Meta chia sẻ hầu hết mọi người đến Threads để tìm văn bản hơn hình ảnh với bằng chứng là 63% tất cả các bài đăng trên Threads chỉ có văn bản. Nhưng điều đó không có nghĩa là hình ảnh không được chia sẻ trên Threads, vì cứ bốn bài đăng thì có một bài có ít nhất một ảnh. Trong 01 năm vừa qua đã có hơn 50 triệu thẻ được tạo ra, trong đó có ba thẻ đứng đầu là PhotographyThreads, BookThreads và GymThreads.
Kể từ khi ra đời vào tháng 4 năm 2023, Threads có nhiều tên gọi khác nhau như: “ A rival to Twitter” (đối thủ của Twitter), “Twitter Killer”, “Twitter clone”... Tuy nhiên có một điều không thể bàn cãi là nhiều thương hiệu đã thêm Threads như một kênh/ platforms hiệu quả trong chiến lược tiếp thị của họ. Được xây dựng và ra mắt bởi Meta, Threads đang dần khẳng định là một không gian cạnh tranh mạnh mẽ cho các nhà quảng cáo, truyền thông của nhiều thương hiệu khác nhau. Dưới đây là “cẩm nang dắt túi” dành cho Marketers khi tạo chiến lược tiếp thị trên Threads hiệu quả.
TIPS 1: MỜI NGƯỜI DÙNG THEO DÕI BẠN TRÊN THREADS
Người dùng cần được giới thiệu và đường link để thúc đẩy tương tác với bạn trên Threads. Bạn có thể tạo ra các thông báo đơn giản hoặc để lại link Threads trên các nền tảng mạng xã hội khác (Như Youtube, Facebook,...). Hoặc thậm chí nhúng nút mạng xã hội Threads vào phần giới thiệu, phía cuối trang chủ trên website.
TIPS 2: THU HÚT NGƯỜI DÙNG BẰNG NỘI DUNG TƯƠNG TÁC
1. Đặt câu hỏi khuyến khích người dùng tích cực tham gia thảo luận trên Threads
Nissan, một gã khổng lồ trong ngành công nghiệp ô tô sử dụng loại câu hỏi “What’s your favorite color for the Nissan Ariya?” (bạn thích màu sắc nào của Nissan Ariya?)
2. Các câu hỏi khảo sát như những cuộc thăm dò hiệu quả
Trên LinkedIn, các cuộc khảo sát cực kỳ hữu ích vì số người dùng vào tương tác thường tăng vọt. Hình thức này cũng vô cùng thành công trên Threads. Pizza Hut cũng thu hút người dùng bằng các cuộc thăm dò ý kiến liên quan đến Pizza như thế này:
3. Điền vào chỗ trống
Mọi người thường thích những nhiệm vụ đầy thử thách như điền vào chỗ trống vì chúng mang đến cảm giác hoàng thành. Đây cũng là hiệu ứng tâm lý học thúc đẩy hành vi Goal Gradient Effect được nhiều thương hiệu ứng dụng với sản phẩm, dịch vụ của mình. Canva cũng không là ngoại lệ khi sử dụng hình thức này trên Threads
4. Sử dụng câu đố
Chỉ với một bức ảnh và câu đó mà Chipotle đã thu hút hơn 100 câu trả lời và tương tác với người dùng hiệu quả hơn.
5. Trò chơi đoán chữ
Meta đã ra mắt một trò chơi thú vị trên Threads, yêu cầu người dùng đoán những từ mà AI của Meta sử dụng để tạo ra hình ảnh.
TIPS 3: DUY TRÌ GIAO TIẾP HAI CHIỀU GIỮA THƯƠNG HIỆU VÀ KHÁCH HÀNG
Nếu TikTok hướng đến mục tiêu giải trí cho người dùng bằng video hài hước, thì tầm nhìn của Threads là xây dựng một không gian cộng đồng cởi mở và thân thiện để trò chuyện.
“Threads là một công cụ giao tiếp cả hai bên cùng có lợi, mang đến lợi ích cho cả thương hiệu và khách hàng. Khi vào Threads, brands có thể thiết lập tương tác hai chiều với khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại của mình và duy trì kết nối thông qua cuộc trò chuyện với các chủ đề bằng cách hỏi và để lại bình luận phù hợp. Những tương tác đơn giản như vậy sẽ giúp bạn nuôi dưỡng lòng tin và xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng” - Jerry Han, CMO tại PrizeRebel chia sẻ về Threads.
Starbuck cũng là bậc thầy của việc giao tiếp với khách hàng thông qua các chủ đề và người dùng đánh giá cao cách tiếp cận cá nhân như vậy
TIPS 4: ĐÁNH DẤU CHỦ ĐỀ CỦA BẠN LÀ “THEO CHỦ ĐỀ”
Một lần nữa cùng so sánh Threads và Tiktok về khả năng thu hút khách hàng. TikTok dành riêng các sub-toks để hợp nhất các nội dung cùng một chủ đề với hashtag thích hợp như: #FinTok - dành cho tài chính, #BookTok - dành cho sách…
Tương tự như TikTok, bạn cũng nên tạo một chủ đề trên Threads và gắn thẻ phù hợp với ngành hoặc lĩnh vực kinh doanh của mình. Theo cách này, bạn có thể trở thành người tạo ra xu hướng hoặc là người đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ trong lĩnh vực nhân sự, chúng ta có thể tạo chủ để HRThreads để thảo luận về xu hướng tuyển dụng, phương pháp phỏng vấn, chế độ phúc lợi cho nhân viên…chia ser của Max Wesman, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của GoodHire.
