bật cho thương hiệu là một điều khá khó khăn. Mỗi thương hiệu trên thị trường ngày nay đang phải tham gia cùng lúc hai cuộc chiến song song giữa khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, nổ lực để khách hàng nhớ tới là điều mà thương hiệu nào cũng mong muốn.

Định vị thương hiệu là gì?

Định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu một vị trí xác định trong tâm trí của khách hàng. Nếu con người cần một vị thế trong xã hội để được tôn trọng và khẳng định bản thân thì thương hiệu cũng cần định vị để khẳng định sản phẩm của thương hiệu cũng như ảnh hưởng của công ty với thương hiệu. thanh-cong-dinh-vi-thuong-hieu

Định vị thương hiệu dù trong hoàn cảnh nào, cũng phải có sự khác biệt để giúp khách hàng phân biệt giữa các loại sản phẩm. Việc định vị thương hiệu nên được hình thành ngay trong quá trình thiết kế nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu.

7 câu hỏi để giúp bạn định vị được thương hiệu hiệu quả

Trong lĩnh vực Marketing, vấn đề định vị được xem là linh hồn của kế hoạch truyền thông bởi nó giúp bạn trả lời 7 câu hỏi:

  1. Bạn là ai?
  2. Công việc kinh doanh của bạn là gì?
  3. Khách hàng của bạn là ai?
  4. Bạn đang phục vụ nhu cầu nào của thị trường?
  5. Đối thủ của bạn là ai?
  6. Điều gì làm nên sự khác biệt cho công ty của bạn?
  7. Đâu là lợi ích độc đáo trong sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp?

Nếu trả lời được những câu hỏi trên thì bạn sẽ rất dễ gây được cú nổ lớn trên thị trường.Các công ty khởi nghiệp thường vướng mắc về chiến lược Marketing và rất hay gặp phải thất bại sau mỗi chiến dịch. Vì vậy nếu nắm được câu trả lời về những câu hỏi đó thì việc định vị thương hiệu trên thị trường sẽ dễ dàng giúp cho doanh nghiệp tránh những sai lầm không đáng có.

>>> Xem thêm: Công Thức Định Vị Thương Hiệu Thành Công

"Tương đồng trước khác biệt sau" để tạo sự mới lạ trong định vị thương hiệu

Tính tương đồng là điều hiển nhiên phải có để cạnh tranh

Thương hiệu mạnh dẫn đầu thị trường có những điểm khác biệt ,hay còn gọi là lợi thế cạnh tranh mà các thương hiệu khác không có được. Trên thực tế rất nhiều nhãn hàng mải chạy theo "cái mới lạ" mà quên đi rằng trước khi khác biệt, thương hiệu cần có những thuộc tính đồng dạng với đối thủ cạnh tranh. Điểm tương đồng là đặc điểm hữu ích mặc định phải có của một sản phẩm, dịch vụ, nếu thiếu điểm tương đồng này sẽ gặp nhiều khó khăn tìm kiếm sự chấp nhận của người dùng.

Sự khác biệt tạo nên giá trị thành công

Highlands và Trung nguyên là hai thương hiệu cà phê nổi tiếng nội địa Việt nam. Highlands đã vượt Trung nguyên về cả số lượng cửa hàng và doanh số hàng năm, kết quả này có được nhờ chiến lược cạnh tranh khôn ngoan của Highlands. Thay vì cạnh tranh trực tiếp sản phẩm cà phê truyền thống, highlands đã đa dạng hóa sản phẩm của mình, không chỉ là cà phê mà những matcha, caramel, mojito... Highlands không quên họ kinh doanh trong lĩnh vực gì, mặc dù hương vị của Highlands không khác Trung Nguyên, nhưng ở góc độ thị trường hãng đi theo chiến lược Marketing hiệu quả và giúp Highlands hiện trở thành thương thương hiệu Cà phê được nhận diện hàng đầu Việt Nam.

thanh-cong-dinh-vi-thuong-hieuVới sự khách biệt Highlands đã dẫn trước Trung Nguyễn trong cách định vị thương hiệu (Nguồn: Internet)

