Cách thế hệ Millennials Việt Nam định hình lại tương lai phát triển Digital banking

01 Thg 03

Trong những năm qua, lĩnh vực tài chính ở Đông Nam Á đang chuyển đổi nhanh chóng khi các ngân hàng truyền thống và các công ty khởi nghiệp fintech ngày càng cạnh tranh gắt gao để giành sự chú ý, thu hút sức mua từ người tiêu dùng trẻ. Rất nhiều các ngân hàng truyền thống tại Việt Nam đang chuyển đổi nhận diện thương hiệu, chiến lược tiếp thị và cung cấp sản phẩm để kết nối với nhóm người tiêu dùng Millennials - thế hệ luôn tìm kiếm các phương thức thuận tiện hơn để tiếp cận các dịch vụ tài chính kỹ thuật số.

(Theo tổ chức nghiên cứu Kantar Worldpanel, Millennials - thế hệ sinh ra trong khoảng năm 1980 đến 1998, hiện chiếm 32% dân số thế giới. Tại Việt Nam, thế hệ này cũng tỏ ra áp đảo về số lượng khi chiếm tới 35% tổng dân số, tương đương khoảng 33 triệu người).

Người tiêu dùng Đông Nam Á là một trong những nhóm có tỉ lệ tiếp cận với các dịch vụ tài chính kỹ thuật số thấp nhất trên thế giới. Trung bình, chỉ có 50% người dân tiếp cận với các dịch vụ fintech như thẻ tín dụng, các sản phẩm tiết kiệm dài hạn, tài khoản ngân hàng... Điều này một phần là do sở thích thanh toán bằng tiền mặt, ngoài ra, đó còn là kết quả của sự tin tưởng của người tiêu dùng vào các tổ chức tài chính truyền thống.

Vào năm 2018, gần 70% người dân ở Việt Nam không sử dụng ngân hàng - điều đó có nghĩa một bộ phận lớn người tiêu dùng chưa từng hoặc thậm chí không bao giờ quyền truy cập vào bất kỳ dịch vụ tài chính nào, bao gồm cả dịch vụ cơ bản nhất là tạo tài khoản ngân hàng.

Trên các phân khúc banked, underbanked/unbanked, phân khúc underbanked - đại diện cho gần 15 triệu người Việt Nam được dự đoán là khu vực tăng trưởng tiềm năng của các dịch vụ kỹ thuật số do khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính còn hạn chế. (Unbanked hay underbanked được sử dụng để chỉ những cá nhân không có tài khoản ngân hàng hoặc những người vì lý do nào đó mà không thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính phổ thông).

Nhiều người coi đây là cơ hội để các thương hiệu thu hút khán giả mới đến với các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số, vì phần lớn nhóm underbanked bao gồm những người thuộc tầng lớp trung lưu đang có xu hướng bùng nổ. Những nhóm người mới này đang bắt đầu cân nhắc các lựa chọn sản phẩm tài chính phù hợp với túi tiền của họ.

Tuy nhiên, với một ngành công nghiệp tài chính phân mảnh cao, làm thế nào để các doanh nghiệp tài chính trở nên nổi bật so với các brand digital và các startups đã gây dựng nền móng từ hàng chục năm trước đó? Trong cuộc chơi này, những người chiến thắng sẽ là những người có thể tìm kiếm và sở hữu các mối quan hệ khách hàng, tạo dựng niềm tin trong thời buổi công nghệ số.

Ba lĩnh vực mà các finance players  nên cân nhắc để thu hút được khách hàng

Sự phát triển nhanh chóng của ngân hàng số tại Việt Nam

Khi bước vào kỷ nguyên mới của dịch vụ tài chính kỹ thuật số (digital financial services), chúng ta đang chứng kiến ​​sự chuyển đổi kỹ thuật số lớn trên khắp Việt Nam và Đông Nam Á, với doanh thu thanh toán kỹ thuật số trong khu vực dự kiến ​​sẽ vượt quá 1 nghìn tỷ đô la vào năm 2025.

Việt Nam được dự đoán là thị trường phát triển nhanh nhất về doanh thu dịch vụ tài chính, với lĩnh vực fintech thu được 4,6 tỷ đô la vốn đầu tư mạo hiểm trong 5 năm qua.

Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự gia tăng của các dịch vụ tài chính kỹ thuật số mới nổi, bao gồm các công ty fintech thuần túy của eWallets như MoMo, các nền tảng công nghệ tiêu dùng như dịch vụ đặt đồ ăn online, nền tảng gọi xe, các doanh nghiệp dịch vụ tài chính và tiêu dùng đã thành lập trong lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, và các công ty bảo hiểm.

Lượt tải xuống ứng dụng tài chính cũng đã tăng 33% khi hầu hết người dân có xu hướng chuyển từ giao dịch tại ngân hàng địa phương của họ sang ngân hàng trên các ứng dụng trực tuyến. Theo đó, tỷ lệ tải xuống ứng dụng tài chính trên toàn cầu tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Dường như người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng ngày một khao khát các dịch vụ digital banking mạnh mẽ hơn.

