Mục Lục
3 vị trí dẫn đầu thị trường ngành thương mại điện tử Việt nam vẫn không hề thay đổi
Có thể thấy theo bảng xếp hạng mà Iprice Insight vừa công bố thì 3 vị trí dẫn đầu tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam không hề thay đổi. Dẫn đầu vẫn là Shopee, tiếp đến là Tiki và chốt lại trong Top 3 chính là Lazada. Từ sau cuộc đổi ngôi vào năm 2018 vừa rồi thì Shopee đang chiếm vị trí độc tôn trên bảng xếp hạng, với chiến dịch "Tiki đi cùng sao" phủ sóng từ đầu năm nay thì Lazada bị đẩy xuống vị trí thứ 3, nhường vị trí Á quân cho Tiki. Xét về lượng tải, sử dụng trên Smartphone thì có số liệu như sau: Appstore: 3 vị trí đầu không có gì thay đổi khi vẫn là những cái tên #1 Shopee, #2 Tiki, #3 Lazada. Tiếp theo sau là những doanh nghiệp nội địa Việt Nam như #4 Sendo, #5 Adayroi!, #7 Thegioididong.... CH play: Tại nền tảng của hệ điều hành Android thì có sự thay đổi nhẹ trong top 4, khi mà Lazada chiếm vị trí thứ 2 trong đó, Tiki bị đẩy xuống thứ 3. Tại nền tảng này cũng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của những ứng dụng Việt Nam trong top 10, khi có 5/10 doanh nghiệp Việt lọt top này. Xét về các nền tảng trên Social thì như sau: Youtube: Sự lên ngôi của CellphoneS, một cửa hàng về công nghệ lọt top 1, được biết đây là thương hiệu hoạt động cực mạnh trên Youtube khi có trên 5 kênh vệ tinh. Cùng với đó là Schannel (kênh chính) đạt 2 triệu lượt Sub. Theo đó là Thế giới di động, Di động thông minh, Điện máy xanh... Trong bảng xếp hạng trên Youtube có thể thấy 2/4 là những thương hiệu đến từ Việt Nam. Các thương hiệu ngành thương mại điện tử Việt Nam làm rất mạnh về mảng này, đây là mặt trận giúp nhiều thương hiệu thu về danh tiếng, doanh số khủng. Facebook: Mạng xã hội được người Việt sử dụng nhiều nhất hiện nay, chứng kiến nhiều thương hiệu hoạt động mạnh mẽ. Về mảng này, Lazada vẫn là thương hiệu top 1, trong khi Shopee dẫn vị trí ngay sau đó, Thế giới di động chốt lại top 3 của bảng xếp hạng khi là thương hiệu Việt Nam duy nhất góp mặt trong top dẫn đầu này. Ở các vị trí tiếp theo, các thương hiệu đến từ đủ các ngành, thuộc nhiều quốc gia khác nhau, như #4 Tiki, #5 Sendo, #6 Yame, #7 FPT Shop... Instagram: Nền tảng này với các thương hiệu thương mại điện tử vẫn còn khá mới, và nhiều thương hiệu vẫn chưa tập trung tại đây. Chính vì thế chỉ số tại Instagram thấp hơn hẳn so với 2 nền tảng được nghiên cứu còn lại theo báo cáo thương mại điện tử Việt Nam. Cụ thể, Lozi là website dẫn đầu, tiếp đến là Shopee, và Yame. Có thể thấy được theo báo cáo những website thương mại điện tử tại Việt Nam trong quý I 2019 này, thì top 3 không có gì thay đổi mấy khi vẫn là 3 cái tên quen thuộc. Các thương hiệu nội địa đang có sự bám đuôi rất sát, khi mà Thế giới di động với đà tăng trưởng này có thể Soán ngôi top 3 của Lazada, khi mà lượng Visits hàng tháng trang web của TGDD chỉ kém Lazada có 215,100. Đa phần các Website thương mại điện tử Việt Nam xếp từ vị trí số 4 trở đi, chính vì vậy rất có thể Top 3 trong quý tới sẽ có sự thay đổi với mức tăng trưởng hiện tại mà các website E-commerce Việt tạo ra.Thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á cũng rất khó lường
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam cũng không có nhiều biến động mấy, và theo báo cáo của Iprice thì có một vài thông báo nhỏ sau đây:Lazada, Shopee, Tokopedia dẫn đầu nền tảng di động ở nhiều nước
