Phần lớn các tổ chức phi lợi nhuận là các tổ chức nhỏ, chủ yếu do các tình nguyện viên hoạt động với ngân sách hàng năm từ 500.000$ trở xuống. Khi nói đến marketing, các tổ chức phi lợi nhuận thường thực hiện nhiều hoạt động với ngân sách rất ít. Nhưng có một tin vui đó là, marketing cho tổ chức phi lợi nhuận không tốn kém chi phí và không cần phải có đội ngũ chuyên gia chuyên về Marketing.
Vì sao tổ chức phi lợi nhuận cần Marketing?
Marketing phi lợi nhuận là gì?
Marketing phi lợi nhuận là các hoạt động, chiến lược nhằm truyền bá thông điệp của tổ chức đồng thời thu hút việc quyên góp và kêu gọi tình nguyện viên.
Mục tiêu của marketing phi lợi nhuận là thúc đẩy lí tưởng và đề cao mục đích của tổ chức để lôi kéo sự chú ý của tình nguyện viên và các nhà tài trợ tiềm năng. Tuy nhiên nhiều tổ chức không theo dõi các hoạt động marketing một cách chặt chẽ. Nếu thực hiện đúng cách, marketing có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho tổ chức.
>>> Xem thêm: Mục tiêu marketing là gì?Marketing phi lợi nhuận, Markeitng thiện nguyện là gì?
Lợi ích của marketing phi lợi nhuận
Giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu và sứ mệnh
Các thành viên trong cộng đồng, trên khắp đất nước và khán giả trực tuyến đều cần hiểu tổ chức bạn là ai và công việc bạn đang thực hiện. Nâng cao nhận thức thông qua Marketing có thể giúp thương hiệu phi lợi nhuận và sứ mệnh của bạn trở nên phổ biến rộng rãi, được nhiều người biết tới.
Giúp gây quỹ hỗ trợ các hoạt động của tổ chức
Các doanh nghiệp thông thường có lợi nhuận nhờ việc bán hàng sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên các tổ chức phi lợi nhuận cũng cần phải gây quỹ để hỗ trợ, vận hành các hoạt động của tổ chức. Việc kêu gọi gây quỹ sẽ giúp giảm thiểu những hạn chế về ngân sách cho tổ chức của bạn.
Các tổ chức phi lợi nhuận có cần làm marketing không?Thu hút số lượng lớn các nhà tài trợ
Khi có một nhóm các nhà tài trợ dài hạn, bạn không cần phải gây quỹ liên tục trong suốt cả năm. Marketing giúp bạn thu hút sự chú ý của các nhà tài trợ mới, chuyển đổi các nhà tài trợ ngắn hạn hiện tại thành các nhà tài trợ dài hạn, thu hút các thương hiệu lớn làm đối tác.
Thu hút tình nguyện viên cho tổ chức
Tổ chức phi lợi nhuận không chỉ phát triển dựa vào các quyên góp và hỗ trợ. Bạn cũng cần tìm kiếm những tình nguyện viên tận tâm, nhiệt huyết, sẵn sàng làm việc, phục vụ sứ mệnh tổ chức. Marketing sẽ giúp khuyến khích những cá nhân muốn đóng góp cho cộng đồng, làm việc tình nguyện cho tổ chức của bạn.
Quảng bá các chương trình cộng đồng
Những người bạn muốn giúp đỡ có thể không biết tới sự tồn tại của tổ chức hoặc các chương trình bạn cung cấp. Bạn cần kết nối tới họ, giới thiệu và quảng báo chiến dịch của bạn, hãy thu hút bằng mọi cách để có nhiều người biết tới và mong muốn giúp đỡ dự án của bạn.
Các tổ chức phi lợi nhuận không cần thiết phải làm marketing đúng hay sai?
Như vậy, với những thông tin đã nêu rõ ở trên, các tổ chức phi lợi nhuận không cần thiết phải làm marketing là sai.
Marketing có nên được áp dụng cho các tổ chức phi lợi nhuận không?Lưu ý khi lập kế hoạch Marketing cho tổ chức phi lợi nhuận
Việc tạo một kế hoạch, đặt mục tiêu, xác định chiến lược hoặc bộ chiến lược được coi là kim chỉ nam đối với marketing cho tổ chức phi lợi nhuận. Kế hoạch marketing phi lợi nhuận là một lộ trình chiến lược để giúp tổ chức phát triển, thông qua việc sử dụng các chiến lược Marketing khác nhau.
