- Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là gì?
- Những thuận lợi của người nhận quyền thương hiệu nhận được?
- #1 Đảm bảo chất lượng sản phẩm - dịch vụ
- #2 Giảm tải chi phí truyền thông do có sẵn nền tảng thương hiệu
- #3 Được tiếp quản quy trình vận hành chuyên nghiệp, khoa học
- #4 Được hỗ trợ toàn diện từ đối tác nhượng quyền
- Top 20 các thương hiệu nhượng quyền tại Việt Nam
- 1. Highland Coffee
- 2. Phở 24
- 3. Cafe Trung Nguyên E-Coffee
- 4. Pizza Hut
- 5. Viva Star Coffee
- 6. Thai Express
- 7. Seven Eleven
- 8. Kichi Kichi
- 9. KFC
- 10. King BBQ
- 11. Lotteria
- 12. Tiger Sugar
- 13. Burger King
- 14. Tocotoco
- 15. Royal Tea
- 16. Koi Thé
- 17. Lẩu Phan
- 18. Dairy Queen
- 19. Subway
- 20. Dookki
Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) hay còn được hiểu là hinh thức kinh doanh nơi mà các cá nhân hay doanh nghiệp cho phép các cá nhân hay doanh nghiệp khác kinh doanh sản phẩm - dịch vụ dưới tên thương hiệu của mình. Ở đây, người cấp phép sử dụng thương hiệu được gọi là doanh nghiệp nhượng quyền, và cá nhân/doanh nghiệp mua quyền sử dụng thương hiệu được gọi là đối tác nhận quyền.
Với hình thức nhượng quyền, người nhận quyền phải chi trả mức phí tương ứng cho người nhượng quyền. Phí chi trả được quy định trong một thời gian nhất định, hoặc được phân chia theo phần trăm doanh thu cửa hàng.
Có 4 hình thức nhượng quyền kinh doanh cơ bản, gồm:
- Nhượng quyền kinh doanh toàn diện: Mô hình nhượng quyền trọn gói với sự cam kết chặt chẽ giữa 2 bên nhượng và nhận quyền. Hợp đồng nhượng quyền đối với với mô hình này có thể kéo dài từ 5 đến 30 năm tuỳ đơn vị và chi phí vận hành.
- Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện: Mô hình nhượng quyền một mảng nào đó của bên nhượng quyền, ví dụ như: nhượng quyền công thức sản xuất, cung cấp quyền sử dụng hình ảnh/thương hiệu.
- Nhượng quyền có tham gia quản lý: Xảy ra khi bên nhượng quyền cung cấp người quản lý và điều hành cho bên nhận quyền.
- Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn: Mô hình nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn của bên nhượng quyền. Tỷ lệ đầu tư thường nhỏ, tồn tại dưới dạng liên doanh để bên nhượng có thể tham gia kiểm soát hệ thống của bên nhận nhượng quyền.
Những thuận lợi của người nhận quyền thương hiệu nhận được?
Nhìn chung, nhượng quyền thương hiệu là mô hình kinh doanh mang đến nhiều lợi thế cho người nhận quyền thương hiệu, điều này cũng lý giải vì sao ngày càng xuất hiện nhiều các thương hiệu nhượng quyền tại Việt Nam.
Cụ thể, mô hình kinh doanh mang đến cho người nhận quyền những quyền lợi như sau:
#1 Đảm bảo chất lượng sản phẩm - dịch vụ
Để nhượng quyền thương hiệu, các đơn vị nhượng quyền phải đảm bảo về các yêu cầu pháp lý liên quan: có đăng ký kinh doanh, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đã đăng ký thương hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ,... Do vậy, các sản phẩm - dịch vụ được tiếp quản bởi đơn vị nhận quyền cũng được đảm bảo cao nhất về mặt chất lượng.
Thêm nữa, các đơn vị nhận quyền cũng được giám sát chặt chẽ bởi bên nhượng quyền nhằm đảo bảo tính nhất quán trong toàn bộ hệ thống nên sản phẩm - dịch vụ của các bên này được đánh giá cao hơn so với các thương hiệu mới, tự phát.
#2 Giảm tải chi phí truyền thông do có sẵn nền tảng thương hiệu
Đối với các thương hiệu mới, việc xây dựng chiến lược định vị có thể gây tiêu tốn rất nhiều thời gian và cả tiền bạc. Trong khi đó, mô hình kinh doanh nhượng quyền lại giải quyết rất tốt vấn đề này. Các đơn vị nhượng quyền hầu hết đều có chỗ đứng riêng cùng thị phần không nhỏ trên thị trường chung, và các đơn vị nhận quyền sẽ được thừa hưởng những danh tiếng và vị thế của thương hiệu này. Theo đó, cá nhân hay doanh nghiệp nhận quyền sẽ không cần tốn công xây dựng thương hiệu mà vẫn có thể thu hút được khách hàng đến với sản phẩm - dịch vụ của mình.
