Ngành hàng chăm sóc cá nhân đang cho thấy mức tăng trưởng vượt trội 8%, cao hơn so với mức tăng của toàn bộ thị trường FMCG ở châu Á, hiện hữu một tiềm năng lớn để khai thác. Trong đó, thị trường làm đẹp cũng đang trên đà tăng trưởng mạnh với sự đa dạng các sản phẩm và chủng loại, phù hợp với mọi nhu cầu làm đẹp của người tiêu dùng Việt Nam nói riêng cũng như châu Á nói chung. Cùng tìm hiểu và nắm bắt 4 xu hướng chính đang thúc đẩy làn sóng làm đẹp ở châu Á cũng như sức ảnh hưởng của những xu hướng này đối với thị trường làm đẹp ở Việt Nam qua bài viết dưới đây:
Xu hướng làm đẹp ở châu Á
1. Làm đẹp an toàn
Các sản phẩm mỹ phẩm mang thành phần tốt cho sức khỏe và từ thiên nhiên hiện đang rất được ưa chuộng. Các yếu tố an toàn trong việc lựa chọn và sử dụng các sản phẩm làm đẹp đang ngày càng quan trọng. Các thương hiệu thiên nhiên được lựa chọn như: The Body Shop, Loccitante, Innisfree... với các thành phần an toàn. Người tiêu dùng châu Á đang hướng tới chú ý đến các sản phẩm hữu cơ và không có nguồn gốc động vật.
Bên cạnh đó, ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa chọn các phân khúc dược mỹ phẩm ở Hàn Quốc, tiếp đến là Đài Loan. Việt Nam cũng đang dần bắt kịp xu hướng này, đặc biệt thấy rõ trong phân khúc cao cấp.2. Hơn cả làm đẹp
Người châu Á dễ thay đổi, khao khát sự tiện lợi, đơn giản hóa quy trình và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Chẳng hạn như trong ngành chăm sóc da mặt, Serum - sản phẩm dưỡng da đang cho thấy mức tăng trưởng mạnh mẽ trên khắp châu Á, cụ thể đã tiếp cận gần 2/3 người dùng ở Hàn Quốc hiện nay (66%), sau đó tới Đài Loan với 44%, Trung Quốc Đại Lục với 26%, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam lần lượt với 18%, 6% và 4%.
(Nguồn: The skincare Edit)
Tương tự như Serum, mặt nạ cũng giải quyết nhu cầu làm đẹp tức thì và thư giãn về cả tinh thần lẫn cho da đang bứt phá ở thị trường châu Á. Các thương hiệu làm đẹp không ngừng đổi mới sản phẩm mặt nạ với nhiều tính năng khác nhau để đáp ứng nhu cầu điều trị da đặc thù của mọi người.
3. Vẻ đẹp tự nhiên
Đây là xu hướng mà các sản phẩm làm đẹp đang hướng đến. Khi người dùng đang hướng đến trend trang điểm tự nhiên, trang điểm như không trang điểm nên việc các sản phẩm trang điểm nhẹ nhàng, tự nhiên sẽ được người dùng tìm kiếm nhiều. Kem nền, kem BB, kem lót, kem che khuyết điểm... cũng bởi vậy mà trở nên rất phổ biến. Không những thế, sự lên ngôi của các sản phẩm kết hợp giữa chăm sóc da và trang điểm tự nhiên cũng đang có dấu hiệu tăng trưởng mạnh trong thị trường làm đẹp.
Trên thực tế cũng cho thấy, có rất nhiều lợi ích chăm sóc da đang dần được tích hợp vào các sản phẩm trang điểm như kem nền dưỡng ẩm, cushion chống nắng, kem phấn đậm nước và son màu dưỡng ẩm. Hứa hẹn cơ hội tăng trưởng cho các thương hiệu làm đẹp trong việc đổi mới và ra mắt các dòng sản phẩm giúp việc trang điểm vừa mang lại vẻ đẹp tự nhiên vừa giữ được làn da khỏe mạnh.
4. Tính cá nhân hóa
Nhu cầu về tính cá nhân hóa của người châu Á khá cao, đòi hỏi các thương hiệu phải mở rộng đa dạng về màu sắc, hình thức, tính năng của các sản phẩm trang điểm. Kem nền hay kem chống nắng nay có hơn 5 mã màu, son cũng có hàng trăm lựa chọn về tông màu.
Bên cạnh đó, ngày càng nhiều thương hiệu tạo ra các trải nghiệm tùy chỉnh cho người tiêu dùng, cho phép họ tự thiết kế và sáng tạo sản phẩm phù hợp cho từng nhu cầu cá nhân. Phải kể đến một vài cái tên như: Bite Lip Lab, Etude House Color Factory, SkinCeuticals...
