Các xu hướng ngành dược tiếp sức cho chiến lược marketing năm 2021

13 Thg 01

Trong năm qua, nhiều công ty dược phẩm, công nghệ sinh học và khoa học đã sáng chế nhiều loại thuốc có khả năng làm thay đổi cuộc sống con người. Nhưng ngày nay, các công ty dược không chỉ vừa phải làm hài lòng bệnh nhân, các nhà cung cấp, cơ quan quản lý và các cổ đông mà còn vừa phải dẫn đầu đối thủ về mọi mặt. Do đó, họ cần sử dụng những công nghệ phù hợp vào đúng thời điểm. 

Các xu hướng hàng đầu trong ngành dược phẩm không nhất thiết phải mới. Nhưng khi bước sang năm 2021, các xu hướng bỗng từ trạng thái "có thì tốt" sang trạng thái "bắt buộc", trở thành điều kiện cấp thiết để duy trì tính cạnh tranh. 

Nhưng hiểu được những xu hướng ngành dược phẩm này là một chuyện. Việc thực hiện chúng là một việc hoàn toàn khác, đặc biệt là đối với các cá nhân hoặc nhà tiếp thị. Dưới đây là các xu hướng dược hàng đầu tiếp sức cho chiến lược marketing năm 2021.

1. Tích hợp dữ liệu

Tích hợp dữ liệu là nền tảng của sáu xu hướng tiếp theo sẽ được phân tích ở dưới. Trong năm qua, các công ty dược phẩm được cấp quyền truy cập vào hàng núi dữ liệu, ủy quyền cho HCP (Health Care Providers) - người chăm sóc sức khỏe, dữ liệu từ kiến trúc mạng IMS, trạng thái điền/ giao đơn thuốc... đều có thể xem ở mọi nơi, mọi lúc.

Để thúc đẩy việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiệu quả cho các cá nhân, các hệ thống thông tin y tế phải làm việc cùng nhau trong ranh giới của tổ chức. Về mặt nội bộ, điều này có nghĩa, các công ty cần thường xuyên cập nhật hệ thống kế thừa (Legacy system) và kết hợp nhiều nguồn dữ liệu như ERP, hệ thống tiếp thị/bán hàng một cách hiệu quả.

Một ví dụ về hệ thống tiếp thị đó là khả năng lắng nghe xã hội (social listening). Khả năng này không chỉ đơn giản là cung cấp các phản hồi theo mẫu được soạn trước trên các kênh xã hội. Đó là khả năng thực sự lắng nghe những gì khách hàng của bạn đang nói và kết hợp những hiểu biết đó với những gì nghiên cứu thị trường đã làm trước đó.

Ví dụ về thẻ thanh toán copay card (Một phiếu giảm giá giúp bạn mua thuốc ít tốn kém hơn. Thay vì phải trả một khoản thanh toán cao, phiếu này sẽ giảm dựa vào điều kiện được hưởng của bảo hiểm). Trong nhóm nghiên cứu tập trung, khách hàng tuyên bố sẽ không bao giờ sử dụng thẻ thanh toán này vì nó không áp dụng cho mọi loại thuốc trên thị trường và chỉ áp dụng cho bảo hiểm y tế tư nhân. Nhưng thực tế, khi khảo sát ý kiến sử dụng copay card ngoài nhóm nghiên cứu, 90% đã chọn sử dụng nó. Bài học rút ra từ ví dụ này là gì? Nếu chỉ lấy dữ liệu từ một vài vị khách hàng, bạn sẽ không thể biết được giá trị của loại thẻ này. Do đó, việc kết hợp thông tin về hành vi, nghiên cứu và hoạt động để có được bức tranh 360 độ đầy đủ về nhu cầu của khách hàng là điều rất cần thiết.

2. Công cụ đo lường hiệu quả

Sau khi tập hợp dữ liệu về chung một nơi, bạn cần xác định những dữ liệu này cần dùng để làm gì. Có rất nhiều cuộc thảo luận trong lĩnh vực dược phẩm về việc làm thế nào để tạo ra trải nghiệm khách hàng mong muốn cũng như tương tác nào sẽ góp phần tạo nên hành trình khách hàng (customer journey), chẳng hạn như cuộc trò chuyện giữa bác sĩ và bệnh nhân. Để làm được điều này, việc chứng minh hiệu suất ROI tổng hợp từ các kênh tiếp thị và từ bệnh nhân là một thách thức lớn.

