2017 là một năm đặc biệt quan trọng với thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Đông Nam Á, với tổng giao dịch (GMV) lần đầu vượt qua con số 10 tỷ USD, vượt qua con số kỷ lục 5 tỷ USD vào năm 2015. Theo báo cáo của Google-Temasek's eConomy SEA Spotlight 2017, mức lãi gộp hàng năm (CAGR) vượt lên mức 41% chỉ trong vòng một năm trở lại đây. Cùng với đó là một loạt sự kiện đình đám như Amazon đổ bộ vào thị trường Đông Nam Á, sự tăng trưởng vượt bậc của Shopee, Lazada đạt kỷ lục 250 triệu USD với chiến dịch "Cách mạng mua sắm". Dưới đây là nhận định và báo cáo của iPrice.vn về tình hình thị trường thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á năm 2017. Báo cáo này dựa trên khảo sát từ hơn 1,000 doanh nghiệp TMĐT khác nhau trên nhiều nước trong khu vực (Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Thái Lan).
Tình hình tổng quan
Khách hàng TMĐT Đông Nam Á khá chuộng hình thức mua sắm trên thiết bị di động. Có tới 72% lượt truy cập đến từ các thiết bị di động như smartphone, tablet,... Theo báo cáo của iPrice, sức tăng trưởng về lượt truy cập từ thiết bị di động trung bình lên đến 19% chỉ trong vòng một năm trở lại đây. Trong số đó, Việt Nam dẫn đầu về lượt truy cập di động (+26%), và thấp nhất là Philippines với +15%.
Thứ Tư là ngày có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất. Đây là thực trạng khá phổ biến tại khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ chuyển đổi là 11% tại 5 quốc gia trên 6 quốc gia trong khu vực. Xét trung bình tất cả các ngày trong tuần, tỷ lệ chuyển đổi dao động từ 4% đến 15%.
Việt Nam là nước có giá trị giỏ hàng (hay basket size) thấp nhất trong khu vực với 23USD. Trong khi đó, Singapore là nước có basket size cao nhất với 91USD. Basket size giữa các quốc gia ảnh hưởng từ chính chỉ số GDP của từng nước.
COD là phương thức thanh toán phổ biến nhất trong khu vực. Hình thức thanh toán COD (hay Thanh toán khi giao hàng) đóng vai trò then chốt trong thị trường TMĐT Đông Nam Á. Có tới 47% doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh toán COD. Trong đó, tại Việt Nam và Philippines, có đến hơn 80% doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh toán này. Ngược lại, chỉ có chưa đến 20% doanh nghiệp tại Singapore và Malaysia hỗ trợ hình thức này.
Sự lên ngôi của mua sắm di động
So với các nước phương Tây, Đông Nam Á là khu vực đi đầu trong mua sắm trên các thiết bị di động. Biểu hiện rõ ràng nhất đó là doanh thu đến từ các thiết bị di động chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh thu TMĐT trong khu vực.
Sự tăng trưởng về lượt truy cập trên thiết bị di động tại thị trường Đông Nam Á, tính đến nay, vẫn chưa có điểm dừng. Trong vòng một năm vừa qua, lượt truy cập từ thiết bị di động tăng trưởng trung bình 19%, tức là chiếm đến 72% trên tổng lượt truy cập của các trang thương mại điện tử.
Dẫn đầu “cuộc đua” di động này là Indonesia, với 87% lượt truy cập đến từ thiết bị di động. Và một điều thú vị khác đó chính là không quốc gia nào sở hữu hơn 30% lượt truy cập đến từ PC tại thị trường Đông Nam Á này.
Việt Nam là nước có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất
Tỷ lệ chuyển đổi là yếu tố then chốt quyết định vận mệnh của một doanh nghiệp TMĐT. Tỷ lệ chuyển đổi được tính dựa trên 2 yếu tố, đó là hoạt động marketing của doanh nghiệp, và mức độ hiệu quả của website. Hay nói cách khác, tỷ lệ chuyển đổi là tỷ lệ phần trăm số lượt truy cập website có thể dẫn đến đơn hàng thành công. Và việc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi có thể giúp doanh nghiệp TMĐT gia tăng doanh số cho sàn giao dịch.
Trong khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ chuyển đổi giữa các quốc gia thể hiện ra sao?
Dựa trên biểu đồ trên đây, có thể thấy các doanh nghiệp TMĐT tại Việt Nam có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất trong khu vực (65%). Trong đó, Việt Nam giữ ngôi vị quán quân, Singapore đứng ở vị trí thứ 2, và Indonesia bám sát ở vị trí thứ 3. Vậy chúng ta có thể nhận ra điểm chung gì từ đây? Đó là, “mức độ trưởng thành” của thị trường không thật sự ảnh hưởng hoặc tương quan với tỷ lệ chuyển đổi của từng quốc gia. Điển hình là ở các thị trường TMĐT khá non trẻ, tỷ lệ chuyển đổi vẫn ở mức cao.
Thế nhưng, tỷ lệ chuyển đổi trên di động vẫn chưa thể hoàn toàn đánh bật tỷ lệ chuyển đổi trên PC. Theo biểu đồ dưới đây, PC vẫn là kênh mang lại phần lớn tỷ lệ chuyển đổi giữa các nước trong khu vực. Tỷ lệ chuyển đổi trên PC hiện đang ở mức cao gấp 1.7 lần so với tỷ lệ chuyển đổi trên các thiết bị di động.
- Báo cáo về quảng cáo trên di động tại Việt Nam 2017
- Báo Cáo Xu hướng sử dụng Điện Thoại Di Động năm 2018
- Cạnh tranh trong thị trường bán lẻ 2017
Giá trị giỏ hàng
Không chỉ tỷ lệ chuyển đổi, mà giá trị giỏ hàng (hay basket size) cũng là yếu tố có ảnh hưởng "sát sườn" đến doanh thu của một doanh nghiệp TMĐT. Con số này thể hiện giá trị của giỏ hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó, giá trị giỏ hàng có sự tương quan mật thiết với chỉ số GDP đầu người của quốc gia đó.
Singapore là quốc gia có GDP cao nhất với 90,520 USD trong khi Việt Nam có GDP thấp nhất trong 6 nước với con số chỉ vỏn vẹn 6,880 USD. Những doanh nghiệp thương mại điện tử Singapore cũng có giá trị trung bình trên 1 đơn hàng cao nhất với 91 USD, cao hơn 3.7 lần so với con số 23 USD của Việt Nam.
Phương thức thanh toán
Chuyển khoản ngân hàng là một trong những phương thức phổ biến khác tại Đông Nam Á, với 94%, 86% và 79% doanh nghiệp tại Indonesia, Việt Nam và Thái Lan đang thực hiện phương thức này.
Tại Thái Lan và Việt Nam, hiện nay đang có gần 50% số doanh nghiệp đem đến mô hình Thanh toán tại điểm bán sử dụng máy POS.
Cuối cùng, phương thức thanh toán trả góp dần trở nên phổ biến (và có chiều hướng tăng dần) tại Việt Nam với 47% tổng số doanh nghiệp và tại Indonesia là 42%.
Kết luận
Trang Tran - MarketingAi
Theo iprice.vn
Bình luận của bạn