Con số tiết kiệm được từ hạng mục công việc này sẽ được đơn vị nhượng quyền đầu tư vào cho các công việc khác như duy trì bộ máy vận hành, mở rộng quy mô kinh doanh sau này. Đó cũng chính là lý do các thương hiệu nhượng quyền tại Việt Nam lại hoạt động sôi nổi và có chiều hướng tăng trưởng mạnh mẽ như hiện nay.
#3 Được tiếp quản quy trình vận hành chuyên nghiệp, khoa học
Các đơn vị nhượng quyền đều có cho mình những quy trình vận hành riêng, từ khâu tuyển dụng đến phân cấp nhân viên, điều hành kinh doanh,... Các quy trình này sẽ được thử nghiệm và hoàn thiện nhất trước khi bàn giao cho các đơn vị nhận quyền thương hiệu. Nhờ vậy, các đơn vị nhận quyền sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian trong việc đào tạo, hướng dẫn bộ máy nhân sự. Có thể vận hành ngay chỉ trong thời gian ngắn sau khi tiếp quản. Đồng thời cũng giúp hạn chế những rủi ro không mong muốn trong kinh doanh.
#4 Được hỗ trợ toàn diện từ đối tác nhượng quyền
Các thương hiệu nhượng quyền giá rẻ hay tầm trung hoặc cao cấp đều có sự thỏa thuận rõ ràng về mặt quyền lợi. Theo đó, các đơn vị nhượng quyền phải có nghĩa vụ hỗ trợ tối đa cho bên nhượng quyền về mặt pháp lý, truyền thông hay quản lý vận hành,... Các yêu cầu này được bàn bạc kỹ càng và được đồng thuận ký kết bởi cả hai bên.
>>> Xem thêm: Kinh doanh nhượng quyền: Tiềm năng hay rủi ro cao?
Top 20 các thương hiệu nhượng quyền tại Việt Nam
Có thể thấy, nhượng quyền thương hiệu là mô hình kinh doanh khá phổ biến hiện nay, trong đó nổi bật có top 20 các thương hiệu nhượng quyền tại Việt Nam dưới đây:
1. Highland Coffee
Nằm trong Top 10 thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng nhất tại Việt Nam hiện nay, Highland Coffee là cái tên quen thuộc với hầu hết người dân Việt, đặc biệt là tầng lớp dân văn phòng, học sinh - sinh viên. Ở Highland Coffee, bạn có thể thưởng thức những món đồ uống khác nhau từ trà đến cafe. Điểm nhấn của Highland Coffee chính là phong cách phục vụ chuyên nghiệp, không gian thoáng, sạch sẽ, thích hợp cho các buổi hội họp, trao đổi, học tập.
Phí nhượng quyền Highland Coffee ở thời điểm hiện tại đang rơi vào khoảng từ 3,5 đến 5 tỷ đồng. Trong đó phí nhượng quyền hàng tháng được tính là 7% trên doanh số (kéo dài trong khoảng 5 năm).
2. Phở 24
Phở 24 nằm trong top 20 các nhà hàng nhượng quyền nổi tiếng tại Việt Nam. Tại đây, khách hàng sẽ được thưởng thức món ăn tinh hoa của ẩm thực Việt - Phở, với nhiều phiên bản khác nhau: phở gà, phở bò tái, phở bò viên,... Phở 24 được đánh giá là mô hình kinh doanh nhượng quyền đầy tiềm năng cho những ai yêu thích ẩm thực, có thể phát triển mạnh mẽ ở bất cứ đâu. Tổng chi phí đầu tư cho cửa hàng Phở 24 tại Việt Nam rơi vào khoảng từ 50.000 - 60.000 USD bao gồm chi phí nhượng quyền, chi phí xây dựng cải tạo mặt bằng, trang trí nội thất.
3. Cafe Trung Nguyên E-Coffee
Trung Nguyên E-Coffee là cửa hàng bán lẻ cafe trực thuộc Tập đoàn Trung Nguyên Legend với mức chi phí nhượng quyền cực hấp dẫn (khoảng 500 triệu đến 1,5 tỷ đồng). Mặc dù mới chỉ ra đời năm 2019 nhưng tính tới thời điểm hiện tại con số cửa hàng nhượng quyền của thương hiệu này đã lên tới vài trăm và có khả năng mở rộng hơn nữa trong tương lai nhờ sự linh hoạt cùng khả năng thích ứng tốt với thị trường.