Nghiên cứu của iPrice Group và App Annie Intelligence tiến hành xác định các ứng dụng mua sắm trên di động được sử dụng nhiều nhất tại các nước Đông Nam Á. Số liệu được báo cáo sử dụng để đưa ra xếp hạng này là số Người sử dụng hàng tháng (Monthly Active Users) của các ứng dụng trên cả hai nền tảng Android và iOS. Mặc dù đang thất thế tại Việt Nam, nhưng thương hiệu được Alibaba hậu thuẫn rất mạnh mẽ là Lazada lại có sự thành công tại nhiều quốc gia. Trong đó theo nghiên cứu tại 6 nước Đông Nam Á, thì Lazada đứng top 1 tại 4 trên 6 nước được khảo sát. Ngoại lệ, tại Việt Nam, Shopee đang giữ #1, và tại Indonesia, Tokopedia đang dẫn đầu. Có thể thấy theo bảng thống kê này, thì Shopee chính là đối thủ đáng gờm nhất của Lazada khi đứng ở vị trí thứ 2 tại 4 quốc gia, và đúng vị trí thứ 3 tại Singapore. Shopee từ lâu đã theo đuổi chiến lược mobile-first, tức đặt nền tảng di động là ưu tiên. Một bài viết trên website của công ty này cho biết: “Nhằm tận dụng sự phổ biến ngày càng tăng của thiết bị di động ở Đông Nam Á và Đài Loan, Shopee tập trung phát triển ứng dụng Shopee làm điểm chạm đầu tiên trên hành trình mua sắm của khách hàng”. Với chiến dịch quảng cáo Baby Shark gây bão ở nhiều cộng động mạng tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, thì Shopee nhận được lượng Buzz Volume vô cùng lớn. Cụ thể, tại Việt Nam và Indonesia, nó là quảng cáo gây bão nhất năm 2018 với tầm ảnh hưởng diện rộng.Nhiều nền tảng thương mại điện tử nội địa đang có sức bật lớn
Tokopedia là sàn TMĐT duy nhất chỉ hoạt động duy nhất ở một thị trường (Indonesia) và đứng đầu tại thị trường đó về chỉ số MAU. Kết quả này đến không lâu sau khi Tokopedia nhận được khoản đầu tư khổng lồ trị giá một tỷ USD, biến công ty này trở thành startup có giá trị nhất ở Indonesia, một thành quả đáng chú ý trong bối cảnh quốc gia này cũng là cái nôi của nhiều “kỳ lân” khác như Bukalapak, Traveloka và Go-jek. Bên cạnh Tokopedia, thì nhiều thị trường cũng chứng kiến những sự vươn mình mạnh mẽ của nhiều ứng dụng nội địa. Trong đó phải kể đến Bukalapak xếp thứ 3 tại thị trường Indonesia, Qoo10 của Singapore với #2, hay Tiki và Sendo lần lượt xếp thứ 3 và 4 tại Việt Nam. Thế mạnh của những thương hiệu nội địa là hiểu được xu hướng tiêu dùng, mua sắm của người dân tại quốc gia của mình. Thế nhưng, với nền tảng chưa tốt bằng những ứng dụng từ các nước bạn, thêm vào đó là vấn đề những chiến dịch chưa đạt được hiệu ứng như mong muốn. Thì kết quả là chưa đạt đủ "Sức bật" để có thể soán ngôi đầu của Lazada hay Shopee tại quốc gia của mình. Theo đó, một số các Insights đáng chú ý có thể rút ra từ xếp hạng này như sau:- Tương tự với trên di động, Lazada tiếp tục là sàn chiếm thế thượng phong trên nền tảng web. Lazada dẫn đầu bảng tại ba nước Malaysia, Philippines, Thailand. Tuy vậy, tổng lượng truy cập của công ty này đã giảm 12% so với quý trước.
- Nếu tính về tổng số, Shopee mới là công ty có số lượng truy cập cao nhất với tổng cộng hơn 184,8 triệu lượt ở toàn Đông Nam Á.
- Dù chỉ hoạt động tại độc nhất một thị trường, Tokopedia (ID), Bukalapak (ID), & Tiki (VN) vẫn lần lượt xếp thứ ba, bốn và năm về tổng lượng truy cập trên toàn Đông Nam Á. Điều này một lần nữa khẳng định nhu cầu mua sắm online khổng lồ tại hai quốc gia này.
Thắng Nguyễn - MarketingAI
Bình luận của bạn