Mục Lục
2/3 doanh nghiệp vừa và nhỏ có kế hoạch tăng ngân sách marketing năm
Hơn hai phần ba (68%) doanh nghiệp vừa và nhỏ có kế hoạch tăng ngân sách tiếp thị tổng thể vào năm 2023. Trong đó hơn một nửa dự định đầu tư phần lớn ngân sách đó vào hoạt động nâng cao nhận thức về thương hiệu. Theo khảo sát của Impression với 1.000 marketer cấp cao, phần lớn trong số họ đến từ các doanh nghiệp có số lượng nhân viên từ 200 người trở xuống. 63% mong muốn phát triển đội ngũ marketing nội bộ của họ trong năm nay khi ngân sách tăng lên. Khoảng 43% dự đoán SEO sẽ là động lực mang lại doanh thu lớn nhất cho họ. Hơn 6 trong 10 người cho biết chi phí sinh hoạt tăng cao là thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp của họ phải đối mặt vào năm 2022 và đây vẫn là mối quan tâm hàng đầu vào năm 2023. Bên cạnh đó là vấn đề về chi phí hoạt động gia tăng và các vấn đề về chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, 63% cho biết thách thức lớn nhất trong năm nay là biết cách phân chia ngân sách chính xác cho mỗi kênh. Một phần tư cho biết khó khăn nằm ở việc hiểu cách đo lường hiệu suất của từng kênh. Trong khi đó, 61% tin rằng có một chiến lược tiếp thị rõ ràng là chìa khóa thành công. Tuy nhiên, 10% không có chiến lược rõ ràng.Lương marketing không theo kịp lạm phát
"Làm việc bao nhiêu lâu thì đủ tiền mua nhà?" - dạo gần đây, đây là câu hỏi mà người lao động đặt ra để đánh giá và nhìn nhận mức lương của mình. Tương tự, vậy làm marketing tại Việt Nam thì bao lâu sẽ đủ tiền mua nhà. Trước khi trả lời cho câu hỏi này, nhận định của các chuyên gia marketing về mức lương là "không theo kịp lạm phát". Một số liệu tại Anh cho hay, mức lương được quảng cáo trong lĩnh vực marketing tăng trung bình 3,6% vào năm 2022, thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ lạm phát quốc gia. Giá tăng với tốc độ hàng năm là 10,1% trong tháng 1, theo Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS). Ở Luân Đôn, nơi tập trung nhiều công việc marketing nhất, tiền lương tăng 2,8%. Tuy nhiên, Reed dự đoán mức giảm 13,5% vào năm 2023. Con số này dự kiến sẽ tăng vào năm 2024. Lĩnh vực kỹ thuật và sản xuất có mức tăng lương lớn nhất trong năm qua. Trong khi đó, ngành khách sạn và giải trí chịu mức giảm lương trung bình lớn nhất. Trong số 5.000 công nhân được khảo sát, hơn 1/4 nói rằng họ không hài lòng với mức lương hiện tại và 7% nói rằng họ rất không hài lòng. Khoảng 61% nói rằng nguyên nhân là do mức lương không tăng theo chi phí sinh hoạt. Trước khó khăn thị trường chung, có thể rất lâu nữa các marketer mới có thể trả lời được câu hỏi làm marketing bao lâu thì mua được nhà.Khách hàng gen Z mệt mỏi vì khủng hoảng
Trong năm ngoái, sự quan tâm đến các vấn đề môi trường đã giảm gần 1/5 (19%) trong số Gen Z (từ 16 đến 25 tuổi). Nguyên nhân đến từ việc các tin tức tiêu cực liên tục đã gây ra mệt mỏi và khủng hoảng kéo dài từ nhóm khách hàng này. Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường GWI, khoảng 23% cho biết sự quan tâm của họ đối với tin tức và sự kiện hiện tại cũng đã giảm. Trong vài năm gần đây, người tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề, cứ 10 người được hỏi thì có 4 người nói rằng họ dễ bị lo lắng, với 22% cho rằng mạng xã hội có tác động đến điều này. “Giống như tất cả mọi người, Gen Z đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong vài năm qua, với nhiều cuộc khủng hoảng toàn cầu chồng chéo. Nhưng Gen Z cảm thấy bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi nhiều cuộc khủng hoảng này, đặc biệt là covid và chi phí sinh hoạt.” Phó Chủ tịch phụ trách xu hướng của GWI, Chase Buckle giải thích. “Đây là một trong số những năm quan trọng trong cuộc đời của họ, trong đó phần lớn thế giới quan của họ đang được hình thành. Những lo lắng thông thường của một người trẻ tuổi phải đối mặt với một chu kỳ tin tức đáng báo động gần như liên tục có nghĩa là họ đang trải qua sự mệt mỏi khủng hoảng.” Nhiệm vụ của thương hiệu là thấu hiểu những biến đổi và thói quen này, cập nhật vào chân dung khách hàng và đưa ra kế hoạch phù hợp.Tú Cẩm - MarketingAI
Theo Marketing Week
Bình luận của bạn