Xây dựng chân dung khách hàng được xem là yếu tố then chốt và quyết định trong việc phát triển doanh nghiệp. Đây cũng là “thử thách” không mấy dễ dàng với các nhà quản trị, các marketer, bởi chân dung khách hàng luôn khó nắm bắt, thậm chí thay đổi theo từng giai đoạn, bối cảnh,...
Chính vì vậy, việc tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng từ quảng cáo được ví như một “phép màu”. Thuật ngữ “Growth Hack” được luôn được dành cho các bậc thầy marketing, đội ngũ quản lý và phát triển sản phẩm.
Xây dựng chân dung khách hàng sẽ là một quá trình đầy khó khăn cho đến khi bạn tìm được cách theo dõi và phân tích đúng đắn các yếu tố xung quanh. Thay vì mạo hiểm “làm liều” hoặc dựa vào may mắn, hãy nghiên cứu và tư duy logic để có thể dự đoán, kiểm soát kết quả việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo thống kê của Delhi School of Internet Marketing. 80% các marketer đều cho rằng dữ liệu ảnh hưởng nhiều đến chiến dịch quảng cáo. Đồng thời, 87% các dữ liệu được xác định chuẩn chỉnh sẽ là “nguyên liệu chính” được sử dụng nhiều nhất trong quá trình làm việc của các doanh nghiệp.
Để tăng ROI (Return On Investment - Tỷ suất hoàn vốn) chính xác và có chủ đích, các chiến lược thử nghiệm cũng cần phải dựa trên dữ liệu chuẩn. Việc xây dựng chân dung khách hàng phải dựa trên mục tiêu chính xác, thử nghiệm chiến thuộc và phát hiện các thế mạnh. Thao tác xây dựng chân dung khách hàng này giúp các marketer tự tin hơn với chiến lược của mình.
Bài viết này sẽ bật mí 5 “bí mật” giúp marketer xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu tối ưu, đưa chiến dịch quảng cáo của bạn đến hiệu quả và bền vững:
Thấu hiểu và đồng cảm với khách hàng
Nắm rõ những thói quen của khách hàng giúp marketer dự đoán tốt hơn những điều họ đang và sẽ quan tâm đến. Từ đó có thể cung cấp những thứ khách hàng đang cần và biến khách hàng mục tiêu thành những khách mua thực sự.
Một quảng cáo có tính thấu hiểu và đồng cảm sẽ len sâu vào tâm trí người đọc, người xem. Những hình ảnh quảng cáo phong phú và giàu chi tiết sẽ thu hút khách hàng, các marketer có thể thấy được họ chú ý và phản ứng gì với những sản phẩm họ thấy được trên quảng cáo.
Chọn kênh quảng cáo phù hợp với khách hàng mục tiêu
Dựa trên hồ sơ khách hàng, hãy lựa chọn các kênh quảng cáo mà khách hàng mục tiêu thường xuyên nhìn thấy, theo dõi hoặc trực tuyến trong ngày. Mỗi kênh yêu cầu một chiến lược quảng cáo khác nhau, do đó hãy ưu tiên các kênh đang được nhắm mục tiêu trước khi tạo quảng cáo. Chọn đúng kênh sẽ tiếp cận được tối đa lượng khách hàng mục tiêu, thậm chí khiến họ trở thành những người ủng hộ trung thành của doanh nghiệp.
Theo một vài thống kê gần đây, có đến 96% các doanh nghiệp B2C chọn Facebook làm nền tảng quảng cáo chính và 92% doanh nghiệp B2B chọn Linkedin, có thể thấy các doanh nghiệp khá chú trọng việc lựa chọn nền tảng quảng cáo sao cho phù hợp với khách hàng mục tiêu.
Khai thác tối đa các nền tảng quảng cáo
Các công cụ SEO cho phép marketer kiểm tra đối tượng xem bài viết bao gồm thói quen tìm kiếm và kết nối trực tiếp hơn với khách hàng. Công cụ này hỗ trợ tìm hiểu các vấn khách hàng quan tâm đến, từ đó bổ sung và hoàn thiện hơn quảng cáo của doanh nghiệp.
Google Keyword Planner là một công cụ hỗ trợ tương đối tốt cho các marketer. Tận dụng kho dữ liệu khổng lồ của Google, marketer hoàn toàn có thể khám phá chính xác những gì khách hàng đang tìm kiếm và cung cấp lại cho họ dưới dạng các từ khóa phổ biến. Hãy sử dụng Keyword Planner kết hợp với Google cùng các công cụ xây dựng đối tượng khác (như AdWords và Google Analytics) để kiểm tra và đo lường cách các từ khóa hoạt động với tệp khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang nhắm tới.
Xây dựng phân khúc khách hàng
Phân khúc khách hàng là phân loại và sắp xếp khách hàng theo các nhóm dựa trên nhu cầu và hành vi mua sắm. Việc chia thành từng nhóm giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai các hoạt động quảng cáo và thu hút khách hơn.
Sử dụng thuật toán của nền tảng quảng cáo để tiếp cận khách hàng mục tiêu tốt hơn thông qua việc xác định danh sách khách hàng lý tưởng, nhập danh sách và tạo nhóm khách hàng tương đồng sẽ giúp marketer tiết kiệm thời gian, công sức trong chiến dịch quảng cáo của mình.
Tối ưu hóa chân dung khách hàngSau bước lựa chọn phân khúc khách hàng mục tiêu, marketer có thể xếp lớp các sở thích để tối ưu chân dung khách hàng của mình. Tích cực thử nghiệm các sở thích bổ sung cũng là một phương pháp hay để tìm ra và biến khách hàng tiềm năng trở thành “fan trung thành” của doanh nghiệp
Việc chia nhóm khách hàng giúp nhắm mục tiêu dễ dàng hơn, từ đó có thể xây dựng các hành động quảng cáo cụ thể và thu về lượng khách mua ấn tượng hơn.
Khi đã xác định được khách hàng hài lòng với quảng cáo cũng như sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, hãy tiếp tục hướng đến những đối tượng tiềm năng khác. Bằng cách thử nghiệm mức độ quan tâm, kiểm tra quảng cáo mới trên 5% hoặc 10% đối với các khách hàng mục tiêu, marketer sẽ thu về nhiều hiệu quả bất ngờ hơn nữa.
Khai thác dữ liệu về khách hàng để xây dựng chiến lược thu hút khách cho phép marketer biết chính xác cách thức và đo lường được hiệu quả chiến dịch. Đồng thời kiểm soát chiến dịch tốt hơn, có thể điều chỉnh mọi thứ sao cho phù hợp với khách hàng và đi tới hiệu quả doanh thu.
Huyền Nguyễn - Marketing AI
Theo: Marketo Blog
>> Có thể bạn quan tâm: 7 ý tưởng Digital Marketing “cứu cánh” doanh thu trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Bình luận của bạn