Tương tự như kế hoạch Marketing của các tổ chức kinh doanh, kế hoạch Marketing phi lợi nhuận phải làm nổi bật các chiến lược bạn đưa ra, đối tượng bạn tập trung, mục tiêu và kết quả mong muốn. Vậy làm thế nào để trình bày kế hoạch marketing thú vị, hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ thông tin?
Lập kế hoạch marketing cho tổ chức phi lợi nhuậnNội dung súc tích và thiết kế chuyên nghiệp là chìa khóa đầu tiên. Mỗi trang web thường có số lượng văn bản đa dạng và nhấn mạnh vào hình ảnh. Bảng màu rực rỡ sẽ bắt mắt và các biểu tượng icon sẽ giúp chia nhỏ và sắp xếp thông tin một cách có tổ chức.
Về phạm vi, kế hoạch Marketing phi lợi nhuận của bạn có thể tập trung vào toàn bộ hoạt động Marketing của tổ chức, hoặc một kênh duy nhất như mạng xã hội.
Hãy nhấn mạnh thông tin quan trọng nhất của bạn. Các số liệu chính cần thể hiện rõ ràng để khắc sâu vào tiềm thức người tiếp nhận. Đây là những con số quan trọng cần nhớ. Các đoạn văn bản dài cũng cần được cân bằng với những hình ảnh chất lượng cao. Bạn có thể sử dụng thư viên ảnh stock hoặc những bức ảnh chụp chất lượng.
Một kế hoạch Marketing phi lợi nhuận điển hình có 8 phần sau:
- Một bản tóm tắt điều hành đơn giản (executive summary)
- Mục tiêu tiếp thị rõ ràng
- Persona chi tiết về nhà tài trợ
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
- Số liệu chính xác
- Một chiến lược tiếp thị hành động
- Hướng dẫn theo dõi và báo cáo
- Một thiết kế rõ ràng, chuyên nghiệp, dễ hiểu
Đây là những phần cốt lõi của bất kỳ kế hoạch Marketing nào. Chúng bổ trợ cho lẫn nhau, bạn không nên bỏ qua một phần nào vì có thể để lại lỗ hổng bất lợi trong chiến dịch Marketing của bạn.
>> Xem thêm: Bí quyết lập kế hoạch Marketing sản phẩm mới
Những mẫu kế hoạch Marketing phi lợi nhuận
Bản tóm tắt điều hành của tổ chức (executive summary)
Bản tóm tắt điều hành của tổ chức phi lợi nhuận phải xác định rõ nhiệm vụ, sứ mệnh và giải pháp của chiến dịch marketing. Bản tóm tắt cần đơn giản, súc tích, tóm gọn trong hai đến ba đoạn văn.
Persona các nhà tài trợ
Tìm nhà tài trợ là bước không nên bỏ qua. Hiểu nhà tài trợ của bạn là ai, làm gì sẽ là nền tảng hỗ trợ đắc lực cho chiến dịch marketing của bạn.
Nếu bạn đã có sẵn một nhóm lớn các nhà tài trợ, hãy tìm hiểu cụ thể về họ. Họ có chia sẻ chung lợi ích hoặc có nhiều đặc điểm tương đồng với tổ chức của bạn? Quan trọng hơn, bạn cần xác định chính xác lý do tại sao họ quan tâm đến tổ chức phi lợi nhuận của bạn. Nếu không có cơ sở dữ liệu với thông tin về họ, hãy xem xét gửi đi một bản khảo sát.
Ngược lại, nếu bạn chỉ mới bắt đầu và không có nhiều sự lựa chọn như vậ, hãy tưởng tượng những đặc điểm cần có về một nhà tài trợ phù hợp với tổ chức của bạn. Xem xét độ tuổi, nghề nghiệp của họ, thu nhập trung bình, điều họ quan tâm là gì? Xác định đúng nhà tài trợ sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí quảng cáo và nội dung khác hiệu quả hơn.
Kế hoạch theo dõi và báo cáo
Số liệu và kế hoạch Marketing luôn song hành cùng nhau. Hãy vạch ra thật rõ ràng các loại hiệu suất số liệu mà bạn đang theo dõi; chúng đến từ đâu và tần suất như nào. Nếu bạn không nắm được có bao nhiêu khách truy cập chuyển đổi trên trang đích (landing page) hay có bao nhiêu người tương tác với bản Infographic bạn thiết kế, bạn sẽ không biết các chiến thuật có hiệu quả hay không. Hãy lập bản báo cáo chi tiết để bất cứ ai cũng có thể theo dõi dữ liệu.
