cover

Cách tạo Viral Content độc đáo và lan tỏa mạnh mẽ (Part 2)

02 Thg 11

Ở phần một chúng ta đã tiếp cận 7 cách tạo Viral Content độc đáo, Phần 2 chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm làm viral content và bí quyết để giúp content viral nhân rộng hiệu quả đúng...

Ở phần một chúng ta đã tiếp cận 7 cách tạo Viral Content độc đáo, Phần 2 chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm làm viral content và bí quyết để giúp content viral nhân rộng hiệu quả đúng như nghĩa của từ “viral”.

Nội dung không phải là “củ cà rốt” dụ bạn đi vào landing page, tự bản thân nó đã truyền tải hết thông điệp bạn cần nói

Bạn đã biết cầu chuyện nổi tiếng về “cây gậy và củ cà rốt”?. Trước đây cách làm của chúng ta là cố tạo ra nội dung và nhử/ lôi cuốn/ lôi kéo người đọc về landing page (website, microsite, fanpage…) để tìm hiểu thêm thông tin. Thay vì cách đó, tại sao không tạo ra câu chuyện và bán hàng ngay trên chính nội dung bằng lối diễn đạt “một cách khác đi”?

Câu chuyện về 1 nhãn hiệu mọc tóc sau đây là 1 ví dụ

Cách tạo Viral Content độc đáo và lan tỏa mạnh mẽ (Part 2)- Ảnh 1.

Những dấu hiệu cho thấy da đầu khiến bạn già hơn tuổi thật: tóc bạn rụng mỗi ngày mà dầu gọi đầu không thể giúp gì được, tóc bạn luôn trong tình trạng “nhớt như dầu” dù bạn gội đầu thường xuyên, bạn luôn ở trong tình trạng có ngứa da đầu vì quá nhiều gàu?...

Và đây là cách thương hiệu lồng ghép vào:

Cách tạo Viral Content độc đáo và lan tỏa mạnh mẽ (Part 2)- Ảnh 2.

Đừng biến nội dung của bạn thành 1 dạng kem trộn với đủ thứ nguyên liệu và mục đích

Nhiều Brand và Agency tỏ ra “tham lam” khi muốn “nhồi nhét” tất cả nội dung, thông điệp trong 1 bài báo với mục tiêu “ giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Gợi ý là: hãy tạo ra nhiều câu chuyện cho nội dung bạn muốn truyền tải như 1 cuốn truyện có nhiều phần. Dưới đây là 3 KHÔNG bạn cần nhớ:

- Đưa 2 quá 2 link vào 1 bài

- Chèn quá nhiều hình ảnh về brand trong bài (logo, hình sản phẩm…)

- Đưa quá nhiều material của brand vào bài: video, inforgraphic, hình ảnh…

Với cách kiểm tra chiến dịch KHÔNG thể nhồi cùng 1 lúc nhiều cách đánh giá hoặc đưa những KPI không hợp lý cho social content như:

- Kiểm tra số lượng click của mỗi link

- So sánh số lượng click từ content so với các kênh media khác

- Thống kê số lượng lead/ đăng ký từ các social content

Bạn sẽ thắc mắc ngay: tại sao vậy? những chỉ số đó rất cơ bản mà? Câu trả lời là: Những con số đó rất quan trọng, thậm chí là quan trọng bậc nhất nếu đó là kênh về media (search, FB ads, Display…) nhưng với nội dung mang tính chất content, hãy suy nghĩ khác và đưa những KPI thích hợp hơn. Bản thân nội dung đó nếu được tạo ra đúng cách đã tự viral rất tốt, chiến dịch nằm trong câu chuyện nên lượt chuyển đổi có thể bị “dịch chuyển” sang các kênh khác như: thông qua search, remarketing trên display… Viral content là tạo ra hiệu ứng, “cú nổ” ban đầu cho chiến dịch, hãy dùng các kênh media khác để tiếp tục “theo chân” những khán giả đã theo dõi câu chuyển của bạn, từ đó tối ưu hóa chiến dịch để tăng chuyển đổi

Xây dựng nội dung và cách thể hiện (giao diện) theo tiêu chí Social

Home page (trang chủ) đang đứng trên bờ vực của cái chết – điều này đúng cả với những trang tin lâu đời và uy tín như New York Times. Nhìn vào hình ảnh ở trên và với cả những trải nghiệm bản thân, bạn cũng có thể thấy rằng: bạn không còn vào trang chủ để tìm tin đọc như lúc trước, thay vào đó bạn đọc tin từ những nguồn khác, ví dụ: từ tin tức trên Fanpage hoặc từ bạn bè chia sẻ trên Mạng xã hội.

Thêm nữa, độc giả thường có xu hướng tin vào những gì bạn bè nói, chính vì thể hãy biết cách “khai thác lòng tin” ấy.

Cách tạo Viral Content độc đáo và lan tỏa mạnh mẽ (Part 2)- Ảnh 3.

84% số người được hỏi cho rằng lòng tin vào bạn bè ảnh hưởng đến quyết định hành động của họ. Vậy hãy tận dụng điều đó, chìa khóa ở đây là làm sao để tạo ra “tầng thứ nhất” trong các lớp viral để từ đó tiếp cận được “tầng thứ 2” và các tầng sau đó? Điểm tiếp theo tôi sẽ trình bày cụ thể hơn vấn đề này.