Sự nở rộ của thị trường làm đẹp Việt Nam
Khi đời sống của người dân càng tăng, nhu cầu về chất lượng các sản phẩm cũng nhiều hơn. Ngoài những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống, người dân thành thị bắt đầu dành nhiều khoản chi tiêu cho những nhu cầu riêng của bản thân. Đồng hành với làn sóng tăng trưởng ở châu Á, ngành hàng Chăm sóc sắc đẹp cũng đang tăng trưởng tích cực tại Việt Nam, với mức tăng cao hơn thị trường FMCG trên cả 2 phân khúc chính là trang điểm và chăm sóc da.
1. Ảnh hưởng mạnh mẽ từ xứ sở Kim Chi
Sự phát triển nhanh chóng của làn sóng Hàn Quốc thể hiện rõ trên nhiều khía cạnh đời sống của người Việt Nam, từ truyền hình, phim ảnh, âm nhạc đến ẩm thực, du lịch và làm đẹp.
Trong thị trường làm đẹp, Hàn Quốc hiện đang đứng đầu trong số các quốc gia nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam, chiếm gần 1/3 giá trị đóng góp trong kim ngạch nhập khẩu năm 2018. Bên cạnh đó, các thương hiệu đến từ xứ sở này cũng đang mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình, với ghi nhận dẫn đầu về tăng trưởng người mua, phần lớn là phân khúc sản phẩm trang điểm và mặt nạ làm đẹp.
2. Quy trình chăm sóc da ngày càng phức tạp
Trung bình, cứ 4 người lại có 1 người có chu trình làm đẹp hơn 4 bước (mua ít nhất 4 loại sản phẩm tương ứng mỗi bước). Phụ nữ Việt ngày càng chủ động trong việc tìm hiểu các bước chăm sóc da phức tạp hơn, đặc biệt ở khu vực thành thị với nhu cầu làm đẹp và chăm sóc da ngày càng đa dạng.
3. Định dạng và công thức mới
Một điểm cần chú ý hiện nay là nhu cầu chăm sóc da của người tiêu dùng đã vượt xa ngoài những chức năng cơ bản. Làm trắng hoặc trị mụn giờ đây đã không còn là đủ. Xu hướng “đẹp tự nhiên”, “hack tuổi” hoặc sở hữu làn da căng bóng mịn màng đang là những từ khóa dẫn đầu trong xu hướng làm đẹp ở Việt Nam.
Theo các chuyên gia làm đẹp cho hay, khái niệm về “làm sạch chuyên sâu” hay “cấp nước cho da” đã không còn xa lạ ở Việt Nam. Điều này được thúc đẩy bởi sự ra đời của nhiều định dạng công thức mới chăm sóc da như nước/dầu tẩy trang, nước tinh chất (serum) hay mặt nạ giấy.
>>> Xem thêm: iSalon cùng hành trình thay đổi trải nghiệm tại thị trường tóc Việt Nam3. Nâng cấp các nhu cầu cơ bản
Bên cạnh việc sử dụng những sản phẩm làm đẹp ở các bước chuyên sâu, người tiêu dùng hiện nay cũng đang sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn ở các bước làm đẹp cơ bản theo hướng cao cấp hóa. Với mong muốn cải thiện đáng kể làn da trong thời gian ngắn nhất, phụ nữ Việt không ngần ngại chi tiền cho những sản phẩm làm đẹp ở phân khúc giá cao.
Động lực thúc đẩy tăng trưởng của ngành Sắc đẹp
1. Kỷ nguyên số
Sự phát triển của thời đại kỹ thuật số là một trong những yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh của thị trường làm đẹp tại Việt Nam. Dễ dàng truy cập Internet thông qua điện thoại di động giúp tạo ra cầu nối cho người tiêu dùng tiếp cận gần hơn với những xu hướng làm đẹp mới nhất, việc tra cứu thông tin sản phẩm cũng trở nên dễ dàng hơn và đơn giản hơn quá trình mua sắm trên các nền tảng trực tuyến.
Sự bùng nổ của kỷ nguyên công nghệ cũng đã làm thay đổi nhiều đến hành vi mua sắm của người dùng, từ việc lực chọn sản phẩm và kênh mua sắm đến xuyên suốt quy trình mua hàng.
2. Đa dạng sản phẩm
Thị trường mỹ phẩm đã và đang cung cấp đa dạng vô vàn các mặt hàng khác nhau với vô vàn các sản phẩm mới, thương hiệu mới, kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, thế giới công nghệ hiện nay cũng mở ra nhiều cuộc chơi cho nhiều thương hiệu mới, trao tiếng nói cho những thương hiệu trẻ mới thành lập và đẩy cao vai trò của KOLs trong việc giới thiệu và quảng bá sản phẩm.