Những mẫu chiến lược marketing ấn tượng
1. Content Marketing và Infographic
Infographic là một công cụ tiếp thị nội dung hiệu quả bởi hình thức dễ nhớ, dễ thiết kế, trực quan hóa dữ liệu và số liệu thống kê quan trọng. Infographic có ưu điểm kể chuyện bằng hình ảnh, giúp khơi dậy những phản ứng cảm xúc và thúc đẩy mọi người hành động.
- Infographic có khả năng kể chuyện hiệu quả
- Infographic có khả năng giải thích các chủ đề phức tạp
- Infographic trao quyền cho khán giả để thực hiện hành động
- Infographic phá vỡ các quy trình
- Infographic trực quan hóa dữ liệu và số liệu thống kê quan trọng
- Infographic dễ nhớ
- Infographic dễ thiết kế
Infographic thông tin
Tổ chức Động vật hoang dã Thế giới (WWF) đã tạo ra một infographic về rùa biển. Infographic này rất đơn giản, nhưng hiệu quả. Nó truyền đạt những đặc điểm độc đáo của các loài rùa biển khác nhau, các hoạt động khác nhau của con người mà gây nguy hiểm cho chúng và những cách bạn có thể giúp loài động vật này ngay hôm nay.
Infographic thống kê
Mẫu ví dụ điển hình của Infographic này là của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) trong việc thúc đẩy dự án bảo tồn đại dương. Bảng Infographic này có màu sắc bắt mắt, các biểu tượng minh họa sinh động và bố cục chặt chẽ. Mặc dù chúng chứa nhiều thông tin nhưng rất dễ đọc.
Infographic nâng cao nhận thức xung quanh nhiệm vụ của IUCN, và cho thấy mọi người có thể hỗ trợ nó như thế nào mà không cần phải quyên góp hay tình nguyện.
Infographic so sánh
Một mẫu infographic điển hình là của Quỹ tổ chức phi lợi nhuận Bill Gates. Tiếp cận theo góc nhìn độc đáo khi đưa ra dữ liệu so sánh số người chết vì các loài động vật nguy hiểm, Infographic đơn giản nhưng vẫn đánh vào tiềm thức của người xem, khiến họ thay đổi suy nghĩ, hành động.
Bạn có thể sử dụng infographics để chia nhỏ một loạt các tập dữ liệu một cách trực quan thông qua việc sử dụng màu sắc và các biểu tượng, số liệu thống kê có liên quan.
2. Social Media Marketing (tiếp thị qua mạng xã hội)
Social Media Marketing sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận và kết nối nhiều hơn tới đối tượng của họ. Các nền tảng truyền thông xã hội giúp bạn làm nổi bật công việc mà tổ chức đang làm, và cả những người cung cấp năng lượng cho tổ chức của bạn.
Các nền tảng như Instagram rất phù hợp để tạo nội dung giáo dục mang tính thông tin, chuyên sâu. Bạn có thể tạo bài đăng carousel (băng chuyền) trên Instagram của riêng mình. Với thiết kế sinh động, hấp dẫn và sử dụng các biểu tượng, bạn có thể giải thích một chủ đề quan trọng một cách đơn giản, dễ nhớ.
Hoặc bạn có thể truyền thông qua Facebook. Đây là nền tảng có số lượng người dùng đông nhất hiện nay. Chỉ cần đăng tải hình ảnh, thêm chú thích và bổ sung logo của tổ chức, vài bước đơn giản này sẽ đưa chiến dịch phi lợi nhuận tiếp cận tới nhiều người hơn.
Bài đăng này từ ACLU là một phần của cả một series, nơi khán giả tìm hiểu về các lãnh đạo ACLU. Đó là một cách tuyệt vời để củng cố thương hiệu của họ cũng như thúc đẩy sự tương tác với khán giả.
Tiếp theo như dưới đây là một bài đăng từ YMCA, thúc đẩy hoạt động thể chất và sức khỏe tinh thần tích cực qua một video tập thể dục. Bài đăng chỉ chia sẻ một clip, nhưng mọi người có thể xem toàn bộ nội dung trên YouTube. Đây là một cách tuyệt vời để hướng khán giả của bạn từ nền tảng này sang nền tảng khác và xem xét thực tế có bao nhiêu tổ chức đang chuyển sang nội dung video trong đại dịch.
