Nhà bán lẻ thời trang Forever 21 (F21) đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ. Công ty cho biết họ có kế hoạch "thoát khỏi hầu hết các địa điểm quốc tế cụ thể ở châu Á và châu Âu" nhưng sẽ tiếp tục hoạt động ở Mexico và Mỹ Latin. F21 trước đó vào đầu tháng 9 đã đệ đơn ngỏ ý muốn phá sản, giới truyền thông đã bất ngờ bởi thông tin gây shock đó. Và chính thức vào ngày 30/9 thì Forever 21 đã chính thức phá sản, từ đó đặt dấu chấm hết cho đế chế một thời về thương hiệu thời trang giá rẻ.
Những thông tin liên quan đến thông tin Forever 21 phá sản
Forever 21 được thành lập vào năm 1984 trong một cửa hàng nhỏ ở Los Angeles bởi Do Won Chang và vợ Jin Sook - hai người nhập cư từ Hàn Quốc. Chuỗi cửa hàng này nhanh chóng mở rộng ra các trung tâm thương mại ở ngoại ô, chuyên bán trang phục và phụ kiện dành cho nữ, bé gái với giá rẻ. Công ty này hoàn thiện mô hình thời trang "ăn liền", thu hút khách hàng với các bộ sưu tập liên tục được cập nhật.
Forever Họ dự kiến sẽ đóng cửa tới 350 cửa hàng trên toàn thế giới, một phát ngôn viên cho biết, bao gồm có tới 178 cửa hàng ở Mỹ. Forever 21 bán quần áo và phụ kiện rẻ tiền, hợp thời trang và cạnh tranh với các thương hiệu như Zara và H & M. Nhưng một số nhà phân tích nói rằng nhà bán lẻ này đã mất phương hướng trong năm năm qua và không được ủng hộ với những người mua sắm trẻ tuổi ở Mỹ, những đối tượng tìm kiếm quần áo giá rẻ.
Công ty cũng giống như nhiều nhà bán lẻ truyền thống khác, đấu tranh chống lại sự cạnh tranh gia tăng từ các đối thủ trực tuyến. Việc nộp đơn phá sản ở Chương 11 trong hiến pháp của Mỹ nhằm bảo vệ hoãn lại nghĩa vụ của một công ty Hoa Kỳ đối với các chủ nợ của mình, cho họ thời gian để tổ chức lại các khoản nợ hoặc bán các bộ phận của doanh nghiệp. Người phát ngôn của Forever 21 cho biết nhà bán lẻ dự kiến sẽ có từ 450 đến 500 cửa hàng trên toàn cầu sau quá trình này, giảm mạnh so với tổng số khoảng 800 store hiện tại.
Neil Saunders, giám đốc điều hành của GlobalData Retail, cho biết: "Sự phá sản của Forever 21 khi đệ đơn vào Chương 11 là hậu quả của cả việc thay đổi xu hướng và thị hiếu trong thị trường may mặc và sai lầm của công ty". Ông nói rằng cũng như đối mặt với sự cạnh tranh từ những người như H&M, cũng không có sự rõ ràng và khác biệt tại Forever 21. Trong vài năm qua, thương hiệu đã mất đi nhiều sự phấn khích từ khách hàng, điều rất quan trọng để thúc đẩy doanh thu và doanh số và đây chính là điều tạo ra bước thụt lùi lớn trong kinh doanh của F21. Thêm vào đó, các tiêu chuẩn cửa hàng cũng đã bị trượt và xếp hạng của người tiêu dùng về chất lượng cửa hàng, hàng hóa và lượng cảm hứng trong các cửa hàng đã giảm đáng kể trong năm qua.
Vài năm gần đây, trong khi nhiều hãng bán lẻ bắt đầu thu hẹp mạng lưới cửa hàng, Forever 21 vẫn tiếp tục mở thêm. Trong khi đó, các hãng bán lẻ truyền thống chuyên bán thời trang dành cho người trẻ và thiếu niên đều gặp nhiều khó khăn do chu kỳ thời trang ngày càng rút ngắn và người dùng có xu hướng chuyển sang mua hàng trực tuyến.
Tuy nhiên, trong khi nhiều hãng bán lẻ lâm vào khó khăn sau khi được bán cho các công ty đầu tư vốn cổ phần tư nhân hoặc quỹ đầu cơ, Forever 21 hiện vẫn thuộc sở hữu của các nhà sáng lập ra nó. Theo Forbes, hai nhà sáng lập Won và Chang sở hữu tài sản 1,5 tỷ USD và công ty thời trang chưa niêm yết của họ có doanh thu hàng năm 3,4 tỷ USD với 30.000 nhân viên.
>>> Xem thêm: Thương hiệu thời trang đình đám Forever 21 bất ngờ ngỏ ý định nộp đơn phá sản
Tạm kết
Forever 21 tuyên bố phá sản đã gây không ít hoang mang trên thị trường, khi mà các nhà bán lẻ thời trang Mỹ đang gặp khá nhiều khó trong việc bắt kịp xu thế mua hàng trực tuyến hiện nay. Nhiều thương hiệu đã tuyên bố phá sản nhiều năm trước, nhưng đến khi sự việc F21 xảy ra thì nó mới thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh để các hãng "Fast Fashion" thay đổi trong cuộc cách mạng công nghệ lần này.
Thắng Nguyễn - MarketingAI
Theo BBC
Bình luận của bạn