Sử dụng power point hoặc bảng tính không phải là điều khả thi. Tất cả những gì các nhà tiếp thị cần là bảng điều khiển kĩ thuật số tổng hợp. Nếu định đầu tư, bạn cần chứng minh giá trị của các dữ liệu. Việc tích hợp dữ liệu và đo lường hiệu quả từ bảng điều khiển dashboard giúp bạn có thể xem hiệu suất ROI trong thời gian thực. Những dữ liệu như:

  • Chi phí truyền thông
  • Đơn thuốc
  • Chuyển đổi web hoặc email
  • Theo dõi sức khỏe thương hiệu (Brand tracking)
  • Thông tin chi tiết về nghiên cứu thị trường
  • Dữ liệu bảng
  • Kết quả y tế

Bằng cách sử dụng dashboard, người dùng có thể truy cập vào cùng một dữ liệu, từ thời điểm bắt đầu trong hành trình của khách hàng để xem hiệu suất hoạt động trên các kênh. Công cụ Salesforce có thể nghiên cứu, nghiên cứu trang tổng quan để giúp các nhà tiếp đo lường mức độ hiệu quả của các hoạt động marketing cũng như tương tác người dùng.

3. Tạo trải nghiệm bệnh nhân 

Các nhà tiếp thị dược phẩm ngày nay đang chịu rất nhiều áp lực trong việc cung cấp những gì khách hàng cần vào thời điểm cấp bách. Ngày nay, khách hàng ngày càng "khó tính" hơn, các tổ chức không thể marketing theo như cách mà họ vẫn luôn làm. Mọi điểm tiếp xúc - touchpoint đều quan trọng, đặc biệt là khi bệnh nhân ngày càng có nhiều "quyền lực" trong việc chọn loại thuốc họ sẽ sử dụng.

Tạo trải nghiệm bệnh nhân có nghĩa lấy dữ liệu và biến nó thành hành động. Để tạo trải nghiệm mà khách hàng mong muốn, bạn cần gặp khách của mình ở đúng nơi mà họ cần.

Hãy lấy một ví dụ về ung thư học. Chẩn đoán ung thư là một việc đáng sợ, thay đổi cuộc sống xảy ra trong cuộc đời của một người. Việc điều trị ung thư thường rất tốn kém và khó khăn. Với mỗi lần khám tiếp theo, bệnh nhân sẽ phải chờ đợi kết quả trong một trận chiến tốn nhiều năng lượng.

Các nhà tiếp thị có thể dễ dàng quên rằng đây là thực tế hàng ngày của nhiều bệnh nhân họ đang phục vụ. Hãy nhìn khách hàng với sự đồng cảm và làm họ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm hơn mỗi lần đăng ký thăm khám. Có thể khách hàng của bạn muốn một cuộc điện thoại chỉ để hỏi xem họ cảm thấy thế nào và họ có cần trợ giúp gì không. Hoặc cũng có thể họ chỉ muốn một lời nhắc thanh toán viện phí bằng tin nhắn văn bản.

Tạo trải nghiệm bệnh nhân có nghĩa là:

  • Vạch ra chính xác diện mạo người bệnh từ các triệu chứng đến xét nghiệm đến kê đơn thuốc
  • Sử dụng công nghệ để tạo sự đồng cảm khi bệnh nhân muốn nghe ý kiến ​​của bạn
  • Hiểu sở thích giao tiếp của khách hàng và tôn trọng họ
  • Hợp tác với các hiệu thuốc và các tổ chức chăm sóc sức khỏe khác để tạo ra trải nghiệm toàn diện
>> Xem thêm: Nhận định 4 xu hướng phát triển trong ngành bán lẻ Dược phẩm trên thế giới hiện nay

4. Vai trò của dược phẩm trong trải nghiệm chăm sóc sức khỏe

Giờ đây, các công ty công nghệ sinh học không phải là những công ty duy nhất tìm cách khai thác hỗ trợ trải nghiệm bệnh nhân. Rất có thể, bạn đang cạnh tranh với:

  • Các bác sĩ và bệnh viện, những người muốn đảm bảo rằng bệnh nhân của họ đang được chữa bệnh toàn diện
  • Các chuyên gia và kỹ thuật viên trong hoặc ngoài mạng lưới dược phẩm
  • Các công ty bảo hiểm
  • Các hiệu thuốc chuyên khoa điều phối đơn thuốc, phân phối thuốc và vận chuyển

Nhiều khách hàng đang phân vân giữa những gía trị mà họ nhân được từ các công ty bảo hiểm, nhà thuốc chuyên khoa, nhân viên chăm sóc sửa khỏe HPC. Do đó, hãy luôn đảm bảo bệnh nhân của bạn nhận được sản phẩm với mức giá và chế độ bảo hiểm tốt nhất có thể cùng cam kết "sẽ khỏi bệnh".

Một cách để làm điều này là tham khảo sự cho phép trước từ bệnh nhân. Hãy tìm cách cung cấp một biểu mẫu đơn giản và dùng nhiều kênh gửi (điện thoại, fax, cổng thông tin web) để để khai thác những gì bệnh nhân cần và điều hướng cách điều trị dễ dàng cho họ và bác sĩ.

Một cách khác là quản lý các tác dụng phụ. Các nhà tiếp thị có thể sử dụng nghiên cứu về tác dụng phụ thông qua các đối tác như nhà thuốc chuyên khoa hoặc trực tiếp với bệnh nhân. Nếu bạn biết rằng vào ngày thứ năm, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng đau dạ dày-ruột, hãy đảm bảo hỗ trợ bệnh nhân với mọi hình thức tiếp cận với bác sĩ để kiểm tra.