Không chỉ khác biệt mà còn phải tinh tế trong tiếp thị

Tinh tế trong mục đích

Định vị trong thương hiệu được coi là "nghệ thuật và khoa học" trong kinh doanh, nhưng mắt xích quan trọng cho một chiến lược thương hiệu toàn diện để doanh nghiệp thay đổi khác biệt nhưng không bị "lố". Lợi nhuận là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp, tuy nhiên nhiều công ty đã không chạy theo lợi ích mà muốn mang "giá trị tôt đẹp hàng ngày" đến với người tiêu dùng. Từ đó định vị trong lòng khách hàng những hình ảnh tốt nhất về thương hiệu của mình, một sự tinh tế để định vị thương hiệu của doanh nghiệp

thanh-cong-dinh-vi-thuong-hieu

Mang tới những giá trị tốt đẹp hơn mỗi ngày thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận chính là mục tiêu hàng đầu của IKEA (Nguồn: Ikea.com)

Tinh tế chạm tới cảm xúc của khách hàng

Con người có khuynh hướng bẩm xinh để kết nối và xây dựng các mối quan hệ. còn một yếu tố chưa được đề cập đến: sự gắn bó - nhu cầu về tình cảm, sự ảnh hưởng và trở thành một phẩn trong nhóm lại chính là yếu tố trung tâm trong tháp nhu cầu của Maslow.

thanh-cong-dinh-vi-thuong-hieu
“Con người có nhu cầu tâm lý cơ bản để cảm thấy gắn kết chặt chẽ với người khác và mối quan hệ tình cảm từ những người gần gũi là một phần quan trọng trong hành vi con người”

Theo "giải thuyết về tính gắn kết"- Roy Baumeister & Mark Leary

Vì vậy, hãy tìm cách kết nối với khách hàng của bạn ở mức độ sâu sắc hơn, cảm xúc hơn. Hãy tận dụng những yếu tố cảm xúc để kích hoạt cảm tình nhằm tăng cường mối quan hệ khách hàng, từ đó nâng cao lòng trung thành, kết quả sẽ là điều hoàn toàn bất ngờ.

Tinh tế đến từ sự nhanh nhạy

Sống trong thế giới thay đổi từng phút giây này, các nhà tiếp thị phải duy trì tính linh hoạt để thực sự kết nối khách hàng mục tiêu với sản phẩm, dịch vụ của mình. Đồng thời, xét theo mặt tích cực, lợi thế này giúp bạn có cơ hội thỏa sức sáng tạo thay vì bị gò bó trong cách thức triển khai từng chiến dịch. Chủ tịch của Peopledesign, ông Kevin Budelmann đã giải thích rằng “các chương trình nhận diện thương hiệu hoạt động hiệu quả đòi hỏi phải có sự đồng bộ đủ để dễ dàng nhận ra nhưng cũng không thể thiếu tính linh hoạt để giữ mọi thứ tươi mới và gần gũi với con người”.

thanh-cong-dinh-vi-thuong-hieu

Old Spice và chiến lược tái định vị thương hiệu độc đáo – hướng tới phân khúc khách hàng trẻ (Nguồn: Internet)

Do đó, tận dụng cơ hội để thu hút đối tượng mục tiêu theo những cách mới, sáng tạo hơn. Liệu có phải các thuộc tính đặc biệt về sản phẩm chưa thực sự tạo được dấu ấn? Tìm kiếm những cách sáng tạo hơn để kết nối với khách hàng mới cũng như nhắc nhở khách hàng cũ lý do tại sao họ lại trung thành với sản phẩm dịch vụ.

>>> Xem thêm: Tái định vị thương hiệu là gì? Đâu là thời điểm “vàng” để tái định vị?

Kết luận:

Trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, Khác biệt là chìa khóa để chiếm được trái tim người tiêu dùng. Tuy nhiên, không chỉ khác biệt đồng nghĩa là thành công, hãy tinh tế trong từng hành đồng để có được thành công trong định vị thương hiệu trên thị trường. Một thương hiệu cần có những chức năng cơ bản như các đối thủ cạnh tranh khác để có tiền đề để vươn lên lấn át đối thủ, một chút "điên" sẽ giúp bạn trở nên "tỏa sáng" hơn các đối thủ cùng ngành hơn.

Thắng nguyễn - Marketing AI

>>> Xem thêm: 4 ví dụ kinh điển trong cuộc chiến định vị thương hiệu

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.