>>> Xem thêm: TOP 9 mô hình nhượng quyền thương hiệu cafe giúp bạn "hái tiền triệu"
4. Pizza Hut
Pizza Hut là một trong các thương hiệu đồ ăn nhượng quyền ở Việt Nam đến từ Mỹ. Đây là một trong các thương hiệu đồ ăn nhượng quyền ở Việt Nam nổi tiếng nhất hiện nay, xuất hiện nhiều ở các tuyến phố lớn, đặc biệt nổi tiếng với món pizza. Chi phí nhượng quyền của Pizza Hut rơi vào khoảng từ 300.000 đến 2,2 triệu USD.
5. Viva Star Coffee
Viva Star Coffee nằm trong số các thương hiệu nhượng quyền tại Việt Nam có tuổi đời lâu nhất hiện nay (ra đời năm 2013). Chi phí ước tính ban đầu cho thương hiệu kinh doanh cafe này được dự trù khoảng 1,1 tỷ đồng với phí nhượng quyền khoảng gần 300 triệu/5 năm.
6. Thai Express
Thai Express là chuỗi nhà hàng Thái hiện đại nhất tại Việt Nam hiện nay, nơi phục vụ những món ăn Thái ngon và chuẩn vị. Thai Express cũng đồng thời được nhận định là cái tên tiềm năng cho các đơn vị đang có ý định dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu. Phí chuyển nhượng của Thai Express rơi vào khoảng từ 7 đến 16 tỷ đồng, bao gồm nhiều quyền lợi đi kèm hấp dẫn.
7. Seven Eleven
Seven Eleven (7 Eleven) là chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng, nhận được sự quan tâm của đông đảo các đối tác kinh doanh. Nơi đây chuyên bán các loại bánh kẹo, đồ ăn vặt, cafe và các món yêu thích của giới trẻ. Để mua nhượng quyền thương mại đối với 7 Eleven, bạn cần có vốn lưu động từ 50.000 - 150.000 USD; giá trị ròng tối thiểu khoảng 150.000 USD.
8. Kichi Kichi
Góp mặt trong số các thương hiệu đồ ăn nhượng quyền hot-hit nhất tại Việt Nam, Kichi Kichi là cái tên bạn không thể bỏ qua. Kichi Kichi hiện sở hữu gần 30 cửa hàng trên khắp cả nước, gây ấn tượng mạnh với hình thức phục vụ lẩu băng chuyền độc đáo. Chi phí nhượng quyền tối thiểu đối với thương hiệu này hiện rơi vào khoảng 300.000 USD.
9. KFC
KFC nổi tiếng khắp toàn cầu với món gà rán. Hiện thương hiệu này đang chiếm một thị phần không nhỏ trên thị trường fastfood với khoảng hơn 14.000 cửa hàng. Đây cũng là cái tên nhượng quyền được nhiều doanh nghiệp đón đợi bởi có hiệu quả kinh doanh tốt, mức độ uy tín cao. Chi phí nhượng quyền của KFC được dự tính khoảng từ 1,3 triệu - 2, 5 triệu USD.
10. King BBQ
Nếu là một tín đồ của các món nướng Hàn Quốc, chắc hẳn bạn sẽ không thể không biết đến cái tên King BBQ. Đây cũng là một trong số các thương hiệu nhượng quyền tại Việt Nam thành công nhất tính đến thời điểm hiện tại. King BBQ khá "kén" đối tác nhận quyền, yêu cầu tiêu chuẩn nguồn vốn đầu tư cửa hàng rơi vào khoảng từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng.
11. Lotteria
Cùng với những cái tên quen thuộc như KFC, Pizza Hut, Lotteria cũng nằm trong ngành F&B nổi tiếng nhất tại Việt Nam hoạt động theo các hình thức nhượng quyền thương hiệu. Tại Lotteria, bạn có thể thưởng thức món gà được chế biến rất độc đáo, bên cạnh đó là các món ăn vặt hấp dẫn khác. Phí nhượng quyền một cửa hàng Lotteria tương đối cao, rơi vào khoảng 250.000 USD (tương đương 6 tỷ đồng).
12. Tiger Sugar
Tiger Sugar chính thức ra mắt thị trường năm 2018. 5 năm hoạt động đã mang về cho thương hiệu này những thành tích đáng nể. Con số cửa hàng nhượng quyền của Tiger Sugar tính đến thời điểm hiện tại đã lên tới hàng trăm cửa hàng. Chi phí nhượng quyền thương hiệu của Tiger Sugar cũng được đánh giá là tối ưu so với nhiều đơn vị khác (khoảng 700 triệu đến 1,2 tỷ đồng). Nếu đang chưa tìm được đơn vị nhượng quyền thương hiệu dưới 50 triệu nào ưng ý, bạn có thể cân nhắc đến cái tên này.
13. Burger King
Burger King gia nhập thị trường Việt Nam vào khoảng năm 2011. Hiện tập đoàn này đang có mặt tại hơn 79 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu hút đông đảo khách hàng ở mọi lứa tuổi bởi những món ăn ngon - nhanh - gọn của mình. Chi phí nhượng quyền thương mại của Burger King hiện rơi vào khoảng từ 50.000 đến 300.000 USD với khoá đào tạo kéo dài hơn 70 ngày.
