Cẩm nang toàn tập về Brochure và Flyer cho Marketer (P1)

09 Thg 12

Không cần phải là một Designer hay một Marketing chắc chắn bạn đã từng nhìn thấy Flyer hoặc Brochure ít nhất một lần trong đời. Có thể nói Brochure và Flyer đều là những tài liệu quan trọng trong các chiến dịch truyền thông, Marketing bởi vì nó giúp lan truyền những thông tin về sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp của bạn. Vậy khi thiết kế những tài liệu này, một Designer cần lưu ý đến những yếu tố gì? MarketingAI xin gửi đến bạn đọc series 2 phần "Cẩm nang toàn tập về Brochure và Flyer cho Marketer" từ MarketingAI. Trong phần 1 này, chúng ta sẽ đi qua những khái niệm và yếu tố cơ bản tạo nên Brochure và Flyer.

Brochure và Flyer: Bạn có phân biệt được?Brochure và Flyer

Brochure và Flyer là hai tài liệu, hai khái niệm và sử dụng cho hai mục đích hoàn toàn khác nhau. Điểm khác biệt cơ bản của chúng nằm ở nếp gấp nhưng ngoài ra Brochure có thể sử dụng để giải quyết những nhiệm vụ mà Flyer không thể và ngược lại, cũng có những việc mà chỉ phù hợp cho riêng Flyer. Ngoài ra, kích cỡ của hai loại này cũng rất khác biệt khi Brochure có rất nhiều tiêu chuẩn về kích cỡ trong khi Flyer thì ít hơn hẳn. Nói tóm lại, việc bạn cần Flyer hay Brochure nó phụ thuộc vào mục tiêu Marketing của bạn chứ không phải theo sở thích. Chưa kể mục tiêu Marketing của bạn cần tương đồng với kích cỡ và chất liệu của Flyer hoặc Brochure.

>>> Đọc thêm: Tìm kiếm ý tưởng thiết kế logo từ 45 mẫu logo sáng tạo nhất

Vì sao lại cần đến Flyer?

Flyer hay tờ rơi thường rất nhỏ gọn và thuận tiện vậy nên rất phù hợp khi bạn cần truyền đi một khối lượng thông tin ít một cách nhanh chóng. Hãy sử dụng Flyer khi bạn cần:

  • Thông báo về một sự kiện giảm giá
  • Muốn mọi người biết về việc khai trương cửa hàng
  • Cung cấp thông tin về sản phẩm của bạn tới khách hàng
  • Quảng cáo thương hiệu của bạn: Bạn là ai, bạn làm trong lĩnh vực gì và bạn đang bán sản phẩm nào
  • Thông báo về một sự kiện sắp diễn ra
  • Trao tận tay khách hàng phiếu giảm giá

Flyers là dạng Marketing truyền thống tức là nó không chứa bất kỳ yếu tố công nghệ nào vậy nên nó sẽ thích hợp trong những tình huống mà công nghệ không phải yếu tố ưu tiên, chẳng hạn như Garage sale hay là bạn muốn mời mọi người đến dự khai trương cửa hàng.

Flyer

Kích thước tiêu chuẩn cho Flyer

Thông thường Flyer sẽ có kích thước tiêu chuẩn giống với giấy in máy tính, tương đương 8.5” x 11” ở Mỹ hoặc tương đương kích cỡ khổ A4 (8.3” x 11.7”) ở những nơi khác. Dù vậy, Flyer vẫn có nhiều kích cỡ phổ biến khác nhau, điển hình là:

  • Khổ Letter: 8.5” x 11” hoặc A4: 8.3” x 11.7”
  • Khổ A5: 8.3” x 5.8”
  • Khổ A6: 5.8” x 4.1”
  • Khổ dọc: 8.3 x 3.9”
Flyer size

Việc bạn lựa chọn kích cỡ nào cho Flyer của mình phụ thuộc lớn vào nội dung trên đó, cũng như việc cách bạn sẽ phát các tờ rơi này và địa điểm phát chúng. Giả sử nếu bạn muốn đính các tờ rơi của mình lên các bức tường hoặc muốn truyền tải nhiều thông tin thì sẽ cần sử dụng các kích cỡ lớn như Khổ Letter hoặc A4. Còn nếu bạn muốn gửi tờ rơi của mình qua đường bưu điện, chắc chắn sẽ cần chọn kích cỡ như khổ A6 hay khổ dọc để cho vừa một chiếc phong bì thông thường. Chi phí khi in Flyer cũng sẽ phụ thuộc vào kích cỡ tờ rơi mà bạn chọn và sử dụng, với những kích cỡ lớn hoặc không theo tiêu chuẩn thì giá thành in sẽ cao hơn.