Sau khi chọn chủ đề liên quan đến phân khúc thương hiệu của bạn, bạn có thể tham khảo cách gắn thẻ như sau:
- Dành cho chơi game - GamingThreads
- Đối với làm đẹp và trang điểm - MakeupThreads
- Đối với thể thao - SportsThreads ( cùng các danh mục phụ như FootballThreads hoặc BaseballThreads)
- Đối với du lịch - TravelThreads
- Đối với chăm sóc sức khoẻ - HealthThreads
- Đối với thời trang - FashionThreads
Starbucks một lần nữa dành được sự chú ý của khách hàng, với chủ đề CoffeeThreads
TIPS 5: TONE & MOOD THÂN MẬT, GẦN GŨI
Nếu bạn tìm vào hồ sơ Threads của Duolingo, Uber hoặc Spotify, bạn sẽ thấy các thương hiệu này luôn truyền tải sự tích cực và duy trì nội dung, tone & mood thân mật, gần gũi với người dùng. Đây cũng là điều mà Threads hướng đến, về sự chân thực như cuộc sống hàng ngày và gần gũi.
Tiếp thị theo cảm xúc có lợi thể đáng kể trong việc tăng nhận diện thương hiệu, như củng cố niềm tin và thúc đẩy mọi người chia sẻ theo cách truyền miệng. Thống kê cho thấy, những người kết nối với thương hiệu theo cảm xúc có khả năng giới thiệu thương hiệu đó cho người khác cao hơn gần bốn lần. Đó là lý do bạn có thể giao tiếp với người dùng trên threads theo cảm xúc, cùng trí thông minh, sự sáng tạo, hài hước và chân thực của mình.
Bonobos là thương hiệu quần áo nam cũng đã duy trì cách tiếp cận theo hướng thân mật, gần gũi trên threads như post nội dung kiểu: “Did you hear the news? Panta Claus is coming to town. (Bạn đã nghe tin chưa? Panta Claus sắp tới thị trấn)”.
TIPS 6: SỬ DỤNG HÌNH ẢNH
Nội dung trực quan có sức thuyết phục hơn 43% so với thông tin dạng văn bản. Điều này chứng minh cho lý do tại sao các brands nên dùng hình ảnh để tiếp thị trên Threads bao gồm: hình ảnh đơn, đồ hoạ thông tin, gif và hình ảnh động, đồ thị, ảnh chụp màn hình, bảng biểu, video …
“Tất nhiên, các thương hiệu nên có tỷ lệ phân bố lý tưởng giữa hình ảnh và văn bản, vì chủ yếu Threads là mạng lưới dựa trên văn bản. Tỷ lệ giữa hình ảnh và nội dung có thể thay đổi theo chủ đề và mục đích nội dung, tuy nhiên, quy tắc 40/60 cho tỷ lệ này được cho là hợp lý.” - Trưởng phòng Tiếp thị và Quan hệ truyền thông tại Ninja Transfers, Tom Golubovich lưu ý. Chính Ninja Transfers sử dụng lại các video TikTok trên Threads và phân phối theo tỷ lệ này.
Shopify sử dụng hình ảnh và meme để tạo nội dung B2B thu hút đối tượng mục tiêu của mình trên Threads.
TIPS 7: SỬ DỤNG KOLS, NGƯỜI CÓ SỨC ẢNH HƯỞNG
Khi khai thác quảng cáo trên Threads, đừng đánh giá thấp sức mạnh của việc hợp tác với người ảnh hưởng. Bạn có thể tăng mức độ nhận diện thương hiệu, thu hút lượt truy cập vào website và tạo ra khách hàng tiềm năng, thúc đẩy doanh số bán hàng. Trên thực tế, 89% các nhà quảng cáo chia sẻ rằng chương trình khuyến mãi của KOL, KOC mang lại ROI cao gấp tám lần so với bất kỳ các chiến dịch khác không sử dụng hình thức này.
- Bạn có thể chọn người phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của thương hiệu (công nghệ, làm đẹp, giải trí)
- Thử nhiều loại nội dung tương tác khác nhau (bài đăng được tài trợ, đánh giá sản phẩm, tặng quà, video khui hàng…)
- Theo dõi và đo lường kết quả quan hệ với đối tác Threads (số lượt thích, đăng lại, bình luận và doanh số)
Trên Threads, KOLs (hoặc người nổi tiếng) phải đánh dấu chủ đề là “Paid Partnership” để thể hiện mối quan hệ với doanh nghiệp.
TẠM KẾT
Ứng dụng Threads ngày càng trở nên phổ biến và là đối thủ xứng tầm với X. Đây là một nền tảng lý tưởng cho các nhà quảng cáo và thương hiệu muốn tiếp cận với thế hệ Z đồng thời tăng nhận diện toàn cầu, tận dụng quảng cáo chéo nội dung, tương tác người dùng ở mức độ ý nghĩa hơn và thúc đẩy mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Tất cả những điều này có thể đạt được khi bạn áp dụng cẩm nang phù hợp trên Threads.
Minh Tân | Marketing AI (Tổng hợp)
Bình luận của bạn