14. Tocotoco
Tocotoco là thương hiệu trà sữa hàng đầu tại Việt Nam hoạt động theo các hình thức nhượng quyền. Hiện thương hiệu này có tới gần 200 cửa hàng trên toán quốc, trải dài trên khắp các tỉnh thành. Tocotoco có chính sách nhượng quyền rõ ràng, linh hoạt với các gói khác nhau để đối tác có thể lựa chọn. Chi phí cho mỗi gói cũng có sự linh động tuỳ khu phục và yêu cầu của mỗi bên, rơi vào khoảng từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng.
15. Royal Tea
Royal Tea là một cái tên khác trong chuỗi các thương hiệu trà sữa hoạt động theo hình thức nhượng quyền. Royaltea hoạt động mạnh ở các thành phố lớn như TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và đang được quan tâm hơn ở một số các tỉnh thành khác. Để trở thành đối tác nhận quyền của Royal Tea, bạn cần bỏ ra mức chi phí từ 800 triệu đến 2 tỷ đồng. Khả năng hoàn vốn kéo dài từ 1 đến 3 năm.
16. Koi Thé
Koi Thé là thương hiệu trà sữa nổi tiếng, được thành lập năm 2006. Với việc tập trung mở rộng kinh doanh theo hướng nhượng quyền, Koi Thé đã có sự phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia như: Thái Lan, Singapore, Malaysia và Việt Nam. Tại Việt Nam, Koi Thé được đánh giá cao bởi chất lượng đồ uống ngon, phục vụ chuyên nghiệp, quán được decor đẹp mắt, trẻ trung phù hợp với tệp khách hàng. Tuy vậy, phí nhượng quyền Koi Thé được nhận định là tương đối cao. Đơn vị này hiện cũng chưa có chính sách nhượng quyền vụ thể đối với thị trường Việt Nam.
17. Lẩu Phan
Lẩu Phan hoạt động theo các mô hình nhượng quyền thương hiệu cực thành công tại Việt Nam. Đơn vị này có nhiều ưu điểm như: chất lượng phục vụ đồng đều, menu đa dạng hương vị, mức giá phải chăng, nhiều chương trình khuyến mãi,... Chi phí nhượng quyền thương hiệu Lẩu Phan được thiết kế linh động, phụ thuộc vào quy mô và khu vực cửa hàng đó.
18. Dairy Queen
Dairy Queen là thương hiệu nhượng quyền được quan tâm nhất bởi các đối tác, xuất hiện nhiều trong các khu vui chơi, trung tâm thương mại. Dairy Queen gây tiếng vang với khách hàng bởi món kem úp ngược độc đáo. Chi phí nhượng quyền đối với thương hiệu này hiện rơi vào khoảng 2 triệu USD - khá cao so với nhiều thương hiệu nội địa khác.
19. Subway
Subway chuyên kinh doanh thức ăn nhanh với hơn 40.000 cửa hàng tại 110 quốc gia. Đây cũng là thương hiệu kinh doanh theo hướng nhượng quyền được nhiều đối tác tại Việt Nam chú ý. Chi phí nhượng quyền thương mại đối với thương hiệu này được dự trù trong khoảng từ 120.000 đến 300.000 USD.
20. Dookki
Dookki có lẽ là cái tên không thể bỏ qua trong số các thương hiệu nhượng quyền tại Việt Nam được yêu thích nhất hiện nay. Dookki được biết đến là chuỗi nhà hàng phục vụ tokbokki đúng chuẩn Hàn Quốc với khoảng 39 chi nhánh tại Việt Nam. Số lượng khách ghé Dookki khá cao, tập trung vào nhóm khách hàng trẻ và có tần suất quay trở lại lớn.
Cũng chính vì vậy mà "Nhượng quyền Dookki bao nhiêu tiền" trở thành câu hỏi thu hút sự quan tâm của hàng loạt cá nhân, doanh nghiệp đang có ý định dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng. Theo khảo sát, mức giá trung bình để tham gia nhượng quyền của một nhà hàng thương hiệu Hàn Quốc khá cao, thường phải từ 2 tỷ trở lên.
Tạm kết:
Trên đây là tổng hợp các kiến thức liên quan đến nhượng quyền, lợi ích của kinh doanh nhượng quyền và các thương hiệu nhượng quyền tại Việt Nam thành công nhất tính đến thời điểm hiện tại. Hy vọng với những chia sẻ này của Marketing AI, bạn sẽ có những góc nhìn chân thực nhất về mô hình kinh doanh nhượng quyền và có những quyết định đúng đắn nhất nếu muốn gia nhập kinh doanh theo mô hình kinh doanh này.
Bình luận của bạn