Chất liệu cho Flyer

Mục đích khi sử dụng Flyer là để thông báo nhanh nên sẽ không tồn tại lâu vậy nên chúng thường được in với giấy có giá thành rẻ và chất lượng thấp. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn không thể in Flyer trên giấy chất lượng cao. Giả sử khi thiết kế danh sách những dịch vụ mà một tổng đài chăm sóc khách hàng sẽ hỗ trợ, chắc chắn bạn sẽ cần một tờ rơi Flyer với chất liệu bền để có thể giữ nó lâu dài.

Vì sao lại cần đến Brochure?

Khi bạn cần truyền đạt nhiều thông tin hơn mà một Flyer - tờ rơi có thể chứa thì đây là lúc bạn cần sử dụng đến Brochure. Đây cũng chính là điểm khác biệt chính giữa hai tài liệu truyền thông này. Tuy nhiên đây không phải điểm khác biệt duy nhất, hãy nhớ rằng một Brochure có những nếp gấp còn Flyer thì không. Dĩ nhiên bạn có thể gấp một tờ Flyer nhưng các nếp gấp nó vốn nằm trong thiết kế nguyên bản của Brochure chứ không phải Flyer.

Brochure và Flyer

Chính nếp gấp sẽ là điểm phân biệt các dạng Brochure với nhau bởi vì có rất nhiều cách để gấp một Brochure, cách gấp hợp lý nhất sẽ phụ thuộc vào thiết kế và kích cỡ của nó. Trong đó có những dạng gấp Brochure phổ biến sau:

Gấp làm ba (Trifold) Gấp làm đôi (Half-fold) Gấp một cánh (Single gate fold) Gấp hai cánh (Double gate fold) Gấp hình chữ Z (Z-fold) Gấp hình zic zac hoặc Accordion (Accordion fold) Gấp song song (Parallel fold) Gấp cuộn (Roll fold)

Kích thước tiêu chuẩn cho Brochure

Khi nhắc đến kích thước Brochure thì có rất nhiều kích thước tiêu chuẩn khác nhau. Kích thước này sẽ quy ước khi chưa gấp hoặc mở Brochure, trong đó các kích thước phổ biến nhất là:

  • Khổ Letter: 8.5” x 11” (Hoặc 21.59 x 27.94 cm)
  • Khổ A4: 8.3” x 11.7” (Hoặc 21 x 29.7 cm)
  • Khổ tiêu chuẩn: 8.5” x 14”
  • Khổ giấy nhớ (Memo): 5.5” x 8.5”
  • Khổ báo: 11” x 17”
  • Khổ 9” x 12”
  • Khổ 11” x 25.5”

Trong đó hai dạng Brochure phổ biến nhất là Gấp làm đôi hoặc Gấp làm ba theo khổ Letter. Có nghĩa là mỗi mặt của chiếc Brochure gấp làm ba sẽ được in theo kích cỡ tiêu chuẩn của khổ Letter là 8.5” x 11” và sau khi gập sẽ là 8.5” x 3.69”. Với dạng gấp làm đôi thì sau khi gấp mỗi mặt sẽ có kích cỡ 8.5” x 5.5”

>>> Có thể bạn quan tâm: Infographic là gì? Thiết kế infographic dễ dàng với 5 công cụ sau đây

Tạm kết

Trong phần 1 của series “Cẩm nang toàn tập về Brochure và Flyer cho Marketer”, MarketingAI đã giới thiệu về những yếu tố cơ bản để bạn phân biệt được Brochure và Flyer. Dù trong thời đại công nghệ phát triển như bây giờ nhưng những dạng ấn phẩm, tài liệu truyền thông truyền thống vẫn đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch Marketing như Brochure và Flyer vậy. Trong phần 2 chúng ta sẽ đi sâu hơn về mục đích sử dụng của hai tài liệu này và cách để sử dụng chúng một cách hiệu quả.

(Còn tiếp)

Tuấn Anh - MarketingAi

Theo 99designs

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.