Đặc biệt khi Covid-19 bùng phát, xu hướng thay thế tiền mặt bằng các dịch vụ thanh toán trực tuyến gia tăng nhanh chóng. Trên thực tế, tổng số giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống chuyển mạch tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng 76% so với cùng kỳ năm ngoái. Và người tiêu dùng dường như cũng chi tiêu nhiều hơn với tổng giá trị giao dịch cũng tăng 124%.

Tỉ lệ sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ với 94% người tiêu dùng vẫn mong muốn sử dụng ít nhất một dịch vụ kỹ thuật số sau Covid-19. Đây là con số đặc biệt hiếm thấy bởi theo thống kê, rất ít người Việt Nam có thói quen sử dụng ví điện tử trước đại dịch.

Cách TPBank thúc đẩy tăng trưởng của mình bằng cách tiếp cận thế hệ millennials trên kỹ thuật số

Để đáp ứng sự thay đổi tư duy của người tiêu dùng và tâm thế sẵn sàng đón nhận sự thay đổi từ dịch vụ kỹ thuật số, TPBank, một ngân hàng tương đối non trẻ trong số các ngân hàng tài chính truyền thống, đã thực hiện chuyển đổi sang cách tiếp cận ưu tiên kỹ thuật số.

Với mong muốn kết nối với người tiêu dùng trẻ tuổi, TPBank ra mắt tính năng điện tử biết khách hàng của bạn (eKYC), cung cấp một cách thức thuận tiện và an toàn cho người Việt Nam mua các sản phẩm tài chính trực tuyến. eKYC được sử dụng dễ dàng như chụp ảnh tự sướng bằng ứng dụng TPBank để xác minh danh tính của người dùng.

Để cho thấy sự thuận tiện trong việc dùng ngân hàng trực tuyến, TPBank đã làm việc với Google để tìm ra xu hướng hành vi trong cơ sở tiêu dùng mong muốn của nhóm người dùng trẻ, sẵn sàng tiềm năng tài chính. Thông qua dữ liệu, TPBank đã chọn làm việc với Sơn Tùng M-TP, một ca sĩ trẻ nổi tiếng và triển khai chiến lược truyền thông Blast đa kênh tập trung vào sáng tạo video có sự góp mặt của loạt ca sĩ - nhạc sĩ Việt Nam.

Kết quả của chiến dịch, 40% người dùng ứng dụng mới của TPBank là thanh niên từ 18 đến 24 tuổi. Thông qua sự chú ý liên tục với cả chiến dịch Google Search và Apps, TPBank đã đạt được hơn 100 triệu lần hiển thị quảng cáo, tìm kiếm có thương hiệu tăng 50% và chỉ số cân nhắc thương hiệu tăng 9%.

Digital banking marketers cần làm gì vào năm 2021?

1. Người tiêu dùng đang tích cực tìm kiếm và xem nội dung liên quan đến tài chính

Hơn 50% thời gian người Việt Nam khi mua một sản phẩm tài chính mới, họ sẽ phát hiện ra một nhà cung cấp mà trước đây họ chưa từng sử dụng qua.

Vào năm 2020, thời gian xem video chứa nội dung liên quan đến tài chính tăng gấp 2 lần và sở thích tìm kiếm đối với các cụm từ ngân hàng trực tuyến tăng 22% từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020. Sở thích tìm kiếm đối với ngân hàng trực tuyến trên YouTube cũng tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hãy thu hút người tiêu dùng tìm đến thương hiệu bằng cách tạo ấn tượng trong hành trình mua hàng của họ trên kênh Youtube và các công cụ tìm kiếm.

2. Cung cấp cho người tiêu dùng thông tin họ cần để đưa ra quyết định đúng

Việc mua các sản phẩm tài chính đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng và 94% người tiêu dùng tài chính Việt Nam thực hiện nghiên cứu trực tuyến tại một số thời điểm trong quá trình mua hàng của họ

Nhiều người tiêu dùng đang tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến tín dụng, có thể dễ dàng thanh toán. Theo thống kê, sự quan tâm tìm kiếm đối với thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đã tăng gấp 10 lần kể từ năm 2017.

Hãy giúp khách hàng tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm bằng cách cung cấp thông tin cụ thể bằng cách sử dụng quảng cáo tìm kiếm động - Dynamic Search Ads . Tự động hóa loại bỏ phỏng đoán và cho phép các nhà tiếp thị cung cấp thông điệp được cá nhân hóa cho đúng đối tượng vào đúng thời điểm.

3. Tạo ra các giải pháp tập trung vào khách hàng để đáp ứng nhu cầu của họ

Quyền riêng tư và bảo mật sẽ luôn được khách hàng quan tâm hàng đầu, vì vậy hãy đảm bảo các ứng dụng tài chính của bạn cung cấp cho người dùng một trải nghiệm an toàn, dễ dàng đáp ứng nhu cầu của họ về sự an toàn và tiện lợi.

Hải Yến - MarketingAI 

Theo Thinkwithgoogle

>> Có thể bạn chưa biết: Internet Banking là gì ? Vì đâu mà ngày càng nhiều người sử dụng Internet Banking

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.