Burger King đối mặt với làn sóng tẩy chay từ người dùng Châu Á sau quảng cáo phân biệt chủng tộc

Quảng cáo mới của thương hiệu Burger King đang nhận được làn sóng tẩy chay mạnh mẽ từ phía cộng đồng người Châu Á, đặc biệt là người Việt Nam khi mới đây đã có những hành động mang tính phân biệt chủng tộc. Được lý giải là quảng cáo bánh burger lấy cảm hứng từ Việt Nam, có vẻ Burger King không hề nhớ làn sóng phản đối phân biệt chủng tộc đã vùi dập đế chế Dolce&Gabbana như thế nào?

Burger King đối mặt với làn sóng tẩy chay từ người dùng Châu Á sau quảng cáo phân biệt chủng tộc

Quảng cáo, được phát hành trên Instagram của chuỗi Burger King tại New Zealand, giới thiệu sản phẩm Burger Chilli Tendercrisp (bánh mì kẹp ớt ngọt kiểu Việt Nam) lấy cảm hứng từ đất nước Việt Nam. Đoạn video ngắn miêu tả hình ảnh các diễn viên phương Tây đang vật lộn để ăn một chiếc bánh sandwich bằng một đôi đũa quá khổ. Ngay lập tức, thương hiệu nhận được hàng triệu lời buộc tội chế giễu phong tục ẩm thực của châu Á.

(Video: Why the Race Card is Played)

Người phát ngôn của thương hiệu ngay lập tức cho biết họ đã yêu cầu phía nhượng quyền bên New Zealand loại bỏ đoạn video ngắn ngay lập tức khỏi kế hoạch truyền thông của mình. Bởi quảng cáo mang tính nhạy cảm và không phản ánh giá trị thương hiệu về sự đa dạng. Ngoài ra, James Woodbridge, tổng giám đốc tiếp thị của Burger King, New Zealand, nói với New Zealand Herald rằng công ty "thực sự xin lỗi" vì đã phát hành đoạn quảng cáo mang tính phân biệt chủng tộc sâu sắc này.

Tất nhiên, thương hiệu hiện đang phải đối mặt với một loạt các bình luận xúc phạm trên các tài khoản xã hội sau sự kiện quảng cáo này. Hashtag #BurgerKingGetOutOfVietnam hiện đang được rất nhiều người dân Việt Nam sử dụng để phản đối thương hiệu.

Quảng cáo hiện đã bị gỡ xuống khỏi tài khoản Instagram, Twitter cũng như Facebook của hãng, mặc dù món ăn này vẫn có trên website của hãng. Mo Carey, một người New Zealand gốc Hàn, cho rằng quảng cáo mang nặng tính phân biệt chủng tộc. “Tôi không tin nổi một ý tưởng quảng cáo thiếu hiểu biết như vậy vẫn được thực hiện vào năm 2019. Và tôi không tin ý tưởng này lại được duyệt bởi một doanh nghiệp lớn, nổi tiếng như vậy”, cô nói.

Một loạt những lời phản đối trên trang chủ của Burger King (Ảnh: Burger King)

Một cộng đồng mạng đã cho rằng: "Đã đến lúc học cách tôn trọng các nền văn hóa khác, Burger King. Bạn không xứng đáng là một phần của thị trường Việt Nam. Nếu bạn không thể thấy ẩm thực châu Á thanh lịch như thế nào, hãy biến khỏi thị trường của chúng tôi"

Tuy nhiên, bất kỳ sự tẩy chay nào của Burger King tại quốc gia chúng ta cũng đều không có khả năng làm tổn thương các giao dịch tài chính của công ty. CNBC năm ngoái đã báo cáo rằng thương hiệu này chỉ có 13 cửa hàng trong Việt Nam, nhưng luôn phải vật lộn để giành được lượng khán giả nhỏ nhoi.

Mới năm ngoái, thương hiệu thời trang Ý Dolce & Gabbana đã bị buộc tội phân biệt chủng tộc và rập khuôn sau khi công bố một video trên trang mạng xã hội Trung Quốc Weibo. Đoạn quảng cáo cho thấy một người mẫu Trung Quốc dùng đũa để ăn pizza, cannoli và mì spaghetti. Phản ứng dữ dội ở Trung Quốc quá lớn đến nỗi một số trang web và cửa hàng Trung Quốc đã ngừng bán sản phẩm của thương hiệu này.

Kết

Quảng cáo gây khó chịu có thể gây tổn hại không kém cho sự hiện diện của Burger King tại Châu Á. Trong khi chuỗi thức ăn nhanh đã không đạt được sức hút ở Việt Nam, thì trong khu vực Châu Á thương hiệu cũng đạt được những thành công nhất định. Chuỗi thức ăn lớn nhất của Mỹ có kế hoạch mở rộng tới 1.000 địa điểm mới tại Trung Quốc, nhưng sau scandal này, có lẽ thương hiệu nên xem xét lại.

Theo The Drum

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.