Xây dựng những chiến dịch có tính chất Viral loop (tạm dich là “Vòng tuần hoàn viral”)

Viral loop là gì? Hiểu đơn giản là làm chiến dịch viral của bạn có dạng như vòng tuần hoàn

Cách tạo Viral Content độc đáo và lan tỏa mạnh mẽ (Part 2)- Ảnh 4.

Vòng tròn này bắt đầu từ Action: chính là cái bạn muốn user làm gì đổi với campaign này (like, share, đăng ký thành viên, tham dự cuộc thi, bình chọn…) – chỉ nên chọn 1 action chính để tập trung. Tiếp theo cần Incentive: là những lợi ích user nhận được khi nó thực hiện Action và mời bạn bè cùng tham gia (bốc thăm trúng thưởng, nhận quà, tích điểm). Sau khi bạn bè học nhận được thông điệp và tham gia (Friends reach and take action) lại tiếp tục được nhận được quà, ưu đãi. Vòng quay lại được tiếp tục.

Cách làm này có thể không mới nhưng có thể bạn để quên 1 “gia vị” nào đấy hoặc bạn chưa biết đo lường, đánh giá như thế nào, dưới đây là gợi ý:

VC = N x P1 x P2

VC: Viral Coefficient: Là hệ số viral, nếu VC > 1 – bạn đã thành công

N: là số user bạn đạt reach được khi bắt đầu chiến dịch

P1: Là số người mà lớp N mời được để cùng tham gia chương trình

P2: Là số người thực hiện action dựa trên lời mời của lớp P1

Tất nhiên càng về sau, P1, P2 thậm chí P3, P4,... càng ít lại nhưng xét về tổng thể: chỉ từ N ban đầu bạn đã tạo ra rất tầng, lớp sau đó bằng cách “hữu xạ tự nhiên hương” mà không cần bỏ thêm nhiều chi phí marketing. Uber, Candy Crush… là những brand đã làm rất tốt mô hình viral loop này.

Như đã nói ở phần 1, làm content viral cần có story (câu chuyện), muốn có câu chuyện hay, cốt truyện hay thì không thể ngắn, vì vậy đừng cố “ép" nội dung viral vào 1 campaign ngắn hạn.

Cách tạo Viral Content độc đáo và lan tỏa mạnh mẽ (Part 2)- Ảnh 5.

Câu chuyện về 1 brand về café ở trên là ví dụ, từ 1 tách café nhỏ, họ tạo ra nhiều câu chuyện nối tiếp nhau, mỗi bài là 1 câu chuyện khác nhau có chung 1 chủ đề. Độc giả sẽ hứng thú theo dõi nhiều phần của câu chuyện hơn là nhồi nhét tất cả vào trong 1 tập duy nhất. Ở Việt Nam, nhãn hàng Comfort đã làm rất tốt khi tạo ra câu chuyện về gia đình vải, chỉ tiếc là phần viral chưa được đầu tư nhiều nên câu chuyện không lan truyền được rộng rãi.

Cuối cùng, thông tin và data luôn là yếu tố quan trọng quyết định thành bại

Hãy luôn cập nhật những thông tin mới nhất về ngành, về content viral để hoạch định đúng chiến lược

Báo cáo về các mạng xã hội được chia sẻ nhiều:

Cách tạo Viral Content độc đáo và lan tỏa mạnh mẽ (Part 2)- Ảnh 6.

Báo cáo về thiết bị được sử dụng để chia sẻ:

Cách tạo Viral Content độc đáo và lan tỏa mạnh mẽ (Part 2)- Ảnh 7.

Kết luận:

Có thể thấy rằng tạo content viral marketing là công việc không hề dễ dàng, những công thức, lý thuyết có thể thành công ở nước ngoài nhưng áp dụng ở Việt Nam lại thất bại, có thể thấy do 1 trong những nguyên nhân sau:

- Văn hóa đọc và hành vi của độc giả Việt trên Internet, đặc biệt qua mạng xã hội, báo điện tử và Mobile ngày càng tăng

- Những chủ đề được quan tâm và chia sẻ nhiều nhất lại liên quan đến các chủ đề mà các brand không thể khai thác mạnh: chính trị, an ninh (cướp của, giết người…)

- Ngôn ngữ: nếu trong tiếng anh chỉ 1 vài từ ngắn gọn đã có thể diễn tả hết ý và rất súc tích thì ở Việt Nam cần diễn đạt dài dòng hơn

Tuy nhiên trong những điều “thách thức” ở trên, chúng ta sẽ thấy nhiều “cơ hội” có thể khai thác: User/ Độc giả Việt đặc biệt thích những lợi ích miễn phí. Ngoài ra: 2 cảm xúc mạnh có thể tác động đế tâm lý người Việt là : hài hước và tức giận (phẫn nộ), chính vì vậy khi thiết kế về nội dung có thể khai thác 1 trong 2 cảm xúc này để chiến dịch dễ viral hơn.

Hà Nguyễn / Marketingai

Nguồn tham khảo: mediaeyes

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.