Vậy bạn đã biết BSC là gì hoặc Balanced Scorecard là gì chưa? Dưới đây, MarketingAI sẽ giúp các bạn tìm hiểu tất cả các thông tin về BSC (thẻ điểm cân bằng) cũng như lợi ích khi áp dụng BSC vào trong việc quản lý doanh nghiệp nhé.
BSC là gì? Balanced Scorecard là gì? Thẻ điểm cân bằng là gì?
BSC hay còn gọi là thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) được chính thức giới thiệu vào năm 1992 bởi hai giáo sư từ đại học Harvard đó là Robet S. Kaplan & David Norton, với mục đích đo lường và thúc đẩy hiệu quả hoạt động của những đơn vị doanh nghiệp.
BSC là hệ thống giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu như:
- Xác định được những điều được ưa tiên, những sản phẩm, dịch vụ nào được tiên..
- Là hệ thống giúp doanh nghiệp có thể giao tiếp với những điều mong muốn đạt được.
- Giúp đo lường, đánh giá quá trình thực hiện, kế hoạch chiến lược đề ra.
- Là mối liên kết giữa nhiệm nhiệm vụ, công việc của từng nhân viên, nhóm với mục tiêu, chiến lược.
BSC - Thẻ điểm cân bằng là tập hợp các thước đo về hiệu suất, bắt nguồn từ chiến lược tổ chức, thể hiện rõ thông qua hệ thống thẻ điểm được phân tầng tới các cấp độ và cá nhân.
Với mỗi thẻ điểm sẽ xoay quanh 4 khía cạnh bao gồm: khách hàng - tài chính - quy mô nội bộ - học hỏi và phát triển. Thông thường BSC được áp dụng ở cấp độ doanh nghiệp là chủ yếu.
Để hiểu hơn về BSC là gì bạn đọc có thể tham khảo thêm những hình bên dưới của OCD:
Các viễn cảnh của BSC (Balanced scorecard) là gì?
Đầu tiên, viễn cảnh BSC là gì : Viễn cảnh tài chính
Những chỉ số hiệu quả về tài chính sẽ xác định các mục tiêu dài hạn trong doanh nghiệp hoặc một công ty thành viên trong nhóm doanh nghiệp. Mặc dù mục tiêu lợi nhuận được áp dụng phổ biến hơn, các mục tiêu về tài chính khác hoàn toàn cũng có thể áp dụng. Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp có thể tập trung vào các mục tiêu dòng tiền, tăng trưởng nhanh. Kaplan và Norton đã đưa ra gợi ý ba giai đoạn trong chiến lược kinh doanh:
- Tăng trưởng: Được gắn liền với giai đoạn đầu của sản phẩm và thường hướng tới nhu cầu đầu tư mang tính dài hạn.
- Duy trì (ổn định): Được áp dụng trong giai đoạn bão hoà của sản phẩm trên thị trường. Các doanh nghiệp vẫn đầu tư hay tái đầu tư tuy nhiên cần đòi hỏi tỷ suất hoàn vốn cao hơn và thường tập trung vào việc duy trì thị phần trên thị trường hiện tại.
- Thu hoạch: Được ứng dụng trong giai đoạn sản phẩm đã đến chu kỳ chín muồi. Đây là giai đoạn doanh nghiệp không cần mở rộng kinh doanh, chỉ cần duy trì khả năng hiện tại và tạo bước đà thu hồi vốn nhanh cho các khoản đầu tư.
Đối với mỗi giai đoạn, chiến lược, các doanh nghiệp có thể kết hợp hoặc tập trung vào một chủ đề tài chính nhất định:
- Chiến lược tăng doanh thu: Mở rộng sản phẩm, phát triển nhiều ứng dụng, khách hàng và thị trường mới, thay đổi cơ cấu sản phẩm giúp tăng giá trị, định giá lại sản phẩm …
- Chiến lược giảm chi phí: Tăng năng suất (doanh thu), giảm chi phí sản phẩm, cải thiện hiệu suất phân phối, giảm chi phí hoạt động.
- Chiến lược đầu tư và khai thác tài sản đầu tư: Giảm vốn lưu động, rút ngắn số ngày phải thu, số ngày tồn kho, tăng số ngày phải trả, khai thác tài sản cố định, tăng quy mô và năng suất.
Thứ 2, viễn cảnh BSC là gì : Viễn cảnh khách hàng
Trong viễn cảnh khách hàng, mục tiêu được tập trung vào đo lường hiệu quả trong các hoạt động trên thị trường, đo lường giá trị cung cấp đến với khách hàng, giám sát sự thỏa mãn khách hàng. Đây chính là những yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tài chính tăng trưởng của doanh nghiệp.
Để đạt được hiệu quả trong các hoạt động trên thị trường mục tiêu, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng. Bởi thế, những giá trị này cũng cần được đo lường. Giản đồ đo lường giá trị khách hàng biểu thị các thuộc tính của sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp tạo ra sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng mục tiêu. Tuy có sự khác nhau giữa các lĩnh vực, tuy nhiên tổng quan giản đồ giá trị vẫn được chia thành ba nhóm chính:
- Các thuộc tính sản phẩm: Bao gồm các yếu tố như chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng, vận chuyển, chức năng, sự khác biệt.
