be Group được ra mắt thành công vang dội trên thị trường vào cùng thời điểm này năm ngoái. Thêm vào đó, với vị thế của một trong những thương hiệu đang chơi trên sân nhà thì be đã gây phần nào áp lực cho đối thủ Grab hay GoViet. Thế nhưng, mới đây nhất ông Trần Thanh hải đã rời vị trí CEO của be Group đã gây ra không ít bất ngờ. Cùng MarketingAI tìm hiểu xem những tin tức chính từ động thái này!
be Group mất đi CEO ngay thời điểm cuối năm
Theo những gì mà Zing đã xác nhận thì CEO Trần Thanh Hải không còn giữ cương vị Tổng giám đốc của công ty nữa. Lý do ban đầu được xác nhận là vấn đề cá nhân của ông. Mặc dù không còn giữ vị trí CEO của be Group, nhưng ông Hải sẽ vẫn là cố vấn chiến lược cho hội đồng quản trị của công ty. Bà Nguyễn Hoàng Phương đang giữ chức Giám đốc vận hành, giờ sẽ giữ vị trí quyền Tổng giám đốc be Group từ ngày 24/12.
Được biết bà Phương cùng ông hải đều là Co-Founder của tập đoàn be, ứng dụng gọi xe của Việt Nam đang có thị phần đứng thứ 2. Những thông tin cho biết, sau khi ông Hải nghỉ việc thì quy trình vận hành vẫn được ổn định và triển khai trong thời gian sắp tới theo những định hướng của công ty.
Hiện tại, be đã có mặt tại 8 tỉnh thành với 4 dịch vụ là beBike, beCar, beDelivery/beExpress và Liên tỉnh. Mới đây vừa ra mắt thêm beLoyalty.
Trên trang cá nhân, một lãnh đạo FastGo từng thừa nhận hãng này mất trung bình khoảng 1 USD cho mỗi cuốc xe. Tuy nhiên, vì ra mắt sau, CEO FastGo đánh giá có thể be phải chi trung bình khoảng 2,5 USD cho mỗi chuyến xe, tương đương 75 triệu USD nửa đầu năm 2019.
Theo ABI Research tại Việt Nam, ứng dụng be sở hữu 60.000 tài xế, được tải xuống 5,5 triệu thiết bị di động và hoàn thành 38 triệu chuyến xe beBike, beCar với hơn 350.000 lượt yêu cầu mỗi ngày. Đây được xem là biến động đầu tiên của thương hiệu này trong khi thương hiệu đối thủ GoViet đã thay đến 2 CEO trong vòng 1 năm nay. Hiện vị trí này của công ty con tập đoàn công nghệ Go-Jek đang bỏ trống.
Thị phần gọi xe công nghệ ở Việt Nam đang chủ yếu thuộc về Grab với khoảng 70%. Xếp thứ hai là be với 16%. GoViet và FastGo lần lượt xếp sau với 10% và 1%.
>>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của be: "Tân binh khủng long" của ngành gọi xe nhanh
Tạm Kết
Những gì mà be đang làm được 1 năm qua chứng tỏ những chiến lược và nước đi của hãng đúng đắn hơn bao giờ hết. Mặc dù GoViet mới được kỳ vọng là thương hiệu có thể cạnh tranh với Grab, nhưng ở thời điểm hiện tại chính be mới là cái tên sáng giá có thể cạnh tranh được thị phần. Cùng chờ đón những thông tin tiếp theo từ be Group để xem hãng có những thay đổi gì trong bộ máy quản trị sau sự ra đi của ông Trần Thanh Hải.
Thắng Nguyễn - MarketingAI
Theo Zing.vn
Bình luận của bạn