5. Tuân thủ FDA/FTC/HIPAA

Đây không phải là một xu hướng mà là một yêu cầu. Mỗi công ty chăm sóc sức khỏe cần cân bằng nhu cầu của khách hàng với các quy định ngày càng tăng về quyền riêng tư trong lĩnh vực dược phẩm. Nhiều nhà tiếp thị sợ mắc sai lầm khi nói đến luật tuân thủ và quyền riêng tư nghiêm ngặt. Họ thường phải dựa vào các đối tác nội bộ của mình để giúp xác định rủi ro. Bất kỳ công nghệ mới nào cần đầu tư vào đều phải tuân thủ các quy định này. Để sử dụng một công cụ hoặc quy trình mới cũng xác minh rằng nó có tuân thủ quy định hay không.

Các công nghệ mới có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ quy định này thay vì tạo ra lỗi hổng bảo mật. Ví dụ như Salesforce, bạn có thể dễ dàng thực hiện tất cả các tác vụ quản lý khi được cấp quyền

Điều quan trọng là phải có sẵn một kế hoạch về việc giao tiếp khách hàng, đặc biệt là trên mạng xã hội. Nếu muốn lắng nghe khách hàng, hãy ghi lại những tương tác của họ. Đặc biệt nếu họ đang báo cáo các sự kiện bất lợi hoặc tác dụng phụ như đau đầu, khó chịu ở dạ dày hoặc các phản ứng có hại khác.

FDA - Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ

FTC - Ủy ban Thương mại Liên bang

HIPAA - Đạo luật về trách nhiệm giải trình và cung cấp bảo hiểm y tế

6. Hợp lực kênh bán hàng truyền thống và phi truyền thống

Nếu nhóm marketing và sales có thể cộng tác liền mạch về content, thời điểm, cách thức truyền tải thông điệp thì sẽ dễ dàng tạo ra giá trị chất lượng và chuyển đổi theo thời gian. Nhưng trước tiên, đội marketing và sales cần được coi là lực lượng cộng tác chứ không phải là lực lượng trực tiếp "chiến đấu". Các nhà tiếp thị phải coi đội sales như một phần mở rộng trong chiến lược tiếp thị. Phối hợp giữa marketing và bán hàng cho phép cá nhân hóa các tương tác thông qua các công cụ và chiến dịch tiếp thị.

Ví dụ, các nhà tiếp thị có thể sử dụng nền tảng Marketing Cloud để tùy chỉnh chiến lược, chế độ xem 360 độ lịch sử tương tác khách hàng và tùy chọn dịch vụ y tế (HCP). Điều này sẽ góp phần tạo trải nghiệm tốt hơn cho cả nhóm tiếp thị và nhóm sales, giúp nhận biết mức độ tương tác của HCP với thương hiệu dược phẩm và phản hồi các yêu cầu từ HCP.

7. Tối ưu hóa hiệu suất thông qua đào tạo nội bộ và bên ngoài

Với bất kỳ thiết bị hoặc phương pháp điều trị phức tạp nào, training là chìa khóa thành công. Các bên liên quan và khách hàng cùng đội nhóm bán hàng cần được đào tạo và tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả.

Trình độ học vấn giữa ba nhóm rất khác nhau, vì vậy các tổ chức phải cung cấp các công cụ đào tạo hữu hiệu không chỉ cho bệnh nhân mà cho cả các chuyên gia y tế khác nhau. Đó có thể là sắp xếp các cuộc thăm khám tại nhà, gọi điện thoại, tài liệu giáo dục hoặc gọi điện video để vật lý trị liệu, tiêm hoặc các phương pháp điều trị phức tạp hơn. Do đó, các bên liên quan bên ngoài (ví dụ: y tá, bác sĩ, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, bệnh nhân) và các chức năng nội bộ (ví dụ: điều hành trung tâm cuộc gọi, nhân viên bán hàng) cần được truy cập thông tin trực quan, nhanh chóng.

Kết 

Trong tương lai, kỹ thuật số phát triển sẽ tỉ lệ thuận với tỷ trọng chi tiêu mà các thương hiệu dược phẩm bỏ ra. Tất nhiên, không phải xu hướng nào cũng phù hợp với hầu hết các thương hiệu, nhưng việc áp dụng vào các chiến dịch marketing thời đại mới sẽ giúp ngành Dược phẩm bắt kịp với tốc độ với các ngành khác. Vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể mong đợi một số xu hướng tiên tiến hơn sẽ diễn ra và được áp dụng trong chiến lược tiếp thị và quảng cáo nói chung trong thời gian tới.

Hải Yến - MarketingAI 

Theo silverlinecrm

>> có thể bạn chưa biết: Báo cáo ASEAN Pharma: Cơ hội và Thách thức ngành Dược trong 5 năm tới

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.