3. Sử dụng người ảnh hưởng (Influencers/KOLs)
Có một sự thật là quảng cáo thương hiệu hiện nay không còn đạt hiệu suất tối đa. Trên thực tế, người tiêu dùng hiện nay trở nên khôn ngoan hơn trong việc mua sắm cũng như thận trọng hơn với những thông tin mà họ nhận được. Bởi vậy nên tiếng nói của những người ảnh hưởng (Influencers/KOLs) dần trở nên quan trọng và là nguồn tiếp nhận thông tin đáng tin cậy. Người tiêu dùng hiện nay đánh giá cao thông tin về sản phẩm đến từ những chuyên gia đáng tin cậy, có kiến thức sâu rộng và đúng chuyên môn về lĩnh vực đang tìm kiếm.
Xu hướng làm đẹp mới đáng chú ý ở Việt Nam
Các giải pháp làm đẹp tiên tiến: Bắt kịp với xu hướng làm đẹp trên toàn cầu, người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm làm đẹp tác động từ bên ngoài như các thiết bị chăm sóc da (máy rửa mặt, máy xông hơi, máy massage mặt,...) cho đến các sản phẩm thực phẩm chức năng tác động từ bên trong.
Làm đẹp đến từ phòng thí nghiệm và nông trại: Khi nhận thức về việc chăm sóc da được nâng cao, kiến thức về làm đẹp dễ dàng được chia sẻ và thông tin sản phẩm rõ ràng hơn thì hình ảnh thương hiệu cũng như thành phần sản phẩm là yếu tố chủ chốt để thu hút người tiêu dùng, đặc biệt là dùng thử. Họ xem sét nguồn gốc sản phẩm, nhãn hiệu, thành phần ngày một cẩn trọng hơn.
Không chỉ dừng lại ở chăm sóc da: Được thúc đẩy bởi các nhu cầu của bản thân, thị trường làm đẹp không chỉ gói gọn ở các nhu cầu chăm sóc da mặt. Các sản phẩm làm đẹp cho tóc, cơ thể, tạo kiểu móng tay.. ngày càng trở nên phổ biến và là cơ hội tuyệt vời để thu hút chi tiêu từ những người yêu thích việc làm đẹp tại Việt Nam trong tương lai.
Vẫn còn rất nhiều ngành hàng làm đẹp chờ được khai phá. 2 trên 5 hộ gia đình Việt Nam chưa hề mua sản phẩm làm đẹp nào.
Các kênh mua sắm chính của tín đồ làm đẹp Việt
So sánh với tổng thị trường tiêu dùng nhanh FMCG, danh mục các kênh mua sắm sản phẩm làm đẹp đa dạng hơn với sự dẫn đầu thị phần thuộc về mô hình cửa hàng sức khỏe và làm đẹp. Bên cạnh đó, các kênh hiện đại cũng đóng góp một vai trò quan trọng hơn trong thị trường này bao gồm các kênh Online, siêu thị và đại siêu thị. Thị phần của kênh này chiếm hơn 1/3 giá trị thị trường làm đẹp, trong khi chỉ chiếm 1/5 trong tổng thị trường FMCG. Qua đó khẳng định tầm quan trọng của chiến lược đa kênh trong việc mở rộng tiếp cận người mua cũng như nắm bắt các động lực thúc đẩy mua sắm ở từng kênh để gia tăng tăng trưởng.
Các cửa hàng sức khỏe và sắc đẹp (cửa hàng mỹ phẩm, chuỗi các nhà hàng thuốc, drugstore) tiếp tục khẳng định vai trò chủ chốt trong thị trường làm đẹp nhờ việc mở rộng số lượng cửa hàng cùng với sự xuất hiện của các chuỗi bán lẻ mới như Pharmacity, Watsons, Hello Beauty... Kênh mua sắm mới này là nơi mua sắm chính của các mặt hàng làm đẹp, nơi người mua có thể tìm thấy những trải nghiệm thực tế như dùng thử hay các gợi ý tư vấn phù hợp dựa trên chuyên môn của nhân viên bán hàng. Thêm vào đó, với sự chuyển đổi công nghệ số, mô hình này còn có thể mang lại cho người mua trải nghiệm “phygital” – tích hợp những lợi thế giữa mua hàng.
Điều đặc biệt: Cứ 2 người mua sắm FMCG Online thì có 1 người mua ít nhất một sản phẩm làm đẹp ở Thành thị Việt Nam.
>>> Xem thêm: Xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam 2020 KếtThị trường mỹ phẩm và làm đẹp tại Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng cao do nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng với các sản phẩm làm đẹp, đặc biệt nhu cầu của người dùng ngày càng được nâng cao và nắm bắt nhanh mọi xu hướng làm đẹp trên thế giới. Hiểu được nhu cầu và xu hướng tìm kiếm, chi tiêu với các mặt hàng mỹ phẩm, làm đẹp sẽ là phương thức tốt giúp bạn có những định hướng phát triển đúng đắn trong lĩnh vực này.
Phương Thảo - MarketingAI
Theo Kantar
Bình luận của bạn