3. Print marketing (tiếp thị in ấn)
Ưu điểm của phương pháp này là lưu trữ thông tin tốt hơn, bền hơn trong một thời gian dài. Các tờ rơi, áp phích, tài liệu quảng cáo dán ở mọi địa điểm sẽ giúp chia sẻ thông tin, công việc, và các sự kiện trong chiến dịch sắp tới một cách hiệu quả. Một tờ rơi phi lợi nhuận được dán tại địa phương nơi bạn sinh sống sẽ giúp nâng cao nhận thức trên toàn khu phố
Một lưu ý nhỏ đó là bạn nên chú ý kích thước tờ rơi và kích thước chữ. Các tấm áp phích thường được treo ở nơi công cộng, do đó bạn cần chắc chắn rằng ai cũng thể đọc được những gì bạn ghi trên đó.
4. Bản tin Email (Email Newsletter)
Gửi các bản tin email một cách nhất quán để giữ cho người đăng ký của bạn (nhà tài trợ và thành viên cộng đồng) được cập nhật thường xuyên. hãy tạo các bản tin chuyên nghiệp, đẹp mắt để thu hút sự chú ý của mọi người và truyền tải thông tin cần thiết. Có các dạng Email Newsletter mà các tổ chức phi lợi nhuận có thể tham khảo:
- Newsletter thông báo: Ví dụ, nhiều tổ chức phi lợi nhuận gần đây đã chuyển các chương trình trực tiếp sang các nền tảng trực tuyến. Gửi email cho các thành viên cộng đồng của họ là một cách hiệu quả để thông báo về sự thay đổi đó, đồng thời, hướng dẫn cách truy cập tài liệu trực tuyến qua email.
- Newsletter sự kiện: Bạn cũng có thể quảng bá các sự kiện và hội thảo trên web (webinar) để thúc đẩy đăng ký qua email. Hãy xem ví dụ về Newsletter dưới đây với việc sử dụng tông màu tối và các biểu tượng icon hợp thời trang để có một cái nhìn trẻ trung và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, nút gọi hành động là rất cần thiết trong các loại email này! Nhắc nhở mọi người đăng ký ngay tại Email. Ngoài ra, nội dung email cũng cần thân thiện, giản dị.
- Newsletter giới thiệu: Đây là email đầu tiên của họ cho người đăng ký mới. Ngôn ngữ dùng trong email nên dễ đọc, không cần quá trang trọng. Bạn cũng có thể viết email hoàn toàn bằng văn bản đơn giản mà không kèm theo bất kỳ hình ảnh nào. Tuy nhiên, nếu không có hình ảnh, nội dung email phải thật hấp dẫn để thu hút sự chú ý của khán giả.
6. Thuyết trình và pitching
Khi cộng đồng của bạn ngày một rộng mở, việc trình bày/ thuyết trình về tổ chức phi lợi nhuận ở các sự kiện lớn là điều tất lẽ sẽ xảy ra. Đây là những cơ hội vàng để gọi thêm hỗ trợ, nâng cao nhận thức, thúc đẩy thành viên và nâng cao số tiền tài trợ.
Không có gì thuyết phục mọi người nhiều thứ hơn dữ liệu. Để làm nổi bật tầm quan trọng của một vấn đề hoặc mức độ ảnh hưởng của công việc của bạn, hãy để những con số làm điều đó. Để thực hiện được, bạn cần phải trình bày dữ liệu của bạn một cách rõ ràng.
Kết luận
Marketing hiện đang ảnh hưởng lớn bởi các phương tiện truyền thông xã hội, điều này có nghĩa là các marketer cho tổ chức phi lợi nhuận, với ngân sách hạn chế hơn thường sẽ ở thế bất lợi. Tuy nhiên marketing phi lợi nhuận không nhất thiết phải đầu tư nhiều chi phí quảng cáo. Theo đó, để tạo một chiến dịch thành công, bạn cần có một kế hoạch rõ ràng và chiến lược cụ thể, đặt mục tiêu, theo dõi số liệu, chăm chút thiết kế các ấn phẩm trên các phương tiện truyền thông. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho tổ chức phi lợi nhuận của bạn!
Hải Yến – MarketingAI
Theo venngage
Bình luận của bạn