- Hình ảnh và danh tiếng: Doanh nghiệp có thể định vị sản phẩm, dịch vụ của mình trong tâm trí của khách hàng.
Thứ 3, viễn cảnh BSC là gì : Viễn cảnh quy trình nội bộ
Ở viễn cảnh quy trình nội bộ, doanh nghiệp phải đo lường và gián sát các chỉ số cốt lõi trong nội bộ của doanh nghiệp hướng tới khách hàng. Các quy trình nội bộ có thể giúp doanh nghiệp:
- Tạo ra giá trị cho các khách hàng trên thị trường
- Đáp ứng kỳ vọng của khách hàng về tỷ suất lợi nhuận.
Trong viễn cảnh quy trình nội bộ, các chỉ tiêu nên tập trung vào quy trình nội bộ tạo ra sự hài lòng khách hàng và thực hiện mục tiêu tài chính cho doanh nghiệp.
Theo Kaplan và Norton (1996), các quy trình nội bộ tích hợp quy trình đổi mới như là phát triển thị trường mới, sản phẩm mới, nhu cầu khách hàng mới sẽ tạo ra giá trị dài hạn có khả năng đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn của doanh nghiệp.
Thứ 4, viễn cảnh BSC là gì : Viễn cảnh học hỏi và phát triển
Viễn cảnh học hỏi và phát triển tập trung xây dựng nền tảng cho doanh nghiệp như nâng cao kiến thức, đạo tạo, phát triển nhân viên, phát triển hệ thống và quy trình tổ chức từ đó tạo ra sự tăng trưởng dài hạn và lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Ba nguồn chính trong viễn cảnh học hỏi và phát triển bao gồm: Con người, hệ thống và quy trình tổ chức. Các mục tiêu như tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ trong thẻ cân bằng sẽ đánh giá cho chúng ta biết năng lực con người, quy trình tổ chức và hệ thống hay những gì cần thiết để tạo ra đột phá hiệu quả hơn cho doanh nghiệp. Để thu hẹp quãng đường phát triển cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần nâng cao kỹ năng, tăng cường hệ thống, liên kết quy trình mạc lạc. Đây chính là những mục tiêu trọng yếu của viễn cảnh này.
Lợi ích khi áp dụng BSC là gì?
Việc áp dụng BSC vào quản lý doanh nghiệp sẽ giúp đem lại những lợi ích như:
- Giúp doanh nghiệp luôn nắm được tình hình thực hiện kế hoạch, chiến lược, tiến trình...
- Liên kết những chiến lược, mục tiêu với hoạt động hàng ngày.
- giúp hệ thống hóa biểu mẫu, quy trình... nhờ đó giúp vận hành công ty được tốt hơn.
- Biết được những bộ phận, phòng ban hay thậm chí là cá nhân nào đang gặp vấn đề, từ đó đưa ra phương án khắc phục kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến mục tiêu, kế hoạch chung của công ty.
BSC phù hợp với những doanh nghiệp nào?
Trong phần khái niệm "BSC là gì? Balanced Scorecard là gì", chúng ta đã biết BSC - Balanced scorecard là một hệ thống được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Theo thống kê vào năm 2004 có tới 50% doanh nghiệp, tổ chức lớn trên thế giới áp dụng BSC để quản trị. Cụ thể hơn BSC thường được sử dụng bởi:
- Doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn, hoạt động đa ngành nghề.
- Các tổ chức phi lợi nhuận.
- Công ty có vốn nhà nước là những tổng công ty, tập đoàn.
Theo kết quả thống kê mới nhất năm 2014 BSC (Balanced scorecard) là công cụ quản trị nằm trong TOP 10 (vị trí thứ 6) công cụ được các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng nhiều nhất.
Một số thuật ngữ cơ bản trong BSC là gì?
Để hiểu hơn bạn cần nắm được một số thuật ngữ, khái niệm cơ bản của BSC bao gồm:
- Strategic Objectives (Mục tiêu chiến lược)
- Perspectives (triển vọng)
- Strategy Mapping (Sơ đồ chiến lược)
- Chỉ số KPI - Key Performance Indicators (Chỉ số đánh giá trọng yếu)
Mối quan hệ giữa BSC và KPI
Đến đây chắc hẳn bạn đã nắm được khái niệm cơ bản vè BSC là gì rồi đúng không? Và để hiểu được mối quan hệ giữa BSC và KPI bạn cần phải biết chỉ số KPI là gì?
BSC là công cụ giúp các nhà quản lý đưa ra những chiến lược chi tiết tới từng nhân viên, tiếp theo đó KPI sẽ giúp đo lường hiệu quả công việc của từng người, từng bộ phận, từ đó các nhà quản lý sẽ đưa ra những đánh giá và điều chỉnh công việc trong tương lai.
Tổng kết
Như vậy trên đây là một số chia sẻ cơ bản về BSC là gì? cũng như một số kiến thức liên quan đến công cụ quản trị BSC này. Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích đối với những bạn đang muốn tìm hiểu về BSC hay Balanced Scorecard. Có thể nói, lợi ích mà công cụ quản trị BSC mang lại cho doanh nghiệp là không hề nhỏ. Mong rằng các doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống này vào trong việc quản lý doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt nhất.
Khánh Khiêm - Marketing